OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tính chiều cao của khối gỗ hình trụ tiết diện S = 200 cm2 ngập trong nước ?

Một khối gỗ hình trụ tiết diện S = 200 cm2, chiều cao h = 50 cm cótrọng lượng riêng d0= 9000 N/m3được thả nổi thẳng đứng trong nước sao cho đáysong song với mặt thoáng. Trọng lượng riêng của nước là d1= 10 000 N/m3.
a) Tính chiều cao của khối gỗ ngập trong nước.
b) Người ta đổ vào phía trên nước một lớp dầu sao cho dầu vừa ngập khốigỗ. Tính chiều cao lớp dầu và chiều cao phần gỗ ngập trong nước lúc này. Biếttrọng lượng riêng của dầu là d3= 8000N/m3.
c) Tính công tối thiểu để nhấc khối gỗ ra khỏi dầu.
  bởi Lê Tấn Vũ 24/01/2019
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (33)

  • Đề bài như thế này thìgianroi....! Lớp 8 khổ quá

    Giải:

    Gọi \(x\) là chiều cao phần vật ngập trong nước

    Ta có:

    \(F_A=P\Leftrightarrow d.S.x=d_0.S.h\)

    \(\Rightarrow x=\dfrac{d_0}{d_1}.h=45\left(cm\right)\)

    b) Gọi lực đẩy Ác-si-mét của nước tác dụng lên vật là \(F_{Al}\) của dầu tác dụng lên vật là \(F_{A2},\) chiều cao vật ngập trong nước là \(y\) thì chiều cao phần dầu là \(h-y\)

    Ta có:

    \(P=F_{Al}+F_{A2}\)

    \(\Leftrightarrow d_0.S.h=d_1.S.y+d_2.S.\left(h-y\right)\)

    \(\Rightarrow y=\dfrac{d_0.h-d_2.h}{d_1-d_2}=25\left(cm\right)\)

    \(\Rightarrow\) Chiều cao lớp dầu là:

    \(h-y=25\left(cm\right)\)

    c) Ta xét công trong hai giai đoạn:

    Giai đoạn 1: Bắt đầu kéo đến khi vật vừa ra khỏi nước:
    Lúc này chiều cao phần vật ngập trong nước giảm dần đến \(0\left(cm\right)\) nên lực kéo phải tăng dần từ \(0\left(N\right)\) đến: \(F_1=F_{Al}=d_1.S.y=50\left(N\right)\)
    Quãng đường kéo là:
    \(S_1=y=0,25\left(m\right)\)
    Công thực hiện là:
    \(A_1=\dfrac{1}{2}\left(0+F_1\right).S_1=6,25\left(J\right)\)
    Giai đoạn 2: Tiếp đó đến khi vật vừa ra khỏi dầu:

    Lúc này chiều cao phần vật ngập trong dầu giảm dần từ \(h-y\) đến \(0\) nên lực đẩy Ác-si-mét giảm dần từ \(F_{A2}=d_2.S.\left(h-y\right)=40\left(N\right)\) đến \(0\left(N\right)\) nên lực kéo vật phải tăng dần từ \(F_1\) đến \(F_2=F_{Al}+F_{A2}=90\left(N\right)\) (cũng bằng trọng lượng \(P\) của vật)

    Quãng đường kéo vật là:

    \(S_2=h-y=0,25\left(m\right)\)

    Công thực hiện là:

    \(A_2=\dfrac{1}{2}\left(F_1+F_2\right).S_2=11,25\left(J\right)\)

    Tổng công thực hiện là:

    \(A=A_1+A_2=17,5\left(J\right)\)

      bởi Nguyễn Thị Cẩm Nhung 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1 bình hình trụ cao 90m đựng đầy nước tính áp suất tác dụng điểm k cách đáy bình 15cm. biết trọng lượng riêng của nước là 10000N

    (tóm tắt oy giải giúp mình vs ) thank các bạn nhiều

      bởi Mai Vàng 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • h=90m

    hk=15cm=0,15m

    d=10000N

    vị trí của điểm k đến miệng bình là

    h'=h-hk=90-0,15=89,85(m)

    áp suất tác dụng lên k là

    p=d*h=10000*89,85=898500(N/m3)

      bởi Đặng Thị Hằng 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Có một nguồn điện 12V, hai bóng đèn loại 12V và hai bóng đèn loại 6V.Em hãy cho biết phải mắc như thế nào vào nguồn điện là hợp lí nhất ? Vẽ sơ đồ mạch điện

    Giúp em trả lời liền đi ạ...Tại vì ngày mai em thi rồi ạ

    Cám ơn Anh/Chị nhiều ạ <3

      bởi Nguyễn Lệ Diễm 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • gọi bóng đèn 12V là Đ1 , bóng đèn 6V là Đ2

    Cách mắt hợp lí nhất là

    Đ1 // Đ1 // ( Đ2 nt Đ2 )

    SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN :

    Hỏi đáp Vật lý

      bởi Tuyên Nông 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tại sao con thuyền lớn có thể nổi trên biển nhưng hòn đá nhẹ hơn thuyền thì lại chìm

    Vật lý lớp 8 (đi tìm iq)

      bởi Cam Ngan 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Dễ hiểu thôi mà, Con thuyền lớn => nó nặng nhưng mà khối lượng riêng của nó lại nhẹ hơn khối lượng riêng của nước còn hòn đá nhẹ mà khối lượng riêng của nó lại nặng.

      bởi Hoàng Đan 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một vật nặng 3,4kg đặt trên bàn. Quyển sách vẫn giữ nguyên ở trạng thái đứng yên. Quyển sách chịu tác dụng của mấy lực và mỗi lực đó có độ lớn là bao nhiêu?

      bởi Xuan Xuan 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Chịu tác dụng của 2 lực cân bằng nhé bạn Mỗi lực có độ lớn là 34N

      bởi Phương Thảo 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1.vì sao khi chẻ tăm xong phải vót cho thân cái tăm tròn lại ,khi chẻ nứa làm thân hương lại ko cần làm thế?

    2.vì saoxaay nhà người ta phải xây móng nhà to?

    3. vì sao khi xây dựng các cây cầu người ta phải lamfcacs trụ cầu to và rộng?

      bởi bach hao 01/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 3) Người ta làm trụ cầu to và rộng để tăng diện tích bị ép của trụ, khiến cho áp lực mà cây cầu tác dụng lên trụ giảm, khiến trụ cầu không bị nứt, bị vỡ.

      bởi Nguyễn thị thanh Hoà 01/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1/ Chuyển động cơ học là gì? Nêu vd chứng tỏ 1 vật có thể chuyển động so với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác.

    2/ Viết công thức tính vận tốc. Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính chất nào của chuyển động

    3/ Chuyển động đều là gì? Chuyển động không đều là gì? Viết công thức tính vần tốc trung bình của chuyển động không đều.

    4/ Lực là gì? Nêu các đặc điểm của lực. Người ta biểu diễn lực bằng mấy bước?

    5/ Thế nào là 2 lực cân bằng? 2 lực cân bằng tác dụng vào 1 vật đứng yên hay chuyển động thì vật sẽ như thế nào?

    6/ Lực ma sát xuất hiện khi nào? Hãy nêu cách làm tăng howjc giảm lực ma sát

    7/ Áp lực là gì? Áp lực phụ thuộc vào yếu tố nào? Kết quả tác dụng của áp lực cho biết điều gì? Viết công thức tính áp suất đối với chất rắn, chất lỏng.

    8/ 2 ô tô xuất phát từ 2 điểm A và B cách nhau 24km và đi cùng chiều. Xe đi từ A với vận tốc 45km/h, xe đi từ b với vận tốc 36km/h, hỏi 2 xe có gặp nhau không? Nếu gặp nhau thì sau mấy giờ? Xác định chỗ gặp nhau đó?

      bởi thu thủy 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1:*) Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này theo thời gian so với vật khác.

    *) Ví dụ cho vật có thể là chuyển động với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác:

    + Người không di chuyển so với chiếc xe chạy trên đường ray nhưng lại di chuyển so với cái cây bên đường.

    Câu 2: *)Công thức tính vận tốc là: \(V=\frac{S}{t}\)

    Trong đó: \(V\) là vận tốc.

    \(S\) là quãng đường đi được.

    \(t\) là thời gian đi được.

    *) Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính nhanh hay chậm của chuyển động.

    Câu 3: *) Chuyển động đều là chuyển động mà có độ lớn vận tốc không thay đổi theo thời gian.

    *) Chuyển động không đều là chuyển động mà có độ lớn vận tốc thay đổi theo thời gian.

    *) Công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều là:

    \(V_{TB}=\frac{S_1+S_2+S_3+...+S_n}{t_1+t_2+t_3+...+t_n}\)

    Câu 4: *)Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.

    *) Đặc điểm của lực là: Lực có thể làm biến dạng, thay đổi chuyển động của vật (Cái này mình không chắc do mình nghĩ cần nói rõ là lực nào chứ)

    *) Người ta biểu diễn lực bằng 3 bước:

    + Xác định gốc mũi tên chỉ điểm đặt của vật.

    + Xác định phương và chiều mũi tên chỉ phương và chiều của lực.

    + Xác định được độ dài của mũi tên vẽ theo một tỉ lệ xích cho trước chỉ cường độ của lực \(\overrightarrow{F}\)

    Bài 5: *) Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt trên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.

    *) 2 lực cân bằng tác dụng vào 1 vật đứng yên thì nó sẽ tiếp tục đứng yên và đang chuyển động sec tiếp tục chuyển động thẳng đều.

    Bài 5: *)Lực ma sát xuất hiện khi xuất vật này chuyển động trên bề mặt vật khác và cản trở lại chuyển động.

    *)Giảm lực ma sát:

    - Làm nhẵn bề mặt của vật

    - Giảm trọng lượng của vật lên bề mặt

    - Chuyển lực MS trượt thành lực MS lăn

    - Thay đổi vật liệu của mặt tiếp xúc

    + Muốn tăng lực ma sát thì:

    - tăng độ nhám.

    - tăng khối lượng vật

    - tăng độ dốc.

    Bài 7: *) Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

    *) Áp lực phụ thuộc vào áp lực và diện tích mặt bị ép.

    *) Kết quả tác dụng của áp lực cho biết:

    + Tác dụng của áp lực càng lớn và diện tích mặt bị ép càng nhỏ thì áp suất càng lớn

    + Tác dụng của áp suất càng nhỏ và diện tích mặt bị ép càng lớn thì áp suất càng nhỏ.

    *) Công thức tính áp suất của chất rắn là: \(p=\frac{F}{S}\)

    Trong đó: \(p\) là áp suất.

    \(F\) là áp lực.

    \(S\) là diện tích mặt bị ép

    *) Công thức tính áp suất của chất lỏng là: \(p=d.h\)

    Trong đó:

    \(p\) là áp suất.

    \(d\) là trọng lượng riêng của chất lỏng.

    \(h\) là độ sâu tính từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm tính áp suất.

    Bài 8: Tóm tắt

    \(S_{AB}=24km\)

    \(V_1=45km\)/\(h\)

    \(V_2=36km\)/\(h\)

    ____________

    a) 2 xe có gặp nhau không?

    b) \(t=?\)

    c) \(S_{AC}=?\)

    Giải

    Cơ học lớp 8

    a) 2 xe trên sẽ gặp nhau do người đi từ A có độ lớn vận tốc hơn người đi từ B.

    b) Gọi C là điểm gặp nhau của 2 người.

    t là thời gian 2 người sẽ gặp nhau.

    Ta có: \(S_{AC}-S_{BC}=S_{AB}\Rightarrow V_1.t-V_2.t=24\Rightarrow t\left(45-36\right)=24\Rightarrow t=\frac{8}{3}\left(h\right)\)

    c) Điểm 2 người gặp nhau cách điểm A là: \(S_{AB}=45.\frac{8}{3}=120\left(km\right)\)

      bởi Nguyễn Phương 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Kéo đều hai thùng hàng, mỗi thùng nặng 5000N lên sàn ô tô cách mặt đất 1 m bằng tấm ván đặt nghiêng (ma sát không đáng kể).

    - Kéo thùng thứ nhất, dùng tấm ván dài 4m.

    - Kéo thùng thứ hai, dùng tấm ván dài 2m.

    a) Trong trường hợp nào người ta kéo vơi lực nhỏ hơn và nhỏ hơn bao nhiêu lần ?

    b) Trường hợp nào thì tốn nhiều công hơn?

    c) Tính công của lực kéo thùng hang theo mặt phẳng nghiêng lên sàn ô tô.

      bởi minh thuận 07/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a) Trường hợp thứ nhất lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn hai lần.

    b) Không có trường hợp nào tốn công hơn. Công thực hiện trong hai trường hợp là như nhau.

    c) Công của lực kéo thùng hang theo mặt phẳng nghiêng lên ô tô cũng đúng bằng công của lực kéo lên trực tiếp thùng hang theo phương thẳng đứng lên ô tô: A = P. h = 500 . 1 = 500 J.

     

      bởi Phạm Điềm 07/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Muốn kiểm chứng độ lớn của lực đẩy Acsimet cần phải đo những đại lượng nào?

    Help me! mai mik phải nộp rồi!

      bởi minh vương 11/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Muốn kiểm chứng độ lớn của lực đẩy Acsimet cần phải đo những đại lượng nào?

    Trả lời:

    a. Đo độ lớn lực đẩy Acsimet (FA).

    b. Đo trọng lượng phần chất lỏng (nước) có thể tích bằng thể tích mà vật chiếm chỗ (P).

      bởi Nguyen Van 11/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài thi số 3

    19:39
    Câu 1:

    Một ô tô chuyển động từ Hà Nội đến thành phố Huế, trong 3 giờ đầu ô tô chạy với vận tốc trung bình là 60km/h; trong 5 giờ sau ô tô chạy với vận tốc trung bình là 50km/h. Vận tốc trung bình của ô tô trong suốt thời gian chuyển động trên là:

    • 55km/h

    • 50km/h

    • 60km/h

    • 53,75km/h

    Câu 2:

    Trong các trường hợp lực xuất hiện sau đây, trường hợp nào không phải là lực ma sát?

    • Lực xuất hiện làm mòn đế giày.

    • Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường.

    • Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị dãn.

    • Lực xuất hiện giữa dây cu roa với bánh xe truyền chuyển động.

    Câu 3:

    Khi ta gõ mạnh cán búa xuống đất, cán búa đột ngột bị dừng lại, đầu búa tiếp tục chuyển động do ...... và ngập sâu vào cán búa.

    • ma sát

    • quán tính

    • trọng lực

    • lực

    Câu 4:

    Một ô tô chuyển động từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh, trong 3 giờ đầu ô tô chạy với vận tốc trung bình là 60km/h; trong 5 giờ sau ô tô chạy với vận tốc trung bình là 50km/h. Quãng đường ô tô chuyển động trong 8h là:

    • 230km

    • 430km

    • 215km

    • 530km

    Câu 5:

    Khi vận chuyển các vật trong nhà máy, các vật được giữ trên băng chuyền và di chuyển cùng với dây băng chuyền được là nhờ giữa vật và băng chuyền có:

    • Lực ma sát nghỉ

    • Lực ma sát lăn

    • Lực ma sát trượt

    • Lực cân bằng

    Câu 6:

    Khi ta đẩy thùng hàng trên sàn nhà, thì có lực ma sát trượt tại mặt tiếp xúc của thùng hàng với sàn nhà, ta có thể đặt các thùng hàng lên các xe lăn (hay con lăn) để di chuyển chúng được dễ dàng hơn. Như vậy, lực ma sát trượt đã được thay thế bằng:

    • Lực ma sát lăn.

    • Lực ma sát trượt.

    • Trọng lực.

    • Lực ma sát nghỉ.

    Câu 7:

    Một người đi xe đạp trên một đoạn đường dài 1,2 km hết 6 phút. Sau đó người đó đi tiếp một đoạn đường 0,6 km trong 4 phút rồi dừng lại. Vận tốc trung bình trên đoạn đường người đó đã đi trong thời gian trên là:

    • 10,8km/h

    • 10km/h

    • 9km/h

    • 12km/h

    Câu 8:

    Ổ khóa nhà em lâu ngày bị rỉ sét, rất khó mở hay đóng. Em đã nhỏ vài giọt dầu nhớt để bôi trơn để dễ dàng mở khóa hơn. Cách thực hiện này đã làm lực ma sát giữa khóa và ổ khóa:

    • Cân bằng.

    • Giảm đi.

    • Tăng lên.

    • Không thay đổi.

    Câu 9:

    Lúc 7h hai ô tô cùng khởi hành từ hai điểm A và B cách nhau 96 km và đi ngược chiều nhau. Vận tốc của xe đi từ A là 36km/h, vận tốc của xe đi từ B là 28km/h. Thời điểm lúc 2 xe gặp nhau là:

    • 9h

    • 9h 30 phút

    • 8h

    • 8h30

    Câu 10:

    Một con ngựa kéo một xe có khối lượng 1 tấn chạy thẳng đều trên mặt đường nằm ngang . Biết lực ma sát chỉ bằng 0,3 trọng lượng của xe. Lực kéo của ngựa là:

    • 10000N

    • 3000N

    • 7000N

    • 13000N

    •  
      bởi Lê Nhi 16/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1: 53,75km/h

    Câu 2: Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị dãn

    Câu 3: Quán tính

    Câu 4: 430km/h

    Câu 5: Lực ma sát nghỉ

    Câu 6; Lực ma sát lăn

    Câu 7:10,8km/h

    Câu 8: Giam đi

    Câu 9:8h30

    Câu 10: 3000N

      bởi Nguyễn Minh Nhật 16/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một bình thông nhau chứa nc biển, người ta đổ thêm xăng vào 1 nhánh. Hai mặt thoáng chênh lệnh nhau 20cm. Độ cao của cột xăng là bao nhiêu?

      bởi Chai Chai 21/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

  • Gọi trọng lượng riêng của xăng là d1, trọng lượng riêng của nước biển là d2, dộ chênh lệch giữa 2 nhánh là h1
    Xét 2 điểm A & B nằm cùng trên 1 mặt phẳng ngang ngăn cách giữa nước và xăng
    Có pA = pB => h.d1 = d2(h - h1)
    => h: (h-h1) = d2:d1 = 10300 : 7000 = 103:70
    => h.70 = 103.( h-h1)
    = 103.h - 103. 18 = 103h - 1854
    => 33h = 1854 => h = 1854: 33= 56,2(mm)

      bởi Thủy Nguyễn 21/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Người ta đổ vào ống chia độ một lượng thuỷ ngân và một lượng nước có cùng khối lượng. Chiều cao tổng cộng của hai lớp chất lỏng là 29,2cm. Tính áp suất các chất lỏng tác dụng lên đáy ống. Với trọng lượng riêng của thuỷ ngân là 136000N/m3 và trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.

      bởi Nguyễn Anh Hưng 26/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Áp suất của nước tác dụng lên đáy ống là :
    P = d.h = 10 000 . 0,929 = 9290 (N/m2 )

    Áp suất của thủy ngân tương tự như nước

    P/S : không chắc lắm


      bởi Phạm Quỳnh Phương 26/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một vật đi từ A đến B với vận tốc 6 km/h, sau đó quay về B với vận tốc 10/3 m/s. Tính vận tốc trung bình cả đi cả về

    có bạn nào biết thì giúp mik vs nha

                                       

      bởi bach dang 04/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • ta có:

    thời gian người đó đi trong lượt đi là:

    \(t_1=\frac{S}{v_1}=\frac{S}{6}\)

    thời gian người đó đi trong lượt về là:

    \(t_2=\frac{S}{v_2}=\frac{3S}{10}\)

    vận tốc trung bình của người đó là:
    \(v_{tb}=\frac{2S}{t_1+t_2}\)

    \(\Leftrightarrow v_{tb}=\frac{2S}{\frac{S}{6}+\frac{3S}{10}}\)

    \(\Leftrightarrow v_{tb}=\frac{2}{\frac{1}{6}+0,3}=\frac{30}{7}\) km/h

      bởi Phương Bình 04/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Nếu em thổi vào miệng một lọ nhỏ, cột không khí trong lọ sẽ dao động và phát ra âm. Hãy tìm cách kiểm tra xem có đúng khi đó cột khí dao động không ?

      bởi Lê Tấn Thanh 11/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Dán những cái sợi ni-lon 3cm vào miệng lọ thì khi thổi thấy những cái tua ấy nó bay nhẹ

      bởi hồ văn quân 11/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1 máy nén thủy lực có diện tích ở nhánh A là 10 cm2, ở nhánh B là 500 cm2.

    a. Người ta đẩy cho pittong A di chuyển xuống 1 đoạn l = 12 cm. Tính L của pittong B.

    b. Lực tác dụng lên pittong A là 200N thì tác dụng lên pittong B là bao nhiêu ? Tính áp suất lên cả 2 pittong và nêu kết luận.

      bởi Quế Anh 18/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • hãy cho bit công thuc tính p và đơn vi của từng đại luong cong thuc do, mk lam bai nay cho

      bởi Tuyên Nông 18/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • bài 3 : 1 ô tô chuyển động trên AB = 135 km/h vận tốc trung bình V= 45 km/h . biết nửa thời gian đầu đi với vận tốc V1 = 50 km/h

    . Tìm vận tốc V2 tỏng nửa thời gian sau ?

      bởi Nguyen Ngoc 25/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Vận tốc trung bình của cả đoạn đường là:

    \(v_{tb}\) = \(\frac{v_1.t+v_2.t}{2.t}\) = \(\frac{v_1+v_2}{2}\) = ( km/h)

    Mà \(v_{tb}\) = \(45\) ,  \(v_1\) = \(50\) nên \(v_2\) = 

      bởi Nguyen Lynn 25/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • bài 2 :  1 vật chuyển động từ A đến B cách nhau 180 m trong nửa đoạn đầu đi với vận tốc V1= 5 m/s . Trong nửa đoạn đường sau đi với vận tốc V2 = 3m/s

    a) sau bao lâu vật đến B ?

    b) tìm vận tốc trên cả quãng đường AB

     

      bởi Phạm Khánh Ngọc 02/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a) Thời gian đi hết nửa đoạn đường đầu là:

    \(\text{(180 / 2 ) / 5 = 18 ( giây )}\)

    Thời gian đi hết nửa đoạn đường còn lại là:

    \(\text{( 180 / 2 ) / 3 = 30 ( giây )}\)

    Thời gian đi hết đoạn đường từ A đến B là:

    \(\text{18 + 30 = 48 ( giây )}\)

      bởi Nhật My 02/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF