OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tính lượng nước trong ấm có nhiệt độ 22 độ C ?

nước máy có nhiệt độ 22do C .1 người muốn co 20l nước ở 30do C để tâm người đó dùng ấm nước đc nung nóng đến 95 do C để pha với nước máy .tính lượng nước trong ấm?

  bởi hi hi 22/01/2019
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (33)

  • Tóm tắt :

    \(t_1=20^oC\)

    \(c=4200J/kg.K\)

    \(V_2=20l\rightarrow m_2=D.V=20kg\)

    \(t_2=30^oC\)

    \(t=95^oC\)

    \(m_1=?\)

    GIẢI :

    Ta có : \(Q_{tỏa}=m_1.c.\left(t-t_1\right)=m_1.4200.\left(95-22\right)\)

    \(Q_{thu}=m_2.c.\left(t-t_2\right)=20.4200.\left(95-30\right)=5460000\left(J\right)\)

    Ta có : \(Q_{tỏa}=Q_{thu}\)

    \(\Rightarrow m_1.c.\left(t-t_1\right)=m_2.c.\left(t-t_2\right)\)

    \(\Rightarrow m_1.4200.\left(95-22\right)=20.4200.\left(95-30\right)\)

    \(\Rightarrow m_1=\dfrac{5460000}{4200.\left(95-22\right)}\approx17,81kg\)

    Vậy lượng nước trong ấm là 17,81kg hay 17,81lít.

      bởi Thảo Nguyên Thao 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 2. Thế nào là chuyển đọng đều, chuyển đọng không đều ? Mỗi ***** 1 ví dụ ? Khi nói đến chuyển động không đều ta thường nói tới vận tốc nào ? Hãy viết công thức của vận tốc đó ?

      bởi Bo Bo 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Định nghĩa

    - Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.

    - Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.

    2. Vận tốc trung bình của chuyển động không đều : Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường được tính bằng công thức : \(v_{tb}=\dfrac{s}{t}\), trong đó s là quãng đường đi được, t là thời gian để đi hết quãng đường đó.

    Lưu ý : Chuyển động không đều là chuyển động thường gặp hang ngày của các vật. Trong chuyển động không đều, vận tốc thay đổi theo thời gian. Chẳng hạn ô tô, xe máy chuyển động trên đường, vận tốc liên tục thay đổi thể hiện ở số chỉ tốc kế.

    - Khi đề cập đến chuyển động không đều, người ta thường đưa ra khái niệm vận tốc trung bình : \(v_{tb}=\dfrac{s}{t}\)

    - Vận tốc trung bình trên những đoạn đường khác nhau thường có giá trị khác nhau, vì vậy phải nêu rõ vận tốc trung bình trên đoạn đường cụ thể (hoặc trong thời gian cụ thể).

    - Vận tốc trung bình không phải là trung bình cộng của các vận tốc.

    Ví dụ : Nếu một vật chuyển động được hai đoạn đường liên tiếp s1 với vận tốc v1 trong khoảng thời gian t1 và s2 với vận tốc v2 trong khoảng thời gian là t2, thì vận tốc trung bình trên cả quãng đường là\(v_{tb}=\dfrac{s_1+s_2}{t_1+t_2}\) chứ không phải là : \(v_{tb}=\dfrac{v_1+v_2}{2}\)



      bởi Đặng Huyền 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nối các ròng rọc động và ròng rọc cố định với nhau như thế nào để được hệ thống nâng vật nặng cho ta lợi về lực 4 lần, 6 lần

      bởi Lê Vinh 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • * Nối ròng rọc động và ròng rọc cố định với nhau như thế nào để được hệ thống nâng vật nặng cho ta lợi về lực 4 lần, 6 lần ?

    Giải

    - Bố trí một ròng rọc cố định và hai ròng rọc động như hình 14.2G.a sẽ được lợi 4 lần về lực.

    - Bố trí ba ròng rọc cố định và ba ròng rọc động như hình 14.2Gb sẽ được lợi 6 lần về lực.

      bởi Lê Huyền Trâm Trâm 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một người công nhân dùng ròng rọc động để nâng một vật lên cao 7m với lực kéo ở đầu dây tự do là 160N. Hỏi người công nhân đó đã thực hiện một công bằng bao nhiêu

      bởi na na 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(s=7m\)

    \(P=160N\)

    \(A=?\)

    GIẢI :

    Khi sử dụng ròng rọc động ta được lợi 2 lần về lực nhưng thiệt về đường đi 2 lần. Vì vậy lực kéo là :

    \(F=\dfrac{P}{2}=\dfrac{160}{2}=80\left(N\right)\)

    Độ cao phải đưa vật lên là :

    \(h=\dfrac{s}{2}=\dfrac{7}{2}=3,5\left(m\right)\)

    Công kéo của người công nhân là :

    \(A=F.s=80.7=560\left(J\right)\)

    Hay :

    \(A=P.h=160.3,5=560\left(J\right)\)

      bởi Nhật Ánh 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Vận tốc : Ý nghĩa;Cách xác định ; Công thức ?

      bởi Bảo Lộc 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Vận tốc là gì ? Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.

    Lưu ý : Khi cùng chuyển động trên một quãng đường như nhau, chuyển động nào càng mất ít thời gian hơn thì chuyển động đó càng nhanh. Hoặc khi cùng chuyển động trong một khoảng thời gian, chuyển động nào đi được quãng đường lớn hơn thì chuyển động đó nhanh hơn.

    2. Công thức tính vận tốc : v=st , trong đó : s là độ dài quãng đường đi được, t là khoảng thời gian đi hết quãng đường đó.

    Lưu ý : Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh hay chậm của chuyển động.

    3. Đơn vị vận tốc : Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị độ dài và đơn vị thời gian. Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s và km/h.

    Lưu ý : Muốn so sánh chuyển động nào nhanh hơn hay chậm hơn thì ta cần so sánh số đo vận tốc của chúng trong cùng một đơn vị vận tốc.

    Ví dụ 1 km/h = 1000m3600s ≈ 0,28m/s ; 1m/phút = 1m60s ≈ 0,17m/s

      bởi Hoàng Như 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một người đi xe đạp đều từ chân dốc lên đỉnh dốc cao 5m. Dốc dài 40m. Tính công do người dó sinh ra. Biết rằng lực ma sát cản trở xe chuyển động trên mặt đường là 20N, người và xe có khối lượng là 60kg

      bởi thanh hằng 30/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(h_1=5m\)

    \(h=40m\)

    \(F_c=20N\)

    \(m=60kg\)

    \(A=?\)

    Giải

    Trọng lượng của người và xe:

    \(\text{P = 60.10 = 600N}\)

    Lực ma sát: Fms = 20N, vậy công hao phí:

    \(\text{ A1 = Fms.l = 20.40= 800J}\)

    Công có ích:

    \(\text{A2 = P.h = 600.5 = 3000J}\)

    Công của người sinh ra:

    \(\text{A = A1 + A2 = 800 + 3000 = 3800J}\)

      bởi Trần Tán An 30/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một xe chuyển động từ A về B. Trong 3/4 quãng đường đầu, xe chuyển động với vận tốc v1. Quãng đường còn lại xe chuyển động trong thời gian 10 phút với vận tốc v2 = 24km/h. Biết vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường AB là v = 32km/h. Tính v1.

      bởi Lê Minh 02/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đổi \(10'=\dfrac{1}{6}h\)

    Phân số chỉ độ dài quãng đường còn lại là:
    \(1-\dfrac{3}{4}=\dfrac{1}{4}\)(độ dài quãng đường AB)

    Độ dài quãng đường còn lại là:

    \(S_2=V_2.t_2=\dfrac{24.1}{6}=4\left(km\right)\)

    Độ dài quãng đường thứ nhất là:
    \(S_1=3S_2=3.4=12\left(km\right)\)

    Ta có: \(V_{tb}=\dfrac{S_1+S_2}{t_1+t_2}=\dfrac{12+4}{t_1+\dfrac{1}{6}}=\dfrac{16}{t_1+\dfrac{1}{6}}=32\)

    \(\Leftrightarrow\dfrac{16}{32}=t_1+\dfrac{1}{6}\)

    \(\Leftrightarrow t_1=\dfrac{1}{2}-\dfrac{1}{6}=\dfrac{1}{3}\left(h\right)\)

    Vận tốc \(V_1\) là:

    \(V_1=\dfrac{S_1}{t_1}=\dfrac{12}{\dfrac{1}{3}}=36\)(km/h)

      bởi LA Phạm Thảo 02/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1 khối gỗ hình lập phương cạnh a = 6cm được thả vào nước. Người ta thấy phần gỗ nổi trên mặt nước 1 đoạn h = 3,6cm. Tìm khối lượng riêng của gỗ biết D0 = 1g/cm3

      bởi Đan Nguyên 05/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thể tích khi gỗ chìm 3.6 cm là:

    \(V=3.6.6.6.10^{-6}=1,296.10^{-4}\left(m^3\right)\)

    Khi gỗ nổi trên mặt nước thì :

    \(P=F_A\)

    \(\Leftrightarrow d_{gỗ}.V=d_n.V_c\)

    \(\Leftrightarrow d_{gỗ}.\left(6.6.6.10^{-6}\right)=10000.1,296.10^{-4}\)

    \(\Leftrightarrow d_{gỗ}=600\)(N/m3 ).

    \(\Leftrightarrow D_{gỗ}=60\)(km/m3).

    - Vậy khối lượng riêng của gỗ là 60 km/m3.

      bởi Nguyễn Khoa 05/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1: Nếu bộ áo giáp của nhà du hành vũ trụ không thấm nước, thì người thợ lặn có thể mặc nó để lặn sâu dưới lòng biển hay không ? Giải thích.

    Câu 2: Vì sao khi xuống một chiếc giếng khoan sâu không có nước ta vẫn bị tức ngực?

    Câu 3 : Vì sao khi bơi trong bể nước mặn người ta có cảm giác “ nhẹ” hơn khi bơi trong bể nước ngọt?

    Câu 4: Một viên bi đặc bằng sắt và một viên bi đặc bằng nhôm cùng được nhúng ngập trong nước. Để lực dẩy Acsimets tác dụng lên hai hòn bi bằng nhau thì khối lượng của các hòn bi phải thỏa mãn điều kiện gì?

    Câu 5: Hãy giải thích vì sao khi thả hòn bi sắt vào nước thì chìm, còn thả vào thủy ngân thì lại nổi?

      bởi Dell dell 09/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 5:

    Vì trọng lượng riêng của hòn bi sắt lớn hơn trọng lượng riêng của nước nên thả hòn bi sắt vào nước thì chìm. Còn trọng lượng riêng của hòn bi sắt nhỏ hơn trọng lượng riêng của thủy ngân => Viên bi nổi.

      bởi Nguyễn Trang 09/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1. Trong các vật sau đây vật nào có thế năng:

    A. Quả bóng bay trên cao. B. Hòn bi lăn trên mặt sàn.

    C. Con chim đậu trên nền nhà. D. Quả cầu nằm trên mặt đất. .

    Câu 2. Trong các vật sau vật nào có động năng?

    A. Hòn bi đang lăn trên mặt phẳng nghiêng. B. Hòn bi nằm yên trên mặt sàn.

    C. Quả cầu treo cân bằng trên dây D. Chiếc xe đạp đậu trong bãi xe.

    Câu 3. Trong các vật sau vật nào không có động năng:

    A. Hòn bi lăn trên mặt đất.

    B. Hòn bi lăn trên mặt phẳng nghiêng.

    C. quả bóng đang bay trên cao.

    D. Con chim đậu trên cành cây.

    Câu 4. Trong các vật sau đây vật nào vừa có thế năng, vừa có động năng?

    A. Hòn bi đang lăn trên mặt sàn. B. Quả bóng đang lăn trên sân.

    C.Quả cầu treo đứng yên trên cao. D. Quả bóng đang bay trên cao.

    Câu 5. Tính chất nào sau đây không phải là của nguyên tử, phân tử?

    A. Chuyển động hổn độn không ngừng..

    B. Có lúc chuyển động có lúc đứng yên.

    C. Giữa các nguyên tử phân tử có khoảng cách.

    D. Chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ càng cao.

    Câu 6. Khi nhiệt độ của vật tăng thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật:

    A. chuyển động không ngừng.

    B. chuyển động nhanh lên.

    C. chuyển động chậm lại.

    D. chuyển động theo một hướng nhất định

    Câu 7. Hiện tượng nào sau đây xảy ra do hiện tượng khuếch tán?

    A. Bỏ đường và nước khuấy đều lên đường tan B. Gió thổi làm quay cánh quạt.

    C. Muối tự ngấm vào dưa. D. Nước chảy từ trên cao xuống.

    Câu 8. Khi nhiệt độ của vật tăng lên câu nhận xét nào sau đấy là đúng:

    A. Khối lượng của vật tăng . B. Thể tích của vật giảm.

    C. Nhiệt năng của vật tăng. D. Trọng lượng của vật tăng.

    Câu 9. Trong sự dẫn nhiệt liên quan đến hai vật, nhiệt năng được truyền từ vật có:

    A. Khối lượng lớn sang vật có khối lượng nhỏ.

    B.Thể tích lớn sang vật có thể tích nhỏ.

    C. Nhiệt năng lớn sang vật có nhiệt năng nhỏ.

    D. Nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp.

    Câu 10. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt của chất nào?

    A. Chỉ ở chất khí. B. Chỉ ở chất lỏng.

    C. Ở cả chất lỏng và chất khí. D. Chỉ xảy ra ở chất rắn.

    Câu 11. Trong các sự truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào là bức xạ nhiệt?

    A. Sự đun nước trong ấm.

    B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò.

    C. Sự truyền nhiệt từ nước sang chiếc thìa nhôm trong cốc nước nóng.

    D.Sự truyền nhiệt đầu thanh kim loại đến đầu kia.

    Câu 12. Người ta thả ba thỏi đồng, chì, thép có khối lượng bằng nhau vào một chậu đựng nước nóng. Khi cân bằng nhiệt, hãy so sánh nhiệt độ của ba vật trên là:

    A. Nhiệt độ của chì cao nhất, thép

      bởi thu trang 14/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1. Trong các vật sau đây vật nào có thế năng:

    A. Quả bóng bay trên cao. B. Hòn bi lăn trên mặt sàn.

    C. Con chim đậu trên nền nhà. D. Quả cầu nằm trên mặt đất. .

    Câu 2. Trong các vật sau vật nào có động năng?

    A. Hòn bi đang lăn trên mặt phẳng nghiêng. B. Hòn bi nằm yên trên mặt sàn.

    C. Quả cầu treo cân bằng trên dây D. Chiếc xe đạp đậu trong bãi xe.

    Câu 3. Trong các vật sau vật nào không có động năng:

    A. Hòn bi lăn trên mặt đất.

    B. Hòn bi lăn trên mặt phẳng nghiêng.

    C. quả bóng đang bay trên cao.

    D. Con chim đậu trên cành cây.

    Câu 4. Trong các vật sau đây vật nào vừa có thế năng, vừa có động năng?

    A. Hòn bi đang lăn trên mặt sàn. B. Quả bóng đang lăn trên sân.

    C.Quả cầu treo đứng yên trên cao. D. Quả bóng đang bay trên cao.

    Câu 5. Tính chất nào sau đây không phải là của nguyên tử, phân tử?

    A. Chuyển động hổn độn không ngừng..

    B. Có lúc chuyển động có lúc đứng yên.

    C. Giữa các nguyên tử phân tử có khoảng cách.

    D. Chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ càng cao.

    Câu 6. Khi nhiệt độ của vật tăng thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật:

    A. chuyển động không ngừng.

    B. chuyển động nhanh lên.

    C. chuyển động chậm lại.

    D. chuyển động theo một hướng nhất định

    Câu 7. Hiện tượng nào sau đây xảy ra do hiện tượng khuếch tán?

    A. Bỏ đường và nước khuấy đều lên đường tan B. Gió thổi làm quay cánh quạt.

    C. Muối tự ngấm vào dưa. D. Nước chảy từ trên cao xuống.

    Câu 8. Khi nhiệt độ của vật tăng lên câu nhận xét nào sau đấy là đúng:

    A. Khối lượng của vật tăng . B. Thể tích của vật giảm.

    C. Nhiệt năng của vật tăng. D. Trọng lượng của vật tăng.

    Câu 9. Trong sự dẫn nhiệt liên quan đến hai vật, nhiệt năng được truyền từ vật có:

    A. Khối lượng lớn sang vật có khối lượng nhỏ.

    B.Thể tích lớn sang vật có thể tích nhỏ.

    C. Nhiệt năng lớn sang vật có nhiệt năng nhỏ.

    D. Nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp.

    Câu 10. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt của chất nào?

    A. Chỉ ở chất khí. B. Chỉ ở chất lỏng.

    C. Ở cả chất lỏng và chất khí. D. Chỉ xảy ra ở chất rắn.

    Câu 11. Trong các sự truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào là bức xạ nhiệt?

    A. Sự đun nước trong ấm.

    B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò.

    C. Sự truyền nhiệt từ nước sang chiếc thìa nhôm trong cốc nước nóng.

    D.Sự truyền nhiệt đầu thanh kim loại đến đầu kia.

    Câu 12. Người ta thả ba thỏi đồng, chì, thép có khối lượng bằng nhau vào một chậu đựng nước nóng. Khi cân bằng nhiệt, hãy so sánh nhiệt độ của ba vật trên là:

    A. Nhiệt độ của chì cao nhất, thép thấp nhất.

    B. Nhiệt độ của thép cao nhất, chì thấp nhất.

    C. Nhiệt độ của đồng cao nhất, thép thấp nhất.

    D. Nhiệt độ của ba thỏi đồng, chì, thép bằng nhau.

      bởi Nguyễn Phương 14/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Một vật có khối lượng 500g, rơi từ độ cao 20dm xuống đất. Tính công của trọng lực?

    2. Một đầu máy xe lửa kéo các toa bằng lực F = 7500N. Tính công của lực kéo khi các toa xe chuyển động được quãng đường s = 8km.

    3. Một công nhân khuân vác trong 2 giờ được 48 thùng hàng, mỗi thùng hàng phải tốn một công là 15000J. Tính công suất của người công nhân đó?

    4. Một người kéo một vật từ giếng sâu 8m lên đều trong 20s. Người ấy phải dùng một lực F = 180N. Tính công và công suất của người kéo.

      bởi Phạm Khánh Linh 19/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • câu 2: tóm tắt:

    P= F= 75000 N

    s= 8 km

    ___________________

    A= ? (J)

    Giải:

    Công của lực kéo là:

    A= F.s= 7500 . 8= 60 000(J)

    Vậy:......................

    câu 3: Tóm tắt:

    t= 2 giờ

    1 thùng hàng = 15 000 J

    Giải:

    Số công của 48 thùng hàng là:

    48. 15 000= 720 000 (J)

    Đổi 2 giờ= 720 giây

    Công suất của người đó là:

    Hỏi đáp Vật lý= \(\dfrac{A}{t}=\dfrac{720000}{720}=1000\left(J\right)\)

    Vậy:..................

      bởi Lê Văn Nam 19/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Lực ma sát nào là có hại: dùng tay ko rất khó bắt và giữ đc một con lươn sống, trời mưa , trên đường nhựa đi xe đạp dễ bị ngã

      bởi hà trang 24/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Lực ma sát có hại là : Trời mưa , trên đường nhựa đi xe đạp dễ bị ngã.

      bởi Nguyễn Phương 24/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một vật được móc vào lực kế để đo lực theo phương thẳng đứng. Khi vật ở trong không khí, lực kế chỉ 4,8N. Khi vật chìm trong nước, lực kế chỉ 3,6N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m3. Bỏ qua lực đẩy Ác-si-mét của không khí.

    a) Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật khi nhúng chìm trong nước

    b) Tính thể tích của vật.

      bởi Nguyễn Minh Minh 02/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(P=4,8N\)

    \(F=3,6N\)

    \(d_n=10000N/m^3\)

    \(F_A=?\)

    \(V=?\)

    GIẢI :

    a) Lực Ácsimét tác dụng lên vật khi nhúng chìm trong nước là :

    \(P=F+F_A\Rightarrow F_A=P-F=4,8-3,6=1,2\left(N\right)\)

    b) Thể tích của vật là :

    \(F_A=d_n.V\Rightarrow V=\dfrac{F_A}{d_n}=\dfrac{1,2}{10000}=0,00012\left(m^3\right)=120cm^3\)

      bởi Hoàng Công 02/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 100m hết 25s. Xuống hết dốc, xe lăn tiếp đoạn đường dài 50m hết 25s rồi mới dừng hẳn.

    a) Tính vận tốc trung bình của người đi xe đạp trên mỗi đoạn đường.

    b) Tính vận tốc trung bình của người đi xe đạp trên cả quãng đường.

      bởi Duy Quang 09/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài giải :

    Vận tốc trung bình trên đoạn đoạn đường đầu là:

    \(V_{tb1}=\dfrac{s_1}{t_1}=\dfrac{100}{25}=4\) m/s

    Vận tốc trung bình trên đoạn đoạn đường thứ 2 là:

    \(V_{tb2}=\dfrac{s_2}{t_2}=\dfrac{50}{25}=2\) m/s

    Vận tốc trung bình cả quãng đường là :

    \(V_{tb}=\dfrac{s_1+s_2}{t_1+t_2}=\dfrac{100+50}{25+25}=3\) m/s

      bởi Trần Đạt 09/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Viết công thức tính áp suất chất lỏng, nêu tên của từng đại lượng và đơn vị của các đại lượng đó.

      bởi Nguyễn Hồng Tiến 16/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Công thức tính áp suất chất lỏng :

    \(p=d.h\)

    Trong đó :

    p : áp suất chất lỏng (1Pa = 1N/m2)

    d : trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)

    h : độ sâu so với mặt thoáng chất lỏng (m)

      bởi Hoàng Thị Thúy 16/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một bình thông nhau hình chữ U có hai nhánh chứa nước có khối lượng riêng D1 = 1000 tiết diện nhánh lớn s = 100 cm ^2 gấp 2 lần nhánh nhỏ đổ dầu vào nhánh nhỏ sao cho chiếu cao cột dàu là H10 cm khối lượng riêng D2 800

    a tính độ chênh lệch mực nươc ở hai nhánh lức ấy mục nước ở nhánh lớn dâng lên bao nhiêu mực nươc ở nhánh nhỏ hạ xuống bao nhiêu

    b cần đặt lên nhánh lớn một pittong có khối lượng bao nhiêu để mực nước trong hai nhánh ngang bằng nhau

      bởi Hy Vũ 23/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Gọi mặt phân cách của dầu và nước ở nhanh nhỏ là A và điểm B có dùng độ cao nhớ nhánh lớn.

    Ta có: \(p_A=p_B\)

    \(\Leftrightarrow10000.H=8000.H'\)

    \(\Leftrightarrow10000.0,1=8000.H'\)

    \(H'=0,125\left(m\right)\)

    -> Độ chênh lệnh của hai nhánh là: \(\Delta h=0,125-0,1=0,025=2,5\left(cm\right)\)

    b, để mức nước ở hai nhánh cân bằng khi áp suất tại nhánh A băng áp suất của pittong tác dụng lên nhánh S:

    \(P_A'=P_B'\)

    \(8000.1,25=\dfrac{P}{0,01}\)

    => \(P=100\left(N\right)\)

    vậy cần để một vật có khối lượng 10kg để vật cân bằng

      bởi Nguyễn Thanh Quang 23/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1: Một máy bay đang chuyển động trên đường băng để cất cánh. Đối với hành khách đang ngồi trên máy bay thì

    A. Máy bay đang chuyển động.
    B. Người phi công đang chuyển động.
    C. Sân bay đang chuyển động.
    D. Máy bay và người phi công đang chuyển động.

    Câu 2: Biểu diễn véctơ lực phải thể hiện được đầy đủ các yếu tố sau:

    A. Phương và chiều của lực
    B. Độ lớn, phương và chiều của lực
    C. Điểm đặt, phương và chiều của lực
    D. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn của lực.

    Câu 3: Khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng

    A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần.
    B. Vật đang đứng yên sẽ đứng yên, hoặc vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều.
    C. Vật đang chuyển động sẽ dừng lại.
    D. Vật đang chuyển động đều sẽ không còn chuyển động đều nữa.

    Câu 4: Lực ma sát trượt xuất hiện trong trường hợp nào sau đây?

    A. Ma sát giữa các viên bi với ổ trục xe đạp.
    B. Ma sát giữa cốc nước đặt trên mặt bàn với mặt bàn.
    C. Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe đang chuyển động.
    D. Ma sát giữa má phanh với vành xe.

    Câu 5: Trường hợp nào sau đây áp lực của người lên mặt sàn là lớn nhất?

    A. Người đứng cả hai chân.
    B. Người đứng co một chân.
    C. Người đứng cả hai chân nhưng tay cầm quả tạ.
    D. Người đứng cả hai chân nhưng cúi gập xuống.

    Câu 6: Áp suất có đơn vị đo là

    A. Paxcan B. N/m3 C. N.m2 D. N

    Câu 7: Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?

    A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ.
    B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ.
    C. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng.
    D. Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay sẽ phồng lên.

    Câu 8: Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét có cường độ

    A. Bằng trọng lượng của vật.
    B. Bằng trọng lượng của phần vật chìm trong chất lỏng.
    C. Bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
    D. Bằng trọng lượng riêng của chất lỏng nhân với thể tích của vật.

      bởi Nguyễn Anh Hưng 31/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1: Một máy bay đang chuyển động trên đường băng để cất cánh. Đối với hành khách đang ngồi trên máy bay thì

    A. Máy bay đang chuyển động.
    B. Người phi công đang chuyển động.
    C. Sân bay đang chuyển động.
    D. Máy bay và người phi công đang chuyển động.

    Câu 2: Biểu diễn véctơ lực phải thể hiện được đầy đủ các yếu tố sau:

    A. Phương và chiều của lực
    B. Độ lớn, phương và chiều của lực
    C. Điểm đặt, phương và chiều của lực
    D. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn của lực.

    Câu 3: Khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng

    A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần.
    B. Vật đang đứng yên sẽ đứng yên, hoặc vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều.
    C. Vật đang chuyển động sẽ dừng lại.
    D. Vật đang chuyển động đều sẽ không còn chuyển động đều nữa.

    Câu 4: Lực ma sát trượt xuất hiện trong trường hợp nào sau đây?

    A. Ma sát giữa các viên bi với ổ trục xe đạp.
    B. Ma sát giữa cốc nước đặt trên mặt bàn với mặt bàn.
    C. Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe đang chuyển động.
    D. Ma sát giữa má phanh với vành xe.

    Câu 5: Trường hợp nào sau đây áp lực của người lên mặt sàn là lớn nhất?

    A. Người đứng cả hai chân.
    B. Người đứng co một chân.
    C. Người đứng cả hai chân nhưng tay cầm quả tạ.
    D. Người đứng cả hai chân nhưng cúi gập xuống.

    Câu 6: Áp suất có đơn vị đo là

    A. Paxcan B. N/m3 C. N.m2 D. N

    Câu 7: Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?

    A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ.
    B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ.
    C. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng.
    D. Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay sẽ phồng lên.

    Câu 8: Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét có cường độ

    A. Bằng trọng lượng của vật.
    B. Bằng trọng lượng của phần vật chìm trong chất lỏng.
    C. Bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
    D. Bằng trọng lượng riêng của chất lỏng nhân với thể tích của vật.

      bởi Tuấn Zipp 31/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF