OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tính vận tốc trung bình của xe khách trên các quảng đường huế- đà nẵng; đà nẵng - tam kỳ ?

một xe khách khởi hành từ huế lúc 9h đến đà nẵng lúc 12h. xe dừng lại 20 phút rồi đi tiếp đến tam kỳ lúc 13 giờ 50 phút. tính vận tốc trung bình của xe khách trên các quảng đường huế- đà nẵng; đà nẵng - tam kỳ; huế - tam kỳ. cho biết quãng đường huế- đà nẵng là 117km; quãng đường đà nẵng - tam kỳ là 3km

  bởi Anh Nguyễn 19/01/2019
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (37)

  • Tóm tắt:

    \(t_1'=9h\\ t_2'=12h\\ t'=20'=\dfrac{1}{3}h\\ t_3'=13h50'=\dfrac{83}{6}h\\ s_{H\rightarrowĐN}=117km\\ s_{ĐN\rightarrow TK}=3km\\ \overline{v_{H\rightarrowĐN}=?km/h}\\ v_{ĐN\rightarrow TK}=?km/h\\ v_{H\rightarrow TK}=?km/h\)

    Giải:

    Thời gian để xe khách đi từ Huế đến Đà Nẵng là:

    \(t_1=t_2'-t_1'=12-9=3\left(h\right)\)

    Vận tốc trung bình của xe khách trên quãng đường Huế-Đà Nẵng là:

    \(v_{H\rightarrowĐN}=\dfrac{s_{H\rightarrowĐN}}{t_1}=\dfrac{117}{3}=39\left(km/h\right)\)

    Thời gian để xe khách đi từ Đà Nẵng đến Tam Kì là:

    \(t_2=t_3'-t'-t_2'=\dfrac{83}{6}-\dfrac{1}{3}-12=1,5\left(h\right)\)

    Vận tốc trung bình của xe khách trên quãng đường Đà Nẵng - Tam Kì là:

    \(v_{ĐN\rightarrow TK}=\dfrac{s_{ĐN\rightarrow TK}}{t_2}=\dfrac{3}{1,5}=2\left(km/h\right)\)

    Độ dài quãng đường từ Huế đến Tam Kì là:

    \(s_{H\rightarrow TK}=s_{H\rightarrowĐN}+s_{ĐN\rightarrow TK}=117+3=120\left(km\right)\)

    Thời gian để xe khách đi từ Huế đến Tam Kì là:

    \(t=t_1+t_2=3+1,5=4,5\left(h\right)\)

    Vận tốc trung bình của xe khách trên quãng đường Huế- Tam Kì là:

    \(v_{H\rightarrow TK}=\dfrac{s_{H\rightarrow TK}}{t}=\dfrac{120}{4,5}\approx26,7\left(km/h\right)\)

    Vậy:....

      bởi Nguyen Lynn 19/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một người đi bộ đều trên quãng đường đầu dài 3km hết 3h . Ở quãng đường sau dài 1,8km người đó đi với vận tốc 3m/s .Tính Vtb của người đó trên 2 quãng đường

      bởi Mai Trang 20/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 3m/s = 10,8 km/h

    Thời gian người đó đi hết quãng đường sau là:

    \(t_2=\dfrac{s_2}{v_2}=\dfrac{1,8}{10,8}=\dfrac{1}{6}\left(h\right)\)

    Vận tốc trung bình của người đó trên cả 2 quãng đường là:

    \(v_{tb}=\dfrac{s_1+s_2}{t_1+t_2}=\dfrac{3+1,8}{3+\dfrac{1}{6}}=\dfrac{144}{95}\left(km/h\right)\)

    Vậy...

      bởi lê minh đạt 20/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cho bình thông nhau chứa 50cm nước. Tiết diện nhánh lớn gấp 50 lần tiết diện nhánh nhỏ.

    a) Áp duất tác dụng lên đáy lớn?

    b) Để nâng 1 vật nặng 1 tấn thì cần tác dụng lên pít tông 1 lực bao nhiêu?

      bởi Nguyễn Thủy Tiên 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 50cm là tổng chiều cao cột nước ở 2 nhánh à?

      bởi Nguyễn Thị Thuý Quyên 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1 bình thông nhau hình chữ u gồm 2 nhánh A và B có tiết diện lần lượt là S,2S .ban dầu nhánh B chứa nước cột nước cao 30cm d1=100000N/m3 ,nhánh A không chứa nước

    a)mở khóa k cho bình thông nhau .tính áp suất tác dụng lên đáy nình A

    b)sau đó đổ thêm vào nhánh A 1 lượng dầu d2=8000N/m3 sao cho độ chênh lệch giữa mực chất lỏng ở 2 nhánh h0=2cm .tính chiều cao cột dầu đã rót vào

    c)tiếp tục rót thêm vào nhánh A 1 chất lỏng có d3 ,cao 5cm thì mực chất lỏng trong 2 nhánh cao bằng nhau .tính d3

      bởi Sasu ka 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hỏi đáp Vật lý

    Hỏi đáp Vật lý

    Hỏi đáp Vật lý

      bởi Lê Tấn Vương 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Cùng một lúc hai xe xuất phát cùng một lúc từ hai địa điểm A và B cách nhau 60 km, chúng chuyển động thẳng đều và cùng chiều từ A đến . Xe thứ nhất khởi hành từ A với vận tốc 30km/h,xe thứ hai khởi hành từ B với vận tốc 40 km/h.

    a. Tìm khoảng cách của hai xe sau 30' kể từ lúc xuất phát.

    b. Hai xe gặp nhau không? Tại sao?

    c. Sau khi xuất phát được 1h, xe thứ nhất tăng tốc và đạt tới vận tốc 50 km/h. Hãy xác định thời điểm hai xe gặp nhau và vị trí chúng gặp nhau

    2. Một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc V1=12km/h. Nếu người đó tăng vận tốc thêm 3km/h thì đến nơi sớm dự định 1h.

    a. Tìm quãng đường AB và thời gian dự định đi từ A đến B

    b. Ban đầu người đó đi với vận tốc V1 = 12km/h được quãng đường S1 thì xe bị hư phải sửa chữa mất 15', do đó trong quãng đường còn lại người đó phải đi với vận tốc V2=15km/h thì đén nơi vẫn sớm hơn dự định 30'. Tính S1.

    3. Một người đi xe đạp từ A đến B với dự định mất t=4h. Do nửa quãng đường sau người đó tăng vận tốc thêm 3km/h nên ến sớm hơn dự định 20'

    a. Tính vận tốc dự định và quãng đường AB

    b. Nếu sau khi đi được 1h, do có việc người ấy ghé lại mất 30'. Hỏi đoạn đường còn lại người ấy phải đi với vận tốc bn để đến nơi như dự định.

      bởi Nguyễn Lê Thảo Trang 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • B1 :

    Cơ học lớp 8

      bởi Nguyễn Thị Yến Linh 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • người ta cung cấp cho 5 lít nước ở 20oC một nhiệt lượng 840 kj.Tìm nhiệt độ sau cùng của nước biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.k

    các bạn giúp mk giải chi tiết và viết công thức để tính ra nhe.

    Mến VũHồ Thu GiangNguyễn Phương Anh 20140144Ngô Thị Thúy HiềnNguyễn Quảng ĐạiSky SơnTùngphynitongthoNguyễn Quang HưngTrần Thùy DungTeam lớp Anguyen thi vangPhạm Thanh TườngTentenNguyen Quynh Huongđề bài khó wátrần anh túTuyết Nhi MelodyĐinh Đức HùngBAN is VBNHoàng Sơn Tùng

      bởi het roi 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Giải:

    Đổi: \(Q=840kJ=840000J\)

    \(V=5l=0,005m^3\)

    Ta có khối lượng riêng của nước là:

    \(D=1000kg/m^3\)

    Gọi nhiệt độ sau cùng của nước là: \(x\left(độ\right)\)

    Khối lượng của lượng nước đó là:

    \(m=D.V=1000.0,005=5\left(kg\right)\)

    Nhiệt độ sau cùng của nước là:

    \(Q=m.c.\Delta t=5.4200.\left(x-t_1\right)\\ \Leftrightarrow840000=21000\left(x-20\right)\\ \Leftrightarrow840000=21000x-420000\\ \Leftrightarrow1260000=21000x\\ \Leftrightarrow x=60\)

    vậy nhiệt độ sau cùng của nước là: 60 độ C

      bởi Đồng Việt Thắng 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một người muốn kéo một thùng đựng đầy gạch từ mặt đất lên tầng 2, tốn nhiều sức, nhưng vì nặng quá nên thùng không di chuyển . Có công trong trường hợp này hay không ? Vì sao ?

    Theo em thì người này có thể làm cách nào để có thể mang được gạch len tầng 2 ?

      bởi Nguyễn Thị Thu Huệ 30/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một người muốn kéo một thùng đựng đầy gạch từ mặt đất lên tầng 2, tốn nhiều sức, nhưng vì nặng quá nên thùng không di chuyển . Có công trong trường hợp này hay không ? Vì sao ?

    Không có công trong trường hợp này. Vì người này tác dụng lực vào vật không không làm cho vật di chuyển.

    Theo em thì người này có thể làm cách nào để có thể mang được gạch lên tầng 2 ?

    Theo em thì người đó có thể dỡ thùng gạch đó ra rồi xếp những viên gạch thành từng chồng nhỏ, người đó sẽ ôm từng chồng đi lên trên tầng 2, cứ làm như thế cho đến hết gạch. Hoặc người đó có thể dùng máy kéo hay ròng rọc để kéo trực tiếp lên tầng 2.

      bởi Đinh Nhật Huy 30/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một ô tô 4 bánh có khối lượng 4 tấn biết dienj tchs của 1 bánh xe oto tiếp xúc với mặt đường là 0,08m2 tính áp suất của ô to lên mặt đường

      bởi thu hằng 03/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • BÀI LÀM :

    Diện tích tiếp xúc của 4 bánh xe lên mặt đường là:

    \(S=4.0,08=0,32\left(m^2\right)\)

    Đổi : 4tấn = 4000kg

    Trọng lượng của ô tô là :

    \(P=10.m=10.4000=40000\left(N\right)\)

    Áp suất của ô tô lên mặt đường là :

    \(p=\dfrac{F}{S}=\dfrac{P}{S}=\dfrac{40000}{0,32}=125000\left(Pa\right)\)

    Vậy áp suất của ô tô lên mặt đường là 125000Pa.

      bởi Nguyễn Duy 03/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một người đi bộ xuống một cái dốc dài 120m hết 40s rồi lại đi tiếp một đoạn đường nằm ngang dài 150m hết 1phuts thì dừng lại nghỉ chân . tính vận tốc trung bình :

    trến mỗi quãng đường ?

    trên cả quãng đường?

      bởi Nguyễn Quang Minh Tú 07/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(s_1=120m\)

    t1 = 40s

    \(s_2=150m\)

    \(t_2=1'=60s\)

    __________________________________

    v1 = ?; v2 = ?

    vtb = ?

    BÀI LÀM :

    Vận tốc trung bình của người đi bộ xuống một cái dốc là:

    \(v_1=\dfrac{s_1}{v_1}=\dfrac{120}{40}=3\left(m/s\right)\)

    Vận tốc trung bình của người đi bộ trên đoạn đường nằm ngang là :

    \(v_2=\dfrac{s_2}{t_2}=\dfrac{150}{60}=2,5\left(m/s\right)\)

    Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là :

    \(v_{Tb}=\dfrac{s_1+s_2}{t_1+t_2}=\dfrac{120+150}{40+60}=2,7\left(m/s\right)\)

    Vậy vận tốc trung bình trên cả quãng đường là 2,7m/s.

      bởi Nguyễn Trọng 07/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khi đưa 1 vật lên sàn xe cao 1,8 m bằng một tấm ván dài 5 m, người ta phải thực hiện 1 công là 2,4 KJ trong 15 giây . Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là 75%
    Tính : a) Trọng lượng của vật ?
    b)Công suất của lực ma sát và độ lớn của lực ma sát
    c) Công suất của người đó ?

      bởi Trần Hoàng Mai 11/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Giải:

    Đổi: \(A=2,4kJ=2400J\)

    a) Lực kéo vật lên sàn xe là:

    \(A=F.s\Rightarrow F=\dfrac{A}{s}=\dfrac{2400}{5}=480\left(N\right)\)

    Trọng lượng của vật đó là:

    \(P=\dfrac{F}{H}=\dfrac{480}{75\%}=640\left(N\right)\)

    b) Công do lực ma sát sinh ra là:

    \(A_{ms}=A-A_i=A-H.A=2400-75\%.2400=600\left(J\right)\)

    Công suất của lực ma sát là:

    Cơ học lớp 8\(_{ms}=\dfrac{A_{ms}}{t}=\dfrac{600}{15}=40\left(W\right)\)

    Độ lớn của lực ma sát là:

    \(A_{ms}=F_{ms}.s\Rightarrow F_{ms}=\dfrac{A_{ms}}{s}=\dfrac{600}{5}=120\left(N\right)\)

    c) Công suất của người đó là:

    Cơ học lớp 8\(=\dfrac{A}{t}=\dfrac{2400}{15}=160\left(W\right)\)

    Vậy:...

      bởi Trần Lâm 11/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một người trọng lượng 50kg đứng trến mọt cái ghế có khối lượng 4kh diện tích 1 chân tếp xúc với mặt đất là 15cm2 tính áp suất của người và ghế tác dụng lên mặt đất

      bởi Đan Nguyên 16/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • tóm tắt:

    P = 50kg + 4kg = 54kg = 540N

    S = 15cm2 = 1,5 . 10-3 m2

    p = ? N/m2

    Giải:

    Vì trọng lực có phương vuông góc với mặt bị ép nên ta có: F = P = 540N

    => Áp suất của người và ghế tác dụng lên mặt đất là:

    \(p=\dfrac{F}{S}=\dfrac{540}{1,5\cdot10^{-3}}=360000\) (N/m2)

    Vậy......

      bởi Truong Thị Liên 16/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trên động cơ , một máy cơ có ghi 2,5 cv

    a) Con số trên có ý nghĩa gì ?

    b) Nếu máy chạy hết công suất thì sau 1 giờ máy đó bơm được bao nhiêu lít nước lên cao 4,5 m . Biết hiệu suất của động cơ là 85 % , khối lượng riêng của nước là 1000kg / m\(^3\)

      bởi Co Nan 22/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Giải:

    a) Con số trên có ý nghĩa là máy cơ có công suất lớn nhất là 2,5CV (2,5 mã lực) = 1840W

    b) Đổi: \(t=1h=3600s\)

    Công mà máy thực hiện được trong 1 giờ là:

    Cơ học lớp 8\(=\dfrac{A}{t}\Rightarrow A=\)Cơ học lớp 8\(.t=1840.3600=6624000\left(J\right)\)

    Công có ích dùng để bơm nước là:

    \(A_i=H.A=85\%.6624000=5630400\left(J\right)\)

    Trọng lượng nước bơm được trong 1 giờ là:

    \(A_i=P.h\Rightarrow P=\dfrac{A_i}{h}=\dfrac{5630400}{4,5}=1251200\left(N\right)\)

    Khối lượng nước bơm được trong 1 giờ là:

    \(m=\dfrac{P}{10}=\dfrac{1251200}{10}=125120\left(kg\right)\)

    Thể tích nước bơm được trong 1 giờ là:

    \(V=\dfrac{m}{D}=\dfrac{125120}{1000}=125,12\left(m^3\right)=125120\left(l\right)\)

    Vậy:.....

      bởi Dương Thùy 22/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một cần cẩu làm việc với công suất là 30 Kw để nâng 1 vật lên cao 15 m . Tính khối lượng của vật biết thời gian làm việc của cần cẩu là 20 giây, chuyển động coi như là đều và bỏ qua ma sát

      bởi Lê Minh Bảo Bảo 28/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    Cơ học lớp 8\(=30kW=30000W\)

    \(h=15m\\ t=20s\\ \overline{m=?}\)

    Giải:

    Công mà cần cẩu thực hiện để nâng vật là:

    Cơ học lớp 8\(=\dfrac{A}{t}\Rightarrow A=\)\(.t=30000.20=600000\left(J\right)\)

    Trọng lượng của vật là:

    \(A=P.h\Rightarrow P=\dfrac{A}{h}=\dfrac{600000}{15}=40000\left(N\right)\)

    Khối lượng của vật là:

    \(m=\dfrac{P}{10}=\dfrac{40000}{10}=4000\left(kg\right)\)

    Vậy khối lượng của vật đó là: 4000kg

      bởi Vũ Quyết Thắng Thắng 28/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1: Thành phố A cách thành phố B 144km. Lúc 6 giờ, một người đạp xe đi từ thành phố A về phía thành phố B với vận tốc 18km/h. Lúc 7h một xe máy đi từ thành phố B về phía thành phố A với vận tốc 30km/h
    a, hai xe gặp nhau lúc mấy giờ và nơi gặp cách thành phố A bao nhiêu km?
    b, trên đường có một người đi bộ khởi hành vào lúc 7h. Biết người đi bộ lúc nào cũng cách đều người đi xe đạp và người đi xe máy. Tính vận tốc của người đi bộ. Người đi bộ đi theo hướng nào, điểm khởi hành của người đi bộ cách thành phố A bao nhiêu km?

    2) Một ô tô chuyển động trên nửa đầu đoạn đường với vận tốc 45km/h. Phần đường còn lại, nó chuyển động với vận tốc 11km/h trong nửa thời gian đầu và 34km/h trong nửa thời gian sau. Tìm vận tốc trung bình của ô tô trên cả đoạn đường.

    3) Trong hình trụ tiết diện 2S( cài này mình không hiểu, vẽ hình giúp mình nha) chưa nước. Người ta thả vào bình 1 thanh trụ đồng chất, tiết diện đều S sao cho nó nổi thẳng đứng trong bình thì mực nước dâng lên 1 đoạn △h=4cm ( Mình không hiểu cái tam giác í là gì :( giải thích giúp nha hiuhiu). Tính chiều dài thanh hình trụ? cho khối lượng riêng của thanh và nước lần lượt là D=0,8g/cm^3, Dnc=g/cm^3

    4)1 Khối gỗ hình trụ không thấm nước, tiết diện đều có diện tích đáy S=112cm^3, chiều cao h1=2cm, được đặt thẳng hàng đứng trong 1 cái chậu thùy tinh. biết răng khối lượng rieeng của gỗ, của nước lần lượt là D1=0,75/cm^3;D2=1,0/m3
    A) Tính áp suất của khối gỗ lên đáy chậu
    B) đổ nước vào chậu đến độ cao h2=9cm thì khi đó áp suất của khối gỗ lên đáy chậu là bao nhiêu?

      bởi Mai Trang 06/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 1:

    Tóm tắt: tự tóm tắt, tự vẽ hình

    ________________________Bài Làm________________________

    Khoảng cách của hai ngườ khi người B bắt đầu xuất phát là:

    \(l=s-v_1.t_1=144-18.\left(7-6\right)=126\left(km\right)\)

    Thơi gian kể từ lúc người B xuất phát dến lúc gặp nhau là:

    \(30t+18t=126\Leftrightarrow t=2,625\left(h\right)\)

    Điểm này cách A một khảng: \(s=18+18.2,625=65,25\left(km\right)\)

    Thời gian hai người gặp nhau la: \(9giờ37phút30giây\)

    b, Do người đi bộ khởi hành lúc 7 giờ nên lúc xuất phát người đi bộ cách A một khoảng: \(18+\dfrac{126}{2}=81\left(km\right)\)

    Do khi gặp nhau mọi người gặp nhau tại một điểm cách A 65,25(km) < 81km

    => ngươi đi bọ di chuyển về phía A.

    Quãng đương người đó đã di chuyển là: \(s=81-65,25=15,75\)

    => vận tốc người đi bộ là\(v=\dfrac{s}{t}=\dfrac{15,25}{2,625}\approx5,81\)

      bởi Nguyễn Bảy 06/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Biểu diễn trọng lực của vật có khối lượng 50 kg theo tỉ lệ xích tùy ý ?

    Cần gấp lắm giải hộ tớ nhé !!!!!haha

      bởi Nguyễn Xuân Ngạn 13/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • dễ mà bạn
    nhưng tui không biết cách vẽ trên máy tính nên làm sao vẽ hình giúp bạn đây
    Thôi mình viết bằng chữ rồi bạn tự vẽ nha!
    bạn ve 1 dường thẳng,sau đó vẽ nhưng tia gạch gạch lên đó để biết đây là mặt đất hay 1 mặt phẳng nào đó,xong ban vẽ 1 đương thẳng vuông goc với mặt đất theo phuong xuống co nghĩa la đường thẳng vuông góc đó chốc xuống á,không phải thăng đứng lên trời,rồi bạn vẽ 1 vật hình vuông xong gạch gạch chéo lên hình vuông đó để kí hiệu la vật 5 kg,thế là bạn đã vẽ xong hình biểu diễn.rồi ban trình bày thêm o kế bên hình vẽ là : P=10m =5 nhân 10=50N
    sau đó bản vẽ ti lệ xích: dùng thước đo va vẽ 1 đoạn thẳng dài 2,5 cm rồi bạn chia cứ 0,5 la 10 N có nghĩa la ban chia doan thang 2,5 cm do ra 5 phan moi phan tuong ung voi 0,5 cm va kí kiệu lên phan` nhỏ 0,6cm la 10N
    hj` the la xong bạn ve hinh thu di mjnh chac chan la dung lun do
    chi so ban ve sai
    nho" cho mjnh y kjen nha chuc ban thanh cong va suc khoe

      bởi Lê Thùy Tiên 13/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Một vận động viên vượt đèo: đoạn leo đèo dài 45km mất 2 giờ 30 phút. Đoạn xuống đèo dài 30km với vận tốc 60km/h. Hãy tính tốc độ trung bình của vận động viên đó theo km/h và m/s

    2. Một người đi xe máy từ A đến B dài 88,5km. Biết rằng trong 1 giờ 45 phút đầu xe chạy với vận tốc 30km/h. Trong quãng đường còn lại xe chạy với vận tốc 10m/s

    a) Nói xe chạy với vận tốc 30km/h, 10m/s có nghĩa là gì?

    b) Tính độ dài quãng đường đầu

    c) Tính thời gian đi hết quãng đường còn lại

    d) Tính vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường

    3. Một người có khối lượng 52kg đang đứng trên sàn. Diện tích tiếp xúc của một bàn chân lên sàn là 200 \(cm^2\)

    a) Tính áp suất của người đứng hai chân lên sàn?

    b) Trình bày 2 cách để áp suất của người này tăng gấp đôi?

    4. Một thùng chứa nước cao 1,2m. Trọng lượng riêng của nước là 10000 N/\(m^3\)

    a) Tính áp suất nước tại đáy thùng

    b) Tính áp suất nước tại điểm A cách đáy 0,2m

    c) Đổ thêm dầu vào thùng, lớp dầu nổi trên mặt nước dày 0,3m. Tính áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy thùng biết trọng lượng riêng của dầu là 8000 N/\(m^3\)

      bởi bach dang 21/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 1:

    2 giờ 30 phút = 2,5 giờ

    Thời gian vận động viên xuống đèo:

    t2 = S2 : v2 = 30 : 60 = 0,5 (giờ)

    Tốc độ trung bình của vận động viên:

    Vtb = (S1 + S2) : (t1 + t2) = (45+30) : (2,5+0,5) = 25 (km/h)

    25km/h = 6,94m/s

    Bài 2:

    a.Nói xe chạy với vận tốc 30km/h nghĩa là trong 1 giờ xe chạy được 30km

    Nói xe chạy với vận tốc 10m/h nghĩa là trong 1 giây xe chạy được 10m

    b.1 giờ 45 phút = 1,75 giờ

    Độ dài quãng đường đầu:

    S1 = v1.t1 = 30.1,75 = 52,5 (km)

    10m/s = 36km/h

    c.Thời gian đi hết quãng đường còn lại:

    t2 = (S – S1) : v1 = (88,5 – 52,5) : 36 = 36:36 = 1 (giờ)

    d.Vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường:

    Vtb = (S1 + S2) : (t1 + t2) = (52,5+36) : (1,75+1) = 32,18 (km/h)

    Vậy … (tự kết luận a,b,c)

    Bài 3:

    a)200cm2 = 0,02m2

    Diện tích tiếp xúc của cả 2 chân lên sàn:

    S = S1.2 = 0,02.2 = 0,04 (m)

    Áp lực của người đó lên sàn:

    F = P = m.10 = 10.52 = 520 (N)

    Áp suất của người đó:

    p = F:S = 520:0,04 = 13000 (Pa)

    b)2 cách như sau:

    Cách 1: Giảm tiết diện tiếp xúc còn ½ so với tiết diện tiếp xúc ban đầu nên co 1 chân, đứng chỉ bằng 1 chân

    Cách 2: Tăng áp lực gấp 2 lần so với áp lực ban đầu nên nâng 1 vật có trọng lượng bằng cơ thể

      bởi Lê Hải Anh 21/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một người đi xe đạp lên đoạn đường dốc AB dài 350m với vận tốc 18km/h , độ cao của dốc là 25m , khối lượng của người và xe là 70kg , lực ma sát của xe là 60N ( bỏ qua sức cản của không khí )
    a , Tính công người đó đi hết AB ?
    b , Tính công suất , công người đó đi lên trên dốc ?
      bởi Nguyễn Thị Thanh 29/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 18 km/h = 5 m/s

    70 kg = 700 N

    a) Công người đó đi hết AB:

    Atoàn phần = Acó ích + Ahao phí = P.h + F.s = 700.25 + 60.350 = 38500 J

    b) Công suất người đó đi lên trên dốc

    P = \(\dfrac{A}{t}\) = \(\dfrac{38500}{\left(\dfrac{350}{5}\right)}\) = 550 W

    Công người đó đi lên dốc là công người đó đi hết AB đó bạn :")

      bởi Daothanh Tien 29/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1/ a. Hãy giải thích vì sao Kim thì phải nhọn
    b. Tại sao bút tắt mực ta vẩy mạnh bút có thể viết được.

    2/ Muốn có lực tác dụng lên pittong lớn là 2000N thì phải tác dụng lên pittong nhỏ 200N
    Hỏi phải dùng máy ép chất lỏng có diện tích pittong lớn hơn bao nhiêu lần diện tích pittong nhỏ.

      bởi Phạm Khánh Linh 06/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu2:

    Áp lực tác dụng lên pitông lớn gấp pittong nhỏ :

    \(\dfrac{F}{f}=\dfrac{2000}{200}=10\left(lần\right)\left(1\right)\)

    Mà ta có : \(\dfrac{F}{S}=\dfrac{f}{s}\)

    \(\Rightarrow\) \(\dfrac{F}{f}=\dfrac{S}{s}\)

    Theo (1) thấy :

    \(\Rightarrow\) \(\dfrac{S}{s}=10\left(lần\right)\)

    Vậy phải dùng máy ép chất lỏng có diện tích pittong lớn hơn 10 lần diện tích pittong nhỏ.

      bởi Hoàng Nhật Nhi Nhi 06/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bảng số liệu sau cho biết thành tích đoạt HCV ở 1 số cự li điền kinh của Rio 2016. Hãy tính tốc độ chạy của những người đoạt huy chương vàng này và cho biết trong số họ,ai nhanh nhất

    Nội dung HCV ( tên người, quốc gia) T/gian chạy Tốc độ chạy
    Chạy 1500m Matthew Centrowitz(Hoa Kì) 3min50,00s ...
    Chạy 800m David Rudisha(Kenya) 1min42,15s ...
    Chạy 400m Wayde Van Niekerk( Nam Phi) 43,03s ...
    Chạy 100m Usan Bolt(Jamaica) 9,81s
      bởi Nguyễn Lệ Diễm 15/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nội dung HCV (tên người, quốc gia) T/gian chạy Tốc độ chạy
    Chạy 1500m Mathew Centrowitz (Hoa Kì) 3min50,00s 0,153 m/s
    Chạy 800m David Rudisha (Kenya) 1min42,15s 0,128 m/s
    Chạy 400m Wayde Van Niekerk (Nam Phi) 43,03s 0.108 m/s
    Chạy 100m Usan Bolt (Jamaica) 9,81s 0,098 m/s

    Từ bảng ta thấy: Trong số bốn người đạt huy chương vàng, Usan Bolt (Jamaica) nhanh nhất.

    ~ Chúc cậu học tốt, tặng tớ 1 tk nhé ~

      bởi Nguyễn Văn Duy 15/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF