OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tính công của dòng điện sản ra trên toàn mạch trong 30 phút?

1 Một biến trở con chạy có điện trở lớn nhất là 20 Ω. Dây điện trở của biến trở là dây hợp kim nicrom có \(S=0.5mm^2\) và được quấn quanh 1 lõi sứ trong đường kính 2cm. Tính số vòng dây của biến trở?

2 Hai điện trở \(R_1=10\) Ω và \(R_2=5\) Ω mắc nối tiếp giữa 2 điểm có hiệu điện thế không đổi bằng 12V.

Tính:

a) Cường độ đòng điện qua mỗi điện trở?

b) Công của dòng điện sản ra trên toàn mạch trong 30 phút?

c) Mắc thêm điện trở \(R_3\) song song với \(R_1\) thì công của dòng điện tăng lên 2 lần. Tính giá trị của \(R_3\)

3 Một bếp điện có ghi 220V-1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 2.5 lít nước từ nhiệt độ ban đầu là \(20^oC\) thì mất một khoảng thời gian là 14 phút 35 giây. Tinhs hiệu suất cảu bếp? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K

4 Cho hai đèn \(Đ_1\) (12V-4W) và \(Đ_2\) (12V-6W) và nguồn điện không đổi U=24V

a) Tính cường độ dòng điện định mức \(I_1\) , \(I_2\) và điện trở \(R_1,R_2\) của các đèn \(Đ_1,Đ_2\)

b) Thực hiện mạch điện bằng cách mắc nối tiếp hai đèn trên vào nguồn U=24V

b1) Tính cường độ dòng điện qua mạch chính và qua mỗi đèn

b2) Đèn nào sáng mạnh hơn bình thường, đèn nào sáng yếu hơn bình thường? Vì sao?

b3) Cho thêm một điện trở R. Em hãy chọn một cách mắc điện (có R, \(Đ_1,Đ_2\) và U đã cho sao cho cả2 đèn \(Đ_1,Đ_2\) đều sáng bình thường. Vẽ sơ đồ mạch điện mà em đã chọn và tính điện trở R( ứng với cách mắc đó)

  bởi Thùy Trang 21/02/2019
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Bài 1) R=p.\(\dfrac{l}{S}=>l=\dfrac{R.S}{p}=\dfrac{20.0,5.10^{-6}}{1,1.10^{-6}}=\dfrac{100}{11}m\)

    Chu vi của cuộn dây là C=d.3,14=0,02.3,14=0,0628m

    =>n=\(\dfrac{l}{C}=\dfrac{\dfrac{100}{11}}{0,0628}\approx144,76vòng\)

    Bài 2) Ta có R1ntR2=>RTđ=15\(\Omega\)

    I=\(\dfrac{U}{Rtđ}=\dfrac{12}{15}=0,8A=>I1=I2=I=0,8A\)

    b) A=p.t=U.I.t=12.0,8.10.60=5760J

    c) I'=2I=1,6A

    Ta có Rtđ=\(\dfrac{U}{I'}=\dfrac{12}{1,6}=7,5\Omega=\dfrac{R3.R1}{R3+R1}+R2=>R3=3,33\Omega\)

    Bài 4 a) R1=\(\dfrac{U1^2}{p1}=36\Omega;I1=\dfrac{p1}{U1}=\dfrac{1}{3}A;R2=\dfrac{U2^2}{p2}=24\Omega;I2=\dfrac{p2}{U2}=0,5A\)

    b) Khi nối tiếp ta có R1ntR2=>Rtđ=60\(\Omega\); I=\(\dfrac{U}{Rtđ}=\dfrac{24}{60}=0,4A=>I1=I2=I=0,4A\)

    Ta có Idm1 <I 1 => Đèn sáng mạnh

    Idm2 >I2=> Đèn sáng yêu

    c) Vì Idm1 < Idm2 => (Rb//R1)ntR2

    Để hai đèn sáng bình thường thì U1=Ub=12V Ta có I2=I1+Ib=<Ib=I2-I1=0,5-\(\dfrac{1}{3}=\dfrac{1}{6}A=>Rb=\dfrac{Ub}{Ib}=\dfrac{12}{\dfrac{1}{6}}=72\Omega\)

    Vẽ sơ đồ thì bạn tự vẽ nhé

      bởi Nguyễn Thành 21/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF