OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tính nhiệt lượng hấp thụ bởi nhiệt lượng kế khi nhiệt độ tăng lên 1 độ ?

a, Trộn 150g nước ở 15 độ với 100g nước ở 37 độ . Tính nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp

b. Trên thực tế 150g nước ở 15 độ được dựng trong nhiệt kế bằng than . Khi đổ 100g nước ở 37 độ vào nhiệt độ cân bằng của nước là 23 độ . Giải thích kết qua câu này lại khác kết quả câu trên , Tính nhiệt lượng hấp thụ bởi nhiệt lượng kế khi nhiệt độ tăng lên 1 độ . Nhiệt dung riên-g của nước là 4200j/kg.k

  bởi can chu 21/01/2019
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (39)

  • a)

    ta có PTCBN:

    0,15.4200.(t - 15) = 0,1.4200.(37 - t)

    <=> \(\dfrac{t-15}{37-t}=\dfrac{0,1.4200}{0,15.4200}\)

    \(\Leftrightarrow\dfrac{t-15}{37-t}=\dfrac{2}{3}\)

    \(\Leftrightarrow3t-45=74-2t\)

    \(\Leftrightarrow5t=119\)

    \(\Leftrightarrow t=23,8\left(^oC\right)\)

    b)

    kết quả 23 độ khác câu a vì nhiệt lượng do 100g nước ở 37oC không được hấp thụ hoàn toàn bởi 150g nước ở 15oC mà còn được hấp thụ bởi nhiệt kế bằng than => kết quả ít hơn

    (mk ms lm đến đây thôi! thông cảm nhé!)

      bởi Kỳ Thanh Nữ 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trong 1 bình chứa m1=2kg nước ở t1=25 độ c.Người ta thả vào bình m2 kg nước đá t2= -200c. Hãy tính nhiệt độ chung của hỗn hợp khi có cân bằng nhiệt trong các trường hợp sau đây : 

    a) m2= 1 kg

    b) m2=0,2 kg

      bởi hi hi 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a) \(\left\{{}\begin{matrix}Q_{thu}=m_1.c_1.\left(t_1-t\right)\\Q_{tỏa}=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)\end{matrix}\right.\)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có :

    \(Q_{thu}=Q_{tỏa}\)

    \(=>2.4200.\left(25-t\right)=1.4200.\left(t+20\right)\)

    \(\Rightarrow210000-8400t=4200t+84000\)

    \(\Rightarrow t=\dfrac{210000-84000}{8400+4200}=10^oC\)

    b) Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có :

    \(Q_{thu}=Q_{tỏa}\)

    \(\Rightarrow m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)\)

    \(\Rightarrow2.4200.\left(25-t\right)=0,2.4200.\left(t+20\right)\)

    \(\Rightarrow210000-8400t=840t+16800\)

    \(\Rightarrow t=\dfrac{210000-16800}{840+8400}\approx20,9^oC\)

      bởi Đỗ Văn Hưng 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Để xác định nhiệt dung riêng của một chất lỏng , người ta đổ chất lỏng đó vào 20g nước ở nhiệt độ 100 .Khi có cân bằng nhiêt , nhiệt độ hỗn hợp đó là 37,5 độ . Khối lượng hỗn hợp là 140g . Tìm nhiệt dung riêng của ch-ất lỏng đó biết nhiệt độ ban đàu của nó là 20 độ . Nhiệt dung riêng của nước là c2= 4200j/kg.k

      bởi nguyen bao anh 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • tóm tắt

    m1 = 20g = 0.02 kg

    t1 = 100 , c1 = 4200

    t2 = 20

    m' = 140g = 0.14 kg

    m2 = m' - m1 = 0.14 -0.02 = 0.12 kg

    c2 = ?

    GIẢI

    Nhiệt lượng mà nước toả ra là :

    Q1 = m1. c1. (t1 -t ) = 0.02 * 4200 * (100-37.5) = 5250 J

    Nhiệt lượng mà chất lỏng thu vào là :

    Q2 =m2.c2.(t -t2 ) = 0.12 * c2 * (37.5 - 20) = 2.1* c2 J

    Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có :

    Q1 = Q2

    Hay 5250 = 2.1 * c2

    => c2 = 2500

    Vậy nhiệt dung riêng của chất lỏng là 2500 j/kg.k

      bởi Hà Thị Kim Dung 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1 chậu nhôm khối lượng 500g đựng 2 lít nước sôi. Phải thêm vào chậu bao nhiêu lít nước ở 20 đọ c để có nước ở 35 độ c

      bởi Nguyễn Hạ Lan 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 500g=0,5kg

    ta có phương trình cân bằng nhiệt:

    Q1+Q2=Q3

    \(\Leftrightarrow m_1C_1\left(t_1-t\right)+m_2C_2\left(t_2-t\right)=m_3C_3\left(t-t_3\right)\)

    \(\Leftrightarrow440\left(100-35\right)+8400\left(100-35\right)=4200m_3\left(35-20\right)\)

    \(\Leftrightarrow28600+546000=63000m_3\)

    \(\Rightarrow m_3\approx9,12kg\)

     

      bởi Nguyễn Rose 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Dẫn 100 g hơi nước ở 100oC vào bình cách nhiệt đựng nước đá ở -4oC. Nước đá bị tan hoàn toàn và lên đến 10oC.

    a) Tìm khối lượng nước đá có trong bình biết r=3,4x105J/kg, Lnước ở 100oC=2.3x106J/kg, nhiệt dung riêng của nước và của đá lần lượt là 4200 và 2100 j/kg.k. b) Để tạo nên 100 g hơi nước từ nước ở 20 độ C bằng bếp dầu có hiệu suất bằng 40%. Tính lượng dầu cần dùng biết qdầu = 4,5x107j/kg

      bởi Nguyễn Phương Khanh 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a) nhiệt lượng tỏa ra của 100 g hơi nước ở 100 độ C giảm xuống còn 10 độ C :

    Q1=m1.L +m1.c1.Δ =0,1.2300000+0,1.4200.(100-10)

    Q1=267800(J)

    nhiệt lượng thu vào của m nước đá ở -4 độ C tăng tới 10 độ C là:

    Q2=m.c.Δ+ m.r + m.c.Δ = m.2100.(0-(-4))+m.340000+m.4200.(10-0)

    Q2=390400m

    PTCBN:

    Q1 = Q2

    ↔267800 = 390400m

    ↔m=267800/390400

    →m gần bằng 0,69 kg

      bởi bachhai ngoc 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  •  

    có hai bình cách nhiệt : Bình 1: đựng 4 lít nước ở 90 độ C

                                           Bình 2 : đựng 1 lít nước ở 10 độ C

    rót từ bình 1 sang bình 2 1 lượng nước, đợi có cân bằng nhiệt thì rót từ bình 2 sang bình 1 sao cho 2 bình có thể tích bằng nhau. Sau đó bình 1 có cân bằng nhiệt ở 78 độ C. tính thể tich nước đã rót từ bình 1 sang bình 2 và cân bằng nhiệt ở bình 2

       
        bởi can tu 29/01/2019
      Like (0) Báo cáo sai phạm
    1. ta có:

      khi rót từ bình một sang hai thì phương trình cân bằng nhiệt là:

      \(Q_{tỏa}=Q_{thu}\)

      \(\Leftrightarrow mC\left(t_1-t\right)=m_2C\left(t-t_2\right)\)

      \(\Leftrightarrow m\left(90-t\right)=t-10\)

      \(\Rightarrow m=\frac{t-10}{90-t}\left(1\right)\)

      khi rót lại rừ hai sang một thì phương trình cân bằng nhiệt là:

      \(Q_{tỏa}=Q_{thu}\)

      \(\Leftrightarrow\left(m_1-m\right)C\left(t_1-t'\right)=mC\left(t'-t\right)\)

      \(\Leftrightarrow12\left(4-m\right)=m\left(78-t\right)\)

      \(\Leftrightarrow48-12m=78m-mt\)

      \(\Leftrightarrow mt=78m-48+12m\)

      \(\Leftrightarrow90m-mt=48\)

      \(\Rightarrow m=\frac{48}{90-t}\)

      \(\Leftrightarrow\frac{t-10}{90-t}=\frac{48}{90-t}\)

      \(\Leftrightarrow t-10=48\Rightarrow t=58\) độ C

      \(\Rightarrow m=1,5kg\)

       

        bởi Nguyễn Minh Mẫn 29/01/2019
      Like (0) Báo cáo sai phạm
    2. Hai bình nước giống nhau chứa hai lượng nước như nhau . Bình thứ 1 có nhiệt độ T1 , bình thứ 2 có nhiệt độ T2 = \(\frac{3}{2}\)T1 . Sau khi trộn lẫn với nhau  , nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là 25 độ . Tìm các nhiệt độ ban đầu của mỗi bình ? 

        bởi May May 01/02/2019
      Like (0) Báo cáo sai phạm
    3. ta có : Qthu = Qtỏa

      m.Cn.(25-t)= m.Cn.(t2 - 25 )

      => 25-t1 =t-25

      <=> 50 =t2+t1

      <=>50=3/2 t1 +t1

      <=>50=2,5t1

      => t1= 20 độ C

       

        bởi Đức Võ 01/02/2019
      Like (0) Báo cáo sai phạm
    4. Một khối sắt có khối lượng m ở nhiệt độ 150 độ khi thả vào một binhg nước thì làm nhiệt độ nước tăng từ 20 độ lên 60 độ . Thả tiếp vào nước khối sắt thứ hai có khối lượng \(\frac{m}{2}\) ở 100 độ thì nhiệt độ sau cùng của nước là bao nhiêu ? Coi như chỉ có sự- trao đổi nhiệt giữa các khối sắt với nước

        bởi Dương Minh Tuấn 04/02/2019
      Like (0) Báo cáo sai phạm
    5. ta có:

      khi thả viên bi một thì phương trình cân bằng nhiệt là:

      \(Q_1=Q_2\)

      \(\Leftrightarrow m_1C_1\left(t_1-t\right)=m_2C_2\left(t-t_2\right)\)

      \(\Leftrightarrow90m_1C_1=40m_2C_2\)

      \(\Rightarrow m_2C_2=2,25m_1C_1\left(1\right)\)

      thả tiếp viên bi thứ hai ta được:

      \(Q_3=Q_2+Q_1\)

      \(\Leftrightarrow m_3C_1\left(t_3-t'\right)=m_2C_2\left(t'-t\right)+m_1C_1\left(t'-t\right)\)

      \(\Leftrightarrow\frac{m_1C_1\left(100-t'\right)}{2}=2,25m_1C_1\left(t'-60\right)+m_1C_1\left(t'-60\right)\)

      \(\Leftrightarrow\frac{100-t'}{2}=2,25\left(t'-60\right)+t'-60\)

      \(\Rightarrow t'=\frac{196}{3}\)

        bởi Từ Ngọc Long 04/02/2019
      Like (0) Báo cáo sai phạm
    6. một toà nhà cao tầng , có mỗi tầng cao 3,4m , có một thang máy trở tối đa 20 người , mỗi người có khối lượng trung bình là 50kg . mỗi chuyến lên tầng 10 nếu không dừng ở các tầng khác thì mất 1 phút. hỏi: a, công suất tối thiểu của động cơ thang máy là bao nhiêu? b, biết rằng 1 kw điện là 750 đồng. hỏi chi phí mỗi lần lên thang máy là bao nhiêu? BÀI 2: đùn động cơ điện kéo 1 băng chuyền từ thấp lên cao 5m để rót vào miệng lò . cứ mỗi dây rót được 20kg than. hỏi : a, công suất của động cơ điện là bao nhiêu? b, công suất của động cơ sinh ra trong thời gian 1giờ là bao nhiêu?

        bởi Nguyễn Thị Lưu 08/02/2019
      Like (0) Báo cáo sai phạm
    7. a)Công của động cơ thang máy khi đưa khách lên: 
      A= F.s= P.h= 10m.h= 10. 50. 3,4. 10. 20= 340 000 (J)
      Công tối thiểu của động cơ kéo thang máy lên:

      \(P=\frac{A}{t}=\frac{340000}{6000}=5667\left(W\right)=5,67\left(KW\right)\)

      b, Công suất thực hiện của động cơ:

      \(p'=2P=11334W=11,33KW\)

      Chi phí cho mỗi lân lên thang máy là:

      \(T=750.\left(\frac{11,22}{60}\right)=142\left(đồng\right)\)

      Đáp số : .........

        bởi Đôrê Trâm 08/02/2019
      Like (0) Báo cáo sai phạm
    8. Có 2 bình cách nhiệt . Binhg 1 chứa m1=2kg nước ở nhiệt độ t1 = 40 độ C . Bình 2 chứa m2 = 1kg nước ở nhiệt độ t2=20 độ C . Người ta trút một lượng nước m từ bình 1 sang bình 2 . Sau khi ở bình 2 nhiệt độ đã ổn định , lại trút một lượng nước m như thế từ bình 2 sang bình 1 . Nhiệt độ cân bằng ở bình 1 là 38 độ C .Tính khối lượng m trút trong mỗi lân và nhiệt độ cân bằng ở bình 2.

        bởi An Nhiên 13/02/2019
      Like (0) Báo cáo sai phạm
    9. Khi trút một lượng nước m từ B1 sang B2 thì m kg nước tỏa nhiệt để hạ nhiệt độ từ t1 (t độ đó) xuống t3, m2 kg nước thu nhiệt để tăng nhiệt độ từ t2 đến t3. 
      Do nhiệt hao phí không đáng kể ( câu này phải lập luận) có phương trình cân bằng nhiệt 
      Qtỏa = Qthu 
      <=> m(t1 - t3) = m2(t3 - t2) (đã rút gọn Cn) 
      <=> m(40- t3) = 1( t3-20) 
      <=> m= (t3-20)/(40-t3) (*) 
      Lúc này ở B1 còn (m1-m) kg nước có nhiệt độ t1=40, ở B2 có ( m2+m) kg nước có nhiệt độ t3 
      Khi trút một lượng nước m từ B2 về B1 thì (m1-m) kg nước tỏa nhiệt để hạ nhiệt độ từ t1 xuống 38 độ, m kg nước thu nhiệt để tăng nhiệt độ từ t3 lên 38 độ. 
      (lập luận như trên) có phương trình cần bằng nhiệt 
      Qtỏa = Q thu 
      <=>(m1-m)(t1-38) = m(38 - t3) 
      <=>(2-m)2 = m(38-t3) 
      <=>4-2m = m(38-t3) 
      <=>m(38 -t3 +2) =4 
      <=>m= 4/(40 -t3) (~) 

      Từ (*) và (~) ta có 
      t3 -20 = 4 
      <=>t3 = 24 
      Suy ra nhiệt độ cân bằng ở bình 2 là 24 độ 
      Thay t3 = 24 độ vào một trong hai phương trình trên sẽ tìm được m = 0.25 kg

        bởi Trần Bảo Thi 13/02/2019
      Like (0) Báo cáo sai phạm
    10. Lấy M=1,5 kg nước đổ vào một bình đo thể tích. Giữ cho nhiêu độ ban đầu bình nước ở 40C r từ từ hơ nóng đáy bình, đồng thời khuấy đều nước. Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ của nước và theo dõi sự tăng thể tích của nước thì thu được bảng sau:

      Nhiệt độ4203040
      Thể tích (cm3)1500150315061512,1
      Nhiệt độ50607080
      Thể tích (cm3)1518,21526,01533,71543,2

      Thay bình thí nghiệm trên bằng bình thủy tinh m1=6,05g gồm hai phần đầu có dạng hình trụ, tiết diện phần dưới S1=100 cm2, tiết diện phần dưới S2=6 cm2, chiều cao phần dưới h=16 cm. Khi bình đang chứa M=1,5 kg nước ở 800C thì thả vào bình một lượng nước đá có m2=960 g ở 00C. Xác định áp suất do nước gây ra tại đáy bình trong trường hợp
      a.Trước khi thả nước đá vào

      b.Sau khi thả nước đá vào và đã đạt nhiệt độ cân bằng

      Biết c1= 4200 , c2=300\(\lambda nướcđá=340.10^3\). Bỏ qua sự giản nở vì nhiệt 

        bởi A La 18/02/2019
      Like (0) Báo cáo sai phạm
    11. ai giúp vs

       

        bởi Quang Nhâm Vườn Lan 18/02/2019
      Like (0) Báo cáo sai phạm
    12. Cho hai lực F1 và F2 cùng có điểm đặt tại O. tìm cường độ lực của chúng trong trường hợp:?

       
      thứ nhất: vecto F1&F2 đều có cường độ là 100N,góc hợp bởi F1 và F2 bằng 120*. 
      thứ hai:------------------------------------... 
      dạng bài cộng hai vectơ đó.chỗ ------- là như trên,chắc mọi người hiểu.
      Cập nhật: hix chẳng biết yahoo hỏi đáp lỗi font gì mà lâu thế,em viết đủ rồi mà lúc gửi lại thiếu.trường hợp 2 thì mỗi lực F1 Và F2 lần lượt là 30N và 40N.góc tạo bởi hai lực là 90*.
        bởi Hương Lan 23/02/2019
      Like (0) Báo cáo sai phạm
    13. a) gọi A và B là hai điểm cuối của vtF1 và vtF2 
      dựng hình bình hành OACB, qui tắc hình bình hành ta có: 
      vtF = vtF1 + vtF2 = vtOA + vtOB = vtOC 
      về độ lớn ta thấy: 
      gócOAC = 180o - 120o = 60o (2 góc kề bù của hbh) 
      OA = AC = 100N 
      => tgiác OAC cân, có 1 góc 60o nên là tgiác đều 
      => F = OC = OA = F1 = 100N 

      b) vẫn dựng hình bình hành OACB như trên 
      do giả thiết OA_|_OB nên OACB là hình chữ nhật 
      có OC = √(OA²+AC²) = √(30²+40²) = 50 

      vtF = vtF1 + vtF2 = vtOA + vtOB = vtOC 
      độ lớn: F = OC = 50N 

        bởi Nguyễn Mến 23/02/2019
      Like (0) Báo cáo sai phạm
    14. bài 1: Một người pha một lượng nước sôi vào bình chứa nước nguội ở 10 độ C thì được 27 lít nước ở 30 độ C. Tính lượng nước sôi đã pha thêm và nước nguội chứa trong bình (bỏ qua nhiệt lượng do bình và môi trường ngoài hấp thụ)

      BÀi 2: người ta thả một hợp kim nhôm và sắt có  khối lượng 900g ở 200 độ C vào một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 200g chứa 2 lít nước ở 10 độ C , Ta thấy nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp là 20 độ C. Tính khối lượng nhôm và sắt có trong hợp kim 

      Bài 3: 2 bình chứa cùng lượng nước như nhau nhưng nhiệt độ bình 1 lớn gấp 2 lần nhiệt độ bình 2. Sau khi trộn lẫn với nhau nhiệt độ khi cân bằng của hỗn hợp là 30 độ C. Tìm các nhiệt độ ban đầu của mỗi bình (bỏ qua nhiệt lượng cho bình 2 hấp thụ) 

        bởi Naru to 01/03/2019
      Like (0) Báo cáo sai phạm
    15. bài 1:

      ta có phương trình cân bằng nhiệt

      Qtỏa=Qthu

      \(\Leftrightarrow m_1C_1\left(t_1-t\right)=m_2C_2\left(t-t_2\right)\)

      mà hai chất đều là nước nên hai C bằng nhau nên:

      \(m_1\left(100-30\right)=m_2\left(30-10\right)\Leftrightarrow70m_1=20m_2\)

      mà m1+m2=27kg \(\Rightarrow m_2=27-m_1\)

      vì vậy nên ta có;

      70m1=20(27-m1)

      giải phương trình ta có :

      m1=6kg \(\Rightarrow\) m2=21kg

      bài 2:

      gọi m1,m2,m3,m4 lần lượt là khối lượng của nhôm,sắt,đồng và nước

      t1,t2,t3,t4 lần lượt là nhiệt độ của nhôm,sắt,đồng và nước

      ta có phương trình cân bằng nhiệt:

      Qtỏa=Qthu

      \(\Leftrightarrow Q_1+Q_2=Q_3+Q_4\)

      \(\Leftrightarrow m_1C_1\left(t_1-t\right)+m_2C_2\left(t_2-t\right)=m_3C_3\left(t-t_3\right)+m_4C_4\left(t-t_4\right)\)

      \(\Leftrightarrow880m_1\left(200-20\right)+460m_2\left(200-20\right)=380\cdot0.2\left(20-10\right)+4200\cdot2\cdot\left(20-10\right)\)

      \(\Leftrightarrow158400m_1+82800m_2=84760\)

      mà m1+m2=0.9\(\Rightarrow m_2=0.9-m_1\)nên:

      158400m1+ 82800(0.9-m1)=84760

      giải phương trình ta có m1=0.14kg\(\Rightarrow m_2=0.75kg\)

      bài 3:

      ta có phương trình cân bằng nhiệt:

      Qtỏa=Qthu

      \(\Leftrightarrow mC\left(t_1-t\right)=mC\left(t-t_2\right)\)

      mà t1=2t2

      \(\Rightarrow2t_2-30=30-t_2\)

      giải phương trình ta có t2=20*C \(\Rightarrow t_1=40\)*C

       

       

       

        bởi Nguyễn Thanh 01/03/2019
      Like (0) Báo cáo sai phạm
    16. có 2 bình cách nhiệt, bình 1 chứa 4 lít nước ở 50 độ C , bình 2 chứa 1 lít ở 30 độ C. Rót một phần nước từ bình một sang bình 2 khi có cân bằng nhiệt ở bình 2 ta lại rót trở lại bình 1 cũng lượng nước trên sao cho nước ở bình 2 có thể tích như ban đầu. CHo biết nhiệt độ sau càng ở bình 1 là 48 độ C . Hãy tính 
      a,  nhiệt độ của nước ở bình 2 sau khi cân bằng là bao nhiêu 
      b, lượng nước đã rót từ bình một sang bình 2 là bao nhiêu 

        bởi Nguyễn Thị Thanh 08/03/2019
      Like (0) Báo cáo sai phạm
    17. m1 = 4kg

      m2 = 1kg

      a) Gọi m là khối lượng nước rót từ bình 1 sang bình 2  và ngược lại.

      + Quá trình rót nước từ 1 sang 2, nhiệt độ cân bằng bình 2 là t1: \(Q_{tỏa}=Q_{thu}\)

      \(\Rightarrow m.c(50-t_1)=1.c(t_1-30)\) (1)

      + Quá trình rót nước từ 2 trở về 1, nhiệt độ cân bằng là \(48^0C\), phương trình cân bằng nhiệt:

      \(m.c(48-t_1)=(4-m).c.(50-48)\Rightarrow m.c(50-t_1)=8c\) (2)

      Từ (1) và (2) suy ra: \(c(t_1-30)=8c\Rightarrow t_1=38^0C\)

      b) Từ (1) ta có: \(m.c(50-38)=c(38-30)\Rightarrow m=\dfrac{2}{3}(kg)\)

        bởi Quangg Kiều 08/03/2019
      Like (0) Báo cáo sai phạm
    18. Bếp điện có ghi 220V-800W được nối với hiệu điện thế 220V được dùng để đun sôi 2lít nước ở 200C. Biết hiệu suất của bếp H = 80% và nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K.

      a/ Tính thời gian đun sôi nước và điện năng tiêu thụ của bếp ra Kwh.

      b/ Biết cuộn dây có đường kính d = 0,2mm, điện trở suất \(\rho=5.10^{-7}\Omega m\)được quấn trên một lõi bằng sứ cách điện hình trụ tròn có đường kính D = 2cm. Tính số vòng dây của bếp điện trên

        bởi can tu 15/03/2019
      Like (0) Báo cáo sai phạm
    19. a/ Gọi Q là nhiệt lượng mà nước thu vào để nóng lên từ 200C đến 1000:

      Q = m.C.∆t

      Gọi Q' là nhiệt lượng do dòng điện tỏa ra trên dây đốt nóng

      Q' = R.I2.t = P. t

      Theo bài ra ta có:

      \(H=\frac{Q}{Q'}=\frac{m.c.\Delta t}{P.t}\Rightarrow t=\frac{m.c.\Delta t}{P.H}=1050s\)

      Điện năng tiêu thụ của bếp:

      A = P. t = 233,33 (Wh) = 0,233 (Kwh)

      b/ Điện trở của dây:

      \(R=p\frac{l}{s}=p\frac{\pi Dn}{\frac{\pi d^2}{4}}=\frac{4pDn}{d^2}\left(1\right)\) (1)

      Mặt khác: \(R=\frac{U^2}{p}\left(2\right)\) (2)

      Từ (1) và (2) ta có:

        bởi Đoàn Hương 15/03/2019
      Like (0) Báo cáo sai phạm
    20. Có hai bình cách nhiệt, bình thứ nhất chứa 2Kg nước ở 200C, bình thứ hai chứa 4Kg nước ở 600C. Người ta rót một ca nước từ bình 1 vào bình 2. Khi bình 2 đã cân bằng nhiệt thì người ta lại rót một ca nước từ bình 2 sang bình 1 để lượng nước trong hai bình như lúc đầu. Nhiệt độ ở bình 1 sau khi cân bằng là 21,950C.

      a/ Xác định lượng nước đã rót ở mỗi lần và nhiệt độ cân bằng ở bình 2.

      b/ Nếu tiếp tục thực hiện lần thứ hai, tìm nhiệt độ cân bằng ở mỗi bình.

        bởi Hoa Lan 22/03/2019
      Like (0) Báo cáo sai phạm
    21. a/ Giả sử khi rót lượng nước m từ bình 1 sang bình 2, nhiệt độ cân bằng của bình 2 là t nên ta có phương trình cân bằng:

      m.(t - t1) = m2.(t2 - t)       (1)

      Tương tự lần rót tiếp theo nhiệt độ cân bằng ở bình 1 là t' = 21,950C và lượng nước trong bình 1 lúc này chỉ còn (m1 - m) nên ta có phương trình cân bằng:

      m.(t - t') = (m1 - m).(t' - t1)          (2)

      Từ (1) và (2) ta có pt sau:

      m2.(t2 - t) = m1.(t' - t1)

      \(t=\frac{m_2t_2\left(t'-t_1\right)}{m_2}\)          (3)

      Thay (3) vào (2) tính toán ta rút phương trình sau:

      \(m=\frac{m_1m_2\left(t'-t_1\right)}{m_2\left(t_2-t_1\right)-m_1\left(t'-t_1\right)}\)        (4)

      Thay số vào (3) và (4) ta tìm được: t = 590C và m = 0,1 Kg.

      b/ Lúc này nhiệt độ của bình 1 và bình 2 lần lượt là 21,950C và 590C bây giờ ta thực hiện rót 0,1Kg nước từ bình 1 sang bình 2 thì ta có thể viết được phương trình sau:

      m.(T2 - t') = m2.(t - T2)

      \(T_2=\frac{m_1t'+m_2t}{m+m_2}=58,12^0C\)

      Bây giờ ta tiếp tục rót từ bình 2 sang bình 1 ta cũng dễ dàng viết được phương trình sau:

      m.(T1 - T2) = (m1 - m).(t - T1)

      \(T_1=\frac{mT_2+\left(m_1-m\right)t'}{m_1}=23,76^oC\)

        bởi Nguyễn Đức 22/03/2019
      Like (0) Báo cáo sai phạm
    22. Khi thực hành trong phòng thí nghiệm, một học sinh cho một luồng hơi nước ở \(100^0C\) ngưng tụ trong một nhiệt lượng kếchứa 0,35kg nước ở \(10^0C\). Kết quả là nhiệt độ của nước tăng lên \(42^oC\) và khối lượng nước trong nhiệt kế tăng thêm 0,020kg. Hãy tính nhiệt hóa hơi của nước trong thí nghiệm này?

        bởi Nguyễn Lê Thảo Trang 30/03/2019
      Like (0) Báo cáo sai phạm
    23. Nhiệt lượng mà 0,35kg nước thu vào:

      Q Thu vào = m.C.(t2 - t1) ≈ 46900(J)

      Nhiệt lượng mà 0,020Kg hơi nước ở 1000C ngưng tụ thành nước

      Q1 = m.L = 0,020L

      Nhiệt lượng mà 0,020Kg nước ở 1000C tỏa ra khi hạ xuống còn 420C

      Q 2 = m'.C.(t3 - t2) ≈ 4860(J)

      Theo phương trình cân bằng nhiệt:

      Q Thu vào = Q1 +  Q 2  hay:

      46900 = 0,020L + 4860

      \(\Leftrightarrow\)L = 21.105 (J/Kg)

        bởi Trần Tuấn Đức 30/03/2019
      Like (0) Báo cáo sai phạm
    24. Một thỏi nước đá có khối lượng 200g ở -100C.

      a/ Tính nhiệt lượng cần cung cấp để nước đá biến thành hơi hoàn toàn ở 1000C.

      b/ Nếu bỏ thỏi nước đá trên vào một xô nước bằng nhôm ở 200C. Sau khi cân bằng nhiệt ta thấy trong xô còn lại một cục nước đá có khối lượng 50g. tính lượng nước đã có trong xô lúc đầu. Biết xô có khối lượng 100g.

        bởi Tra xanh 08/04/2019
      Like (0) Báo cáo sai phạm
    25. a/ Nhiệt lượng nước đá thu vào để tăng nhiệt độ từ -100C đến 00C

      Q1 = m1C1(t2 - t1) = 3600(J)

      Nhiệt lượng nước đá thu vào để nóng chảy hoàn toàn ở 00C

      Q2 = m1.λ = 68000 (J)

      Nhiệt lượng nước thu vào để tăng nhiệt độ từ 00C đến 1000C

      Q3 = m3C2(t3 - t2) = 84000(J)

      Nhiệt lượng nước thu vào để hóa hơi hoàn toàn ở 1000C

      Q4 = m1.L = 460000(J)

      Nhiệt lượng cần cung cấp trong suốt quá trình:

      Q = Q1 + Q2 + Q3 + Q4 = 615600(J)

       

      b/ Gọi m' là lượng nước đá đã tan: m' = 200 - 50 = 150g = 0,15Kg

      Do nước đá tan không hết nên nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp là 00C.

      Nhiệt lượng mà m' (Kg) nước đá thu vào để nóng chảy:

      Q' = m'λ = 51000 (J)

      Nhiệt lượng do m'' Kg nước và xô nhôm tỏa ra để giảm xuống từ 200C đến 00C

      Q" = (m"C2 + mnhCnh)(20 - 0)

      Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt:

      Q" = Q' + Q1 hay:

      (m"C2 + mnhCnh)(20 - 0) = 51000 + 3600

      \(\Leftrightarrow\)m" = 0,629 (Kg)

       

        bởi Hoàng Hào 08/04/2019
      Like (0) Báo cáo sai phạm
    26. Có ba chất lỏng không tác dụng hóa học với nhau và được trộn lẫn vào nhau trong một nhiệt lượng kế. chúng có khối lượng lần lượt là m1=1kg, m2= 10kg, m3=5kg, có nhiệt dung riêng lần lượt là C1 = 2000J/Kg.K, C2 = 4000J/Kg.K, C3  = 2000J/Kg.K và có nhiệt độ là t1 = 60C, t2 = -400C, t3 = 600C.

      a/ Hãy xác định nhiệt độ của hỗn hợp khi xãy ra cân bằng.

      b/ Tính nhiệt lượng cần thiết để hỗn hợp được nóng lên thêm 60C. Biết rằng khi trao đổi nhiệt không có chất nào bị hóa hơi hay đông đặc.

        bởi Thùy Trang 17/04/2019
      Like (0) Báo cáo sai phạm
    27. a/ Giả sử rằng, thoạt đầu ta trộn hai chất có nhiệt độ thấp hơn với nhau ta thu được một hỗn hợp ở nhiệt độ t < t3 ta có pt cân bằng nhiệt:

      m1C1(t1 - t) = m2C2(t - t2)

      \(t=\frac{m_1c_1t_1+m_2c_2t_2}{m_1c_1+m_2c_2}\left(1\right)\)     (1)

      Sau đó ta đem hỗn hgợp trên trôn với chất thứ 3 ta thu được hỗn hợp 3 chất ở nhiệt độ t' (t < t' < t3) ta có phương trình cân bằng nhiệt:

      (m1C1 + m2C2)(t' - t) = m3C3(t3 - t')        (2)

      Từ (1) và (2) ta có:

      \(t'=\frac{m_1c_1t_1+m_2c_2t_2+m_3c_3t_3}{m_1c_1+m_2c_2+m_3c_3}\)

      Thay số vào ta tính được t' ≈ -190C

      b/ Nhiệt lượng cần thiết để nâng nhiệt độ của hỗn hợp lên 60C:

      Q = (m1C1 + m2C2 + m3C3) (t4 - t') = 1300000(J)

        bởi nguyễn thùy duyen 17/04/2019
      Like (0) Báo cáo sai phạm
    28. Người ta dẫn 0,2 Kg hơi nước ở nhiệt độ 1000C vào một bình chứa 1,5 Kg nước đang ở nhiệt độ 150C. Tính nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp và tổng khối lượng khi xảy ra cân bằng nhiệt ?

        bởi Lê Nguyễn Hạ Anh 26/04/2019
      Like (0) Báo cáo sai phạm
    29. Nhiệt lượng tỏa ra khi 0,2 Kg hơi nước ở 1000C ngưng tụ thành nước ở 1000C

      Q1 = m1. L = 0,2 . 2,3.106 = 460000 (J)

      Nhiệt lượng tỏa ra khi 0,2Kg nước ở 1000C thành nước ở t0C

      Q2 = m1.C. (t1 - t) = 0,2. 4200 (100 - t)

      Nhiệt lượng thu vào khi 1,5Kg nước ở 150C thành nước ở t0C

      Q3 = m2.C. (t - t2) = 1,5. 4200 (t - 15)

      Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt:

      Q1 + Q2 = Q3

      \(\Leftrightarrow\)460000 + 0,2. 4200 (100 - t) = 1,5. 4200 (t - 15)

      \(\Leftrightarrow\)6780t = 638500

      \(\Leftrightarrow\)t ≈ 940C

      Tổng khối lượng khi xảy ra cân bằng nhiệt.

      m = m1 + m2 = 0,2 + 1,5 = 1,7(Kg)

       

        bởi Đặng Dung 26/04/2019
      Like (0) Báo cáo sai phạm

    Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
    Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

    Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

    Gửi câu trả lời Hủy
     
     

    Các câu hỏi mới

    NONE
    OFF