OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật


Hằng ngày, chúng ta cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động bằng cách ăn, uống. Vậy, khi ăn xong thức ăn sẽ được biến đổi như thế nào để có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể. Hãy cùng HỌC247 tìm hiểu quá trình biến đổi này với nội dung bài giảng của Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật dưới đây.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Con đường trao đổi nước và nhu cầu sử dụng nước ở động vật

a. Nhu cầu sử dụng nước ở động vật

- Nhu cầu sử dụng nước của động vật là khác nhau tuỳ theo loài, kích thước cơ thể, điều kiện môi trường, độ tuổi, loại thức ăn, ...

+ Nhu cầu nước ở voi khoảng 300 L/ngày; các loại gia súc lớn như trâu, bò là khoảng 30 – 40 L/ngày; cừu, dê chỉ cần 4-5 L/ngày.

+ Đối với cơ thể người, trẻ em cần cung cấp khoảng 1L nước, người trưởng thành khoảng 1,5 -2L nước mỗi ngày. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng nước ở mỗi người còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: giới tính, cường độ hoạt động, tình trạng sức khoẻ, ...

b. Con đường trao đổi nước ở động vật

- Nước được hấp thụ vào máu nhờ ống tiêu hoá (chủ yếu ở ruột già), máu vận chuyển nước đến các tế bào và các cơ quan trong cơ thể.

- Một lượng nước được bài tiết ra khỏi cơ thể thông qua nhiều hoạt động khác nhau như hô hấp, thoát hơi nước qua da, toát mồ hôi, bài tiết nước tiểu và phân.

- Trong cơ thể người, nước chiếm từ 75 – 80% khối lượng cơ thể. Lượng nước bên trong cơ thể người được giữ ở mức ổn định nhờ sự cân bằng giữa lượng nước lấy vào với lượng nước cơ thể sử dụng và bài tiết ra khỏi cơ thể.

Hình 30.1. Con đường trao đổi nước ở người

1.2. Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn ở động vật

- Con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở người diễn ra gồm các giai đoạn chính: thu nhận, biến đổi thức ăn; hấp thụ các chất dinh dưỡng và thải các chất cặn bã.

- Thức ăn đi vào trong cơ thể người bằng miệng. Từ miệng, thức ăn được di chuyển đến các cơ quan khác nhau trong ống tiêu hoá, nhờ sự phối hợp giữa các cơ quan trong ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá (tuyến nước bọt, gan, túi mật và tuy) mà thức ăn được biến đổi thành các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thụ vào máu và cung cấp cho các cơ quan. Các chất thải được thải ra khỏi cơ thể qua hậu môn.

Hình 30.2. Sơ đồ mô tả con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người.

1.3. Quá trình vận chuyển các chất ở động vật

- Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất trong cơ thể động vật nhờ sự vận chuyển của máu.

+ Hệ tuần hoàn nhận khí oxygen từ hệ hô hấp, các chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hoá đến cung cấp cho hoạt động của các cơ quan. Đồng thời, carbon dioxide và những sản phẩm thải khác của quá trình trao đổi chất ở tế bào cũng được vận chuyển đến phổi và các cơ quan bài tiết. 

+ Hệ tuần hoàn còn vận chuyển các kháng thể, hormone, vitamin, muối khoáng, ...

- Quá trình vận chuyển các chất trong hệ tuần hoàn ở người thông qua vòng tuần hoàn phổi (vòng tuần hoàn nhỏ) và vòng tuần hoàn các cơ quan (vòng tuần hoàn lớn).

Hình 30.3. Sơ đồ hai vòng tuần hoàn ở người

+ Vòng tuần hoàn phổi: Máu đỏ thẫm (giàu carbon dioxide) từ tâm thất phải theo động mạch phổi đi lên phổi, tại đây, diễn ra quá trình trao đổi khí giữa máu và khí ở các phế nang thông qua các mao mạch phổi, máu đỏ thẫm trở thành đỏ tươi (giàu oxygen). Máu giàu oxygen theo tĩnh mạch phổi về tim, đổ vào tầm nhĩ trái.

+ Vòng tuần hoàn các cơ quan: Máu giàu oxygen và các chất dinh dưỡng từ tâm thất trái theo động mạch chủ đi đến các cơ quan trong cơ thể, tại đây, diễn ra quá trình trao đổi chất giữa máu và các cơ quan thông qua hệ thống mao mạch. Oxygen và các chất dinh dưỡng được cung cấp cho các tế bào, mô, cơ quan; đồng thời, máu nhận các chất thải, carbon dioxide và trở thành màu đỏ thẫm. Các chất thải được vận chuyển đến cơ quan bài tiết, carbon dioxide theo tĩnh mạch về tim, đổ vào tâm nhĩ phải.

1.4. Vận dụng hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở động vật vào thực tiễn

a. Nhu cầu dinh dưỡng của con người

- Nhu cầu dinh dưỡng ở động vật và người bao gồm nhu cầu về chất và nhu cầu về năng lượng.

- Ở người, các chất dinh dưỡng và năng lượng được cung cấp cho cơ thể thông qua thức ăn.

- Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người là khác nhau tuỳ thuộc vào độ tuổi, trạng thái sinh lí, giới tính, hoạt động hằng ngày,...

- Để cơ thể hoạt động bình thường, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lí, không ăn quá thừa hoặc quá thiếu các chất cần thiết.

Ví dụ: ăn quá nhiều đồ ngọt có nguy cơ mắc bệnh béo phì, chế độ ăn thiếu iodine làm trẻ em chậm phát triển trí tuệ.

b. Vấn đề vệ sinh ăn uống

- Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể con người.

- Thực phẩm cũng là nguồn gây ra nhiều bệnh khác nhau cho người sử dụng nếu chúng bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn. Khi sử dụng các loại thực phẩm bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hoá, gây ung thư, vô sinh, ...; gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lí con người và nền kinh tế xã hội.

1. Nhu cầu sử dụng nước ở động vật khác nhau tuỳ theo loài, nhiệt độ môi trường, loại thức ăn, giới tính, cường độ hoạt động, tình trạng sức khoẻ, ...

Nước được cung cấp cho cơ thể động vật chủ yếu qua thức ăn và nước uống, thải ra khỏi cơ thể thông qua hô hấp, toát mồ hôi, bài tiết nước tiểu và phân.

2. Con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở người diễn ra gồm các giai đoạn chính: thu nhận, biến đổi thức ăn; hấp thụ các chất dinh dưỡng và thải các chất cặn bã.

Con đường vận chuyển các chất trong ống tiêu hoá ở người: miệng → thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già → trực tràng → hậu môn.

3. Nước, các chất dinh dưỡng, sản phẩm thải của quá trình trao đổi chất, ... được vận chuyển trong cơ thể động vật nhờ hoạt động của hệ tuần hoàn. Ở người, sự vận chuyển các chất được thực hiện thông qua vòng tuần hoàn phổi và vòng tuần hoàn các cơ quan.

4. Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người là khác nhau tuỳ thuộc vào độ tuổi, trạng thái sinh lí, giới tính, hoạt động hằng ngày, ... Để cơ thể hoạt động bình thường, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lí, không ăn quá thừa hoặc quá thiếu các chất cần thiết. Cần sử dụng các nguồn thực phẩm sạch, bảo quản và chế biến thực phẩm đúng cách để đảm bảo vệ sinh ăn uống, qua đó bảo vệ sức khoẻ con người.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Có ba người A, B, C tham gia một nghiên cứu tìm hiểu về nhu cầu sử dụng nước của cơ thể. Kết quả thu được ở bảng sau.

Em hãy xác định ba người tham gia nghiên cứu là những đối tượng nào sau đây. Giải thích.

a) Người làm công việc nặng nhọc hằng ngày.

b) Người trên 50 tuổi.

c) Người làm công việc văn phòng.

Hướng dẫn giải:

a) Người làm công việc nặng nhọc hằng ngày: cơ thể sẽ mất đi một lượng nước lớn qua quá trình toát mồ hôi nên cần bù lại một lượng nước lớn đối tượng C.

b) Người trên 50 tuổi: các hoạt động trong cơ thể giảm đi nên nhu cầu nước cũng giảm so với người trẻ tuổi => đối tượng B.

c) Người làm công việc văn phòng: các hoạt động sống trong cơ thể diễn ra với mức độ bình thường nên cần một lượng nước tương đối => đối tượng A.

Bài tập 2: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và hệ bài tiết trong quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật.

Hướng dẫn giải:

ADMICRO

Luyện tập Bài 30 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Học xong bài học này, em có thể:

- Trình bày được con đường trao đổi nước và nhu cầu sử dụng nước ở động vật (lấy ví dụ ở người).

- Dựa vào sơ đồ khái quát (hoặc mô hình, tranh ảnh, học liệu điện tử) mô tả được con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người.

- Thông qua quan sát tranh, ảnh (mô hình, học liệu điện tử), mô tả được quá trình vận chuyển các chất ở động vật, lấy ví dụ cụ thể hai vòng tuần hoàn ở người.

- ​Vận dụng những hiểu biết về trao đổi chất và năng lượng ở động vật vào thực tiễn (ví dụ về dinh dưỡng và vệ sinh ăn uống,...).

3.1. Trắc nghiệm Bài 30 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 7 Bài 30 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 30 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 7 Bài 30 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 137 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 1 trang 137 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 2 trang 137 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 137 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 138 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 3 trang 138 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 4 trang 138 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 5 trang 139 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 6 trang 139 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 7 trang 139 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 8 trang 140 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 9 trang 140 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 10 trang 140 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 140 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 140 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 11 trang 141 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 12 trang 141 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 13 trang 141 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 14 trang 141 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 142 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 142 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1 trang 142 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 2 trang 142 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3 trang 142 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 4 trang 142 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 30.1 trang 74 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 30.2 trang 74 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 30.3 trang 74 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 30.4 trang 74 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 30.5 trang 74 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 30.6 trang 74 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 30.7 trang 74 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 30.8 trang 75 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 30.9 trang 75 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 30.10 trang 75 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 30.11 trang 76 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 30.12 trang 76 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 30 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF