OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Bài 25: Hô hấp tế bào


Tế bào muốn sử dụng năng lượng cho các hoạt động sống thì cần phải được phân giải - quá trình này được gọi là hô hấp tế bào. Cùng HỌC247 tham khảo nội dung bài giảng của Bài 25: Hô hấp tế bào trong chương trình Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo sẽ giúp các em tìm hiểu các vấn đề về hô hấp tế bào. Mời các em cùng tham khảo!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hô hấp tế bào

- Hô hấp tế bào là quá trình phân giải các chất hữu cơ (chủ yếu là đường glucose) diễn ra bên trong tế bào, đồng thời giải phóng năng lượng để cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.

+ Chất hữu cơ bị phân giải thành sản phẩm cuối cùng là carbon dioxide và nước

+ Một phần năng lượng được giải phóng từ quá trình này được tích luỹ trong các phần tử ATP để cung cấp cho hoạt động sống, phần còn lại được giải phóng dưới dạng nhiệt.

- Tuỳ vào nhu cầu năng lượng của cơ thể mà cường độ của quá trình hô hấp tế bào có thể diễn ra mạnh hay yếu.

- Ở sinh vật nhân thực, quá trình hô hấp tế bào diễn ra trong ti thể

Hình 25.1. Hô hấp tế bào

- Phương trình hô hấp tế bào:

Glucose + Oxygen \( \to \) Nước + Carbon dioxide + Năng lượng (ATP + nhiệt)

1.2. Mối quan hệ hai chiều giữa tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào

- Tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào là hai quá trình có biểu hiện trái ngược nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau.

+ Tổng hợp là quá trình các chất đơn giản được sử dụng làm nguyên liệu tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp (protein, carbohydrate, lipid, ...), đồng thời tích luỹ năng lượng dưới dạng hoá năng

+ Phân giải là quá trình biến đổi các chất hữu cơ thành những chất đơn giản, đồng thời giải phóng năng lượng.

=> Trong các phản ứng chuyển hoá của tế bào, sản phẩm của quá trình tổng hợp cung cấp nguyên liệu cho quá trình phân giải; quá trình phân giải cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho quá trình tổng hợp.

Hình 25.2. Sơ đồ mối quan hệ hai chiều giữa tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào

1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào

- Cường độ của quá trình hô hấp tế bào bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố chủ yếu như: nhiệt độ, hàm lượng nước, nồng độ oxygen, nồng độ carbon dioxide.

Bảng 25.1. Ảnh hướng của một số yếu tố đến hô hấp tế bào

1.4. Vận dụng hiểu biết về hô hấp tế bào trong thực tiễn

a. Mối quan hệ giữa hô hấp tế bào và bảo quản lương thực

- Hô hấp tế bào là quá trình phân giải các chất hữu cơ, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng của lương thực, thực phẩm nếu điều kiện bảo quản không phù hợp hoặc bảo quản trong thời gian quá dài.

=> Trong quá trình bảo quản, phải có những biện pháp để làm giảm cường độ của quá trình hô hấp.

- Một số biện pháp phổ biến được dùng để bảo quản lượng thực, thực phẩm hiện nay:

+ Bảo quản lạnh: biện pháp bảo quản ở điều kiện nhiệt độ thấp trong các kho lạnh hay tủ lạnh. Biện pháp này được dùng để bảo quản các loại thực phẩm như thịt, cá, rau, củ, quả.

Ví dụ: các loại rau, củ được bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh; các loại thịt tươi sống được bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh.

+ Bảo quản khô: Biện pháp này nhằm làm giảm hàm lượng nước có trong nông sản, được áp dụng chủ yếu trong bảo quản các loại hạt giống.

Ví dụ: Các loại hạt được phơi khô hoặc sấy khô trước khi đem bảo quản. Đối với các loại ngũ cốc, độ ẩm tối ưu khoảng 11 – 12%, độ ẩm giới hạn là 14 – 15%.

+ Bảo quản trong điều kiện nồng độ carbon dioxide cao: biện pháp bảo quản hiện đại và cho hiệu quả bảo quản cao. Nồng độ carbon dioxide thích hợp là điều kiện rất quan trọng đối với các đối tượng bảo quản và mục đích bảo quản.

Ví dụ: Nhiều loại trái cây thường được bảo quản trong các kho kín có nồng độ carbon dioxide cao hoặc đơn giản hơn là túi polyethylene

+ Bảo quản trong điều kiện nồng độ oxygen thấp: Việc làm giảm nồng độ oxygen có tác dụng làm giảm hô hấp, nhờ đó, tăng hiệu quả của quá trình bảo quản.

Ví dụ: Nhiều loại thực phẩm được bảo quản bằng cách hút chân không.

b. Mối quan hệ giữa hô hấp tế bào và bảo vệ sức khoẻ con người

- Hô hấp tế bào tạo nguồn năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể sinh vật.

- Ở người, cần có những biện pháp nhằm đảm bảo quá trình hô hấp tế bào diễn ra bình thường, góp phần bảo vệ sức khoẻ con người.

- Một số biện pháp được đưa ra để bảo vệ sức khoẻ như: có chế độ lao động hoặc chơi thể thao vừa sức, tránh thiếu hụt oxygen; có chế độ dinh dưỡng hợp lí; trồng nhiều cây xanh; không sử dụng hoặc tiếp xúc với các chất có tác dụng ức chế quá trình hô hấp; ...

1. Hô hấp tế bào là quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ tạo thành carbon dioxide, nước, đồng thời giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể. 

Glucose + Oxygen \( \to \) Nước + Carbon dioxide + Năng lượng (ATP + nhiệt)

2. Quá trình tổng hợp và phân giải các chất hữu cơ trong tế bào là hai quá trình trái ngược nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau đảm bảo duy trì các hoạt động sống của tế bào.

3. Cường độ của quá trình hô hấp tế bào bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố chủ yếu như: nhiệt độ, hàm lượng nước, nồng độ oxygen, nồng độ carbon dioxide.

4. Vận dụng hiểu biết về quá trình hô hấp tế bào, người ta có thể dùng các biện pháp để làm giảm cường độ của quá trình hô hấp nhằm tăng hiệu quả bảo quản lương thực, thực phẩm. Một số biện pháp được dùng để bảo quản lương thực, thực phẩm như: bảo quản lạnh, bảo quản khô, bảo quản trong điều kiện nồng độ carbon dioxide cao và nồng độ oxygen thấp. Các biện pháp đảm bảo điều kiện thuận lợi cho quá trình hỗ hấp tế bào cũng góp phần bảo vệ sức khoẻ con người.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Tại sao nói quá trình tổng hợp và phân giải các chất hữu cơ trong tế bào có mối quan hệ mật thiết với nhau?

Hướng dẫn giải:

Trong các phản ứng chuyển hoá của tế bào, sản phẩm của quá trình tổng hợp cung cấp nguyên liệu cho quá trình phân giải; ngược lại, quá trình phân giải cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho quá trình tổng hợp.

Bài tập 2: Hãy giải thích vì sao khi đói, cơ thể người thường cử động chậm và không muốn hoạt động.

Hướng dẫn giải:

Khi đói, lượng đường glucose trong máu giảm, khi đó cơ thể sẽ thiếu nguyên liệu (glucose) cho hô hấp tế bào dẫn đến tình trạng thiếu năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, vì vậy cơ thể có biểu hiện mệt mỏi, tay chân cử động chậm chạp.

Bài tập 3: Để bảo quản nhiều loại rau, củ, quả được lâu, chúng ta không nên rửa chúng trước khi cho vào tủ lạnh. Hãy giải thích tại sao.

Hướng dẫn giải:

Việc rửa rau, củ, quả trước khi cho vào tủ lạnh sẽ làm tăng độ ẩm dẫn đến kích thích quá trình hô hấp làm chúng bị hư hỏng nhanh hơn, đồng thời, độ ẩm tăng sẽ kích thích sự phát triển của nấm mốc gây hại. Chỉ nên rửa rau, củ, quả trước khi ăn.

ADMICRO

Luyện tập Bài 25 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Học xong bài học này, em có thể:

- Mô tả được một cách tổng quát quá trình hô hấp ở tế bào (ở thực vật và ở động vật):

+ Nêu được khái niệm

+ Viết được phương trình hô hấp dạng chữ

+ Thể hiện được hai chiều tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào

- Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp tế bào

- Nêu được một số vận dụng hiểu biết về hô hấp tế bào trong thực tiễn (ví dụ: bảo quản hạt cần phơi khô,...)

3.1. Trắc nghiệm Bài 25 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 7 Bài 25 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Nhiệt năng - hoá năng.
    • B. Hoá năng - điện năng.
    • C. Hoá năng - nhiệt năng.
    • D. Quang năng - hoá năng.
  • Câu 2:

    Cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản nông sản là

    • A. tăng nhẹ cường độ hô hấp tế bào.
    • B. giảm nhẹ cường độ hô hấp tế bào.
    • C. giảm cường độ hô hấp tế bào tới mức tối thiểu.
    • D. tăng cường độ hô hấp tế bào tới mức tối đa.
    • A.

      Quá trình hô hấp tế bào chủ yếu diễn ra trong nhân tế bào.

    • B.

      Đó là quá trình biến đổi các chất hữu cơ thành carbon dioxide, nước và giải phóng năng lượng.

    • C.

      Nguyên liệu cho quá trình hô hấp là chất hữu cơ và oxygen.

    • D.

      Đó là quá trình chuyển hoá năng lượng rất quan trọng của tế bào.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 25 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 7 Bài 25 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 116 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 1 trang 116 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 2 trang 116 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 3 trang 116 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 116 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 117 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 4 trang 117 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 5 trang 117 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 6 trang 118 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 7 trang 118 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 8 trang 118 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 9 trang 118 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 10 trang 118 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 118 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 118 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 119 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 11 trang 119 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 12 trang 119 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 13 trang 119 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 14 trang 119 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 15 trang 119 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 16 trang 119 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 120 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1 trang 120 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 2 trang 120 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3 trang 120 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 4 trang 120 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 25.1 trang 64 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 25.2 trang 64 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 25.3 trang 64 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 25.4 trang 64 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 25.5 trang 64 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 25.6 trang 65 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 25.7 trang 65 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 25.8 trang 65 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 25.9 trang 65 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 25.10 trang 65 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 25 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF