OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Bài 28: Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật


Nước là thành phần quan trọng trong cơ thể sinh vật. Vậy nước được cấu tạo như thế nào? Nước có vai trò ra sao đối với cơ thể sinh vật? Nếu thiếu nước sinh vật sẽ có những hậu quả gì? Mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng của Bài 28: Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật trong chương trình Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo dưới đây để giải đáp các thắc mắc trên.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vai trò của nước đối với cơ thể sinh vật

a. Cấu trúc và tính chất của nước:

- Cấu trúc của nước: 

+ Một phân tử nước gồm một nguyên tử oxygen và hai nguyên tử hydrogen liên kết với nhau bằng liên kết cộng hoá trị.

+ Nguyên tử oxygen có khả năng hút electron mạnh hơn nên các electron dùng chung trong liên kết cộng hoá trị có xu hướng bị lệch về phía oxygen, dẫn đến đầu oxygen của phân tử nước tích điện âm một phần, còn đầu hydrogen tích điện dương một phần (tạo nên tính chất phân cực của phân tử nước).

Hình 28.1. Cấu trúc của phân tử nước 

- Tính chất của nước:

+ Là một chất lỏng không có hình dạng nhất định, không màu, không mùi, không vị; có nhiệt độ sôi ở 100 °C và đông đặc ở 0 °C.

+ Là một dung môi phân cực có khả năng hoà tan nhiều chất (do nước có tính phân cực) như: muối, đường, oxygen, carbon dioxide, ...; không hoà tan được dầu, mỡ, ...

+ Có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, có khả năng kết hợp với các chất hoá học để tạo thành nhiều hợp chất khác nhau.

b. Vai trò của nước

- Nước là thành phần không thể thiếu đối với các loài sinh vật.

- Nước là thành phần chủ yếu cấu tạo nên tế bào cơ thể sinh vật: Nước chiếm hơn 70% khối lượng cơ thể sinh vật, một số loài sinh vật sống ở môi trường nước có hàm lượng nước trong cơ thể lên đến hơn 90% (các loài sứa biển).

- Nước tạo môi trường liên kết các thành phần và tham gia nhiều hoạt động sống khác nhau trong cơ thể sinh vật như: điều hoà thân nhiệt, là dung môi hoà tan và vận chuyển các chất, làm nguyên liệu và môi trường cho các phản ứng chuyển hoá các chất trong cơ thể (tiêu hoá ở động vật, quang hợp ở thực vật, ...).

- Nước còn là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.

1.2. Vai trò của chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật

- Chất dinh dưỡng là các chất hoá học được cơ thể sinh vật hấp thụ từ môi trường bên ngoài (thức ăn, phân bón ...), có vai trò cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào, tham gia các phản ứng hoá học trong tế bào và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, sinh trưởng và phát triển của cơ thể sinh vật.

+ Ở động vật, chất dinh dưỡng gồm bốn nhóm chính: carbohydrate (chất bột đường), lipid (chất béo), protein (chất đạm), vitamin và chất khoáng.

  • Carbohydrate, lipid và protein là các chất cung cấp năng lượng.
  • Vitamin và chất khoáng là các chất không cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Bảng 28.1. Vai trò của các nhóm chất đối với cơ thể sinh vật

+ Ở thực vật, chất dinh dưỡng là các muối khoáng được rễ hấp thụ từ đất. Dựa vào tỉ lệ có trong tế bào mà muối khoáng được chia thành:

  • Nhóm chiếm tỉ lệ lớn gồm có C, H, O, N, P ... tham gia cấu tạo nên cơ thể thực vật (N có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật vì N là thành phần cấu tạo protein và chất diệp lục).
  • Nhóm có tỉ lệ nhỏ gồm Fe, Zn, Cu, Mo, ... tham gia vào điều hoà quá trình trao đổi chất. Ví dụ: Fe là thành phần của nhiều enzyme, ....

- Các chất dinh dưỡng sau khi được sinh vật hấp thụ vào cơ thể sẽ được sử dụng làm nguyên liệu cấu tạo nên các hợp chất đặc trưng cho tế bào và cơ thể. Các hợp chất đặc trưng này sẽ tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể sinh vật.

1. Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị, sôi ở 100 °C và đông đặc ở 0 °C. Nước là dung môi hoà tan nhiều chất, có tính dẫn điện và dẫn nhiệt. Nước được cấu tạo từ các phân tử nước, mỗi phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử oxygen và hai nguyên tử hydrogen. Do có hai đầu tích điện trái dấu nhau nên phân tử nước có tính phân cực. Vì vậy, các phân tử nước có thể liên kết với nhau và liên kết với các phần tử phân cực khác.

2. Nước là thành phần chủ yếu cấu tạo nên tế bào cơ thể sinh vật. Nước có vai trò rất quan trọng trong các hoạt động sống của sinh vật như: điều hoà thân nhiệt, dung môi hoà tan và vận chuyển các chất, nguyên liệu và môi trường diễn ra các phản ứng chuyển hoá.

3. Các chất dinh dưỡng có vai trò cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên các thành phần của tế bào, giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển; cung cấp năng lượng; tham gia điều hoà các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Hãy giải thích vì sao cây bị héo khi thiếu nước?

Hướng dẫn giải:

Tế bào thực vật chứa khoảng 70% là nước, ở thực vật thuỷ sinh, tỉ lệ này có thể lên đến 90%. Tế bào thực vật khi có đủ nước sẽ cứng và chắc. Ngược lại, khi thiếu nước, tế bào sẽ không duy trì được hình dạng, mất sức trường nước dẫn đến hiện tượng cây bị héo.

Bài tập 2: Khi hoạt động mạnh, nhiệt độ cơ thể tăng cao, cơ thể sẽ tiết ra mồ hôi để làm mát. Theo em, tại sao việc tiết mồ hôi có thể làm giảm nhiệt độ cơ thể?

Hướng dẫn giải:

Trong mồ hôi, nước chiếm khoảng 98%. Khi nước trong mồ hôi bay hơi sẽ mang theo nhiệt của cơ thể giúp làm giảm nhiệt độ bề mặt cơ thể.

Bài tập 3: Các loài cây ăn thịt (cây gọng vó, cây nắp ấm, ...) thu hút côn trùng đến, tiết ra các chất dính làm cho côn trùng không thể thoát được, đồng thời tiết ra enzyme để tiêu hoá thức ăn của mình. Theo em, các loài cây này thường sinh sống ở những nơi có điều kiện như thế nào và chúng lấy chất gì từ côn trùng?

Hướng dẫn giải

Những loài thực vật này thường sống ở những nơi ít dinh dưỡng, đặc biệt là nitrogen. Để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho quá trình sống chúng đã lấy chất hữu cơ (protein) từ các loài động vật, chủ yếu là các loài côn trùng.

ADMICRO

Luyện tập Bài 28 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Học xong bài học này, em có thể:

- Nêu được vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật

- Dựa vào sơ đồ (hoặc mô hình) nêu được thành phần hóa học và cấu trúc, tính chất của nước.

3.1. Trắc nghiệm Bài 28 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 7 Bài 28 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 28 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 7 Bài 28 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 128 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 1 trang 128 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 2 trang 128 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 3 trang 128 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 4 trang 128 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 128 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 5 trang 129 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 6 trang 129 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 7 trang 129 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 8 trang 129 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 9 trang 129 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 10 trang 129 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 129 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 129 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 130 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1 trang 130 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 2 trang 130 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 28.1 trang 70 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 28.2 trang 70 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 28.3 trang 70 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 28.4 trang 70 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 28.5 trang 70 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 28.6 trang 71 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 28.7 trang 71 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 28.8 trang 71 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 28.9 trang 71 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 28.10 trang 71 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 28 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF