OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tính áp suất của nước lên 1 điểm ở cách đáy thùng 0,4m ?

Bài 7: Một thùng cao 1,2m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước lên 1 điểm ở cách đáy thùng 0,4m. Biết trọng lượng riêng d của nước là 10 000N/m3

  bởi Lê Gia Bảo 19/01/2019
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (38)

  • Gọi A là điểm cách đáy thùng 0,4m.

    Độ cao của cột nước từ điểm A lên mặt nước là:

    hA=h-h1=1,2-0,4=0,8(m)

    Áp suất của nước tác dụng lên điểm A là:

    p=h.d=0,8.10000=8000(Pa)

      bởi Nguyen Huu-Khang 19/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • công thức tính quãng đường , vận tốc trung bình , công thức tính m theo p

      bởi Nguyen Ngoc 20/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Giải:

    * Công thức tính quãng đường:

    \(s=v.t\)

    * Công thức tính vận tốc trung bình:

    \(v_{tb}=\dfrac{s_1+s_2+...+s_n}{t_1+t_2+...+t_n}\)

    * Công thức tính khối lượng theo áp suất:

    Ta có:

    \(p=\dfrac{F}{S}=\dfrac{P}{S}=\dfrac{10m}{S}\)

    \(\Leftrightarrow m=\dfrac{S.p}{10}\)

    Chúc bạn học tốt!

      bởi Phạm Công 20/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1.một quả cầu nhôm ở nhiệt độ 100độC thả vào cốc nước, nước có khối lượng 0,47 kg ở 20độC. Nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là 25độC.Tính khối lượng của quả cầu. Bỏ qua sự thu nhiệt của cốc và môi trường xung quanh.

    2. Trong khi làm thí nghiệm để xác định nhiệt dung riêng của chì, 1 học sinh thả 1 miếng chì 300g được nung nóng tới 100độC vào 0,25l nước ở 58,5độC làm cho nước nóng lên đến 60độC

    a. Tính nhiệt lượng mà nước thu được

    b. Tính nhiệt dung riêng của chì

    c. Tại sao kết quả tính chỉ gần đúng giá trị ghi ở bảng nhiệt dung riêng của 1 số chất?

      bởi Sasu ka 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 0,25l = 2,5 . 10-4 m3

    Khối lượng cả nước là:

    m2 = DV = 1000 . 2,5 . 10-4 = 0,25 (kg)

    Nhiệt lượng nước thu vào là:

    Q2 = m2c2(to2 - to3) = 0,25 . 4200 . (60 - 58,5) = 1575 (J)

    Vậy...

    b) 300g = 0,3kg

    Vì nhiệt lượng nước thu vào bằng nhiệt lượng miếng chì tỏa ra nên ta có: Q1 = Q2 = 1575 (J)

    Nhiệt dung riêng của chì là:

    \(c_1=\dfrac{Q_1}{m_1\left(t^o_1-t^o_2\right)}=\dfrac{1575}{0,3\left(100-60\right)}=131,25\left(J/kg.K\right)\)

    Vậy...

    c) Kết quả chỉ tính gần đúng giá trị ghi ở bảng nhiệt dung riêng của một số chất bởi vì giá trị ở bảng đó được lấy giá trị trung bình của chì

    Aizza ~ K bik câu c có đúng hay k đâu nha ~

      bởi Ngọc Thiện 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1) Một xe chuyển động từ A về B. Nửa quãng đường đầu vận tốc của xe là v1, nửa quãng đường sau vận tốc của xe là v2. Tính vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường.
    2) Một xe chuyển động từ A về B. Nửa quãng đường đầu vận tốc của xe là v1 = 40km/h, nửa quãng đường sau vận tốc của xe v2. Tính v2 biết vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường là v = 48km/h.

    3: Một xe chuyển động từ A về B. Vận tốc của xe trong quãng đường đầu là v1 = 40km/h, trong quãng đường tiếp theo là v2 = 60km/h và vận tốc trên quãng đường còn lại là v3 = 30km/h. Tính vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường.

    4: Một xe chuyển động từ A về B. Vận tốc của xe trong quãng đường đầu là v1 = 40km/h, trong quãng đường tiếp theo là v2 = 60km/h và vận tốc trên quãng đường còn lại là v3. Tính v3 biết vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường là v = 40km/h.

    5) Một xe chuyển động từ A về B. Nửa thời gian đầu vận tốc của xe là v1, nửa thời gian sau vận tốc của xe là v2. Tính vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường AB.







      bởi Nguyễn Thị Thu Huệ 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 1 :

    Độ dài quãng đường sau là :

    S2 = t2. v2 = 24. 1/6 = 4km.

    Độ dài quãng đường đầu là :

    S1 = 3S2 = 12km.

    Tổng độ dài quãng đường AB là:

    S = S1 + S2 = 12 + 4 = 16km.

    Thời gian đi hết quãng đường đầu là :

    t­ = S/v = 16/32 = 0,5h

    Thời gian đi hết quãng đường đầu là là:

    t1 = t - t2 = 0,5 – 1/6 = 1/3 (h)

    Vận tốc của xe trên quãng đường đầu là :

    v1 = S1/t1 = 12/(1/3) = 36km/h



      bởi Tran linh Linh 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một người dự định đi bộ một quãng đường với vận tốc không đổi là 5km/h, nhưng khi đi được nửa quãng đường thì được bạn đèo bằng xe đạp đi tiếp với vận tốc 12km/h do đó đến sớm hơn dự định là 28 phút. Hỏi nếu người đó đi bộ hết quãng đường thì mất bao lâu?

      bởi Suong dem 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    \(v=5km/h\\ v'=12km/h\\ t'=28'=\dfrac{7}{15}h\\ \overline{t=?}\)

    Giải:

    Gọi chiều dài nửa quãng đường là: \(s\left(km\right)\)

    Thì thời gian đi hết quãng đường theo dự định là:

    \(t=\dfrac{2s}{v}=\dfrac{2s}{5}\)

    Nhưng trên thực tế thời gian đi hết quãng đường là:

    \(t'=t_1+t_2=\dfrac{s}{v}+\dfrac{s}{v'}=\dfrac{s}{5}+\dfrac{s}{12}\)

    Theo đề bài thì thời gian đi trên thực tế ít hơn thời gian dự định là \(28'\left(=\dfrac{7}{15}h\right)\), ta có phương trình:

    \(\dfrac{s}{5}+\dfrac{s}{12}=\dfrac{2s}{5}-\dfrac{7}{15}\)

    Giải phương trình:

    \(\dfrac{s}{5}+\dfrac{s}{12}=\dfrac{2s}{5}-\dfrac{7}{15}\)

    \(\Leftrightarrow\dfrac{12s}{60}+\dfrac{5s}{60}=\dfrac{24s}{60}-\dfrac{28}{60}\\ \Rightarrow12s+5s=24s-28\\ \Leftrightarrow24s-17s=28\\ \Leftrightarrow7s=28\\ \Leftrightarrow s=4\left(m\right)\)

    Thời gian để đi hết quãng đường đó như dự định là:

    \(t=\dfrac{2s}{v}=\dfrac{2.4}{5}=1,6\left(h\right)\)

    Vậy thời gian để đi hết quãng đường theo dự định là:1,6 giờ

      bởi dang thi dan 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Người ta dùng một lực 400N mới kéo được một vật nặng 75kg lên một mặt phẳng nghiêng có chiều dài 3,5m và chiều cao 0,8m

    a, Tính lực cản

    b, Tính hiệu suất sử dụng mặt phẳng nghiêng

      bởi Tay Thu 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trọng lượng vật: P=10m=10.75=750(N)
    Công có ích: Ai=P.h=750.0,8=600(J)
    Công toàn phần: Atp=F.s=400.3,3=1320(J)
    a)Công để thắng lực ma sát: Atp=Ai+Ams => Ams=Atp-Ai=1320-600=720(J)
    b)Độ lớn của lực ma sát: Ams=F.s => F=Ams/s=720/3,3=218(N)

      bởi Nguyễn Khoa 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hai bến xe cách nhau 60 km. Cứ 10 phút lại có hai xe đồng thời rời khỏi bến này để chạy về bến kia với vận tốc 60 km/h. Mỗi xe trên đường đi sẽ gặp bao nhiêu xe chuyển động ngược chiều?

      bởi thu phương 30/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 12 xe

      bởi Nguyễn Ngọc 30/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 3: Một vận động viên thực hiện cuộc đua vượt đèo như sau: Quãng đường lên đèo 45km đi trong 2h15'. Quãng đường xuống đèo 30km đi trong 24 phút. Tính vận tốc trung bình trên mỗi đường đua và trên cả quãng đường.

      bởi Nguyễn Minh Hải 03/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • đổi: 2h15 phút= 2,25h

    24 phút= 0,4h

    vận tốc trung bình của quãng đường lên đèo là

    \(V_{tb}=\dfrac{S_1}{t_1}=\dfrac{45}{2,25}=20\left(km/h\right)\)

    vận tốc trung bình của quãng đường xuống đèo là

    \(V_{tb}=\dfrac{S_2}{t_2}=\dfrac{30}{0,4}=75\left(km/h\right)\)

    vận tốc trung bình trên cả quãng đường là

    \(V_{tb}=\dfrac{S_1+S_2}{t_1+t_2}=\dfrac{45+30}{2,25+0,4}=28,30\left(km/h\right)\)

      bởi Tuấn Lê 03/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 1: Một vật chuyển động trên đoạn đường AB dài 240 km. Trong nửa đoạn đầu nó đi với vận tốc 6m/s, nửa đoạn đường sau nó đi với vận tốc 12m/s. Tính thời gian vật chuyển động hết quãng đường AB.

      bởi Mai Anh 07/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thời gian vật chuyển động trong nửa quãng đường đầu là:

    t1=\(\dfrac{s_1}{v_1}\)=\(\dfrac{240000:2}{\text{6}}\)=20000(s)

    Thời gian vật chuyển động nửa quãng đường sau là:

    t2=\(\dfrac{s_2}{v_2}=\dfrac{120000}{12}\) =10000(s)

    Thời gian vật chuyển động hết quãng đường AB là:

    t=t1+t2=20000+10000=30000(s)

      bởi Kiều Nhi 07/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1: Một em hs đang đi xe đạp từ nhà đến trường.Em hs đó đang chuyển động so với vật nào/Dứng yên với vật nào ?Tại sao?
    Câu 2: Một em hs đạp xe đều từ nhà đến trường hết 12 phút và đi được 2,7 km.
    a,Tính vận tốc của em hs đó ra :m/s , km/h , m/p.
    b, Quãng đường từ nhà đến trường là 3600m. Hỏi em hs đó di xe đạp từ nhà đến trường là bao lâu?
    Câu 3: Biểu diễn trọng lực của vật đó có khối lượng 50 kg.
    Câu 4 :Giair thích tại sao hành khách đang ngồi trên ô tô bị chúi người về phía trước . Khi xe đột ngột tang vận tốc . Lmà gì để hạn chế điều đó ?

      bởi thanh hằng 11/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Em hs đó đang CĐ so với nhà cửa, cây cối bên đường. Vì vị trí của em hs luôn thay đổi theo thgian so với nhà cửa, cây cối bên đường

    Đứng yên so với chiếc xe đạp. Vì vị trí của em hs ko thay đổi theo thgian so với xe đạp

    2. 12ph = 0,2h

    a) vận tốc của em hs đó là :

    v = s / t = 2,7 / 0,2 = 13,5 km/h = 3,75m/s

    b) thời gian để em hs đó đi từ nhà đến trường là :

    t' = s' / v = 3600 / 3,75 = 960s = 16ph

    3. Trọng lượng của vật :

    P = 10.m = 10 . 50 =500 N

    Biểu diễn tự vẽ

    4. khi xe đột ngột tăng tốc t nghĩ là hành khách sẽ bị ngã về phía sau chứ ? chúi về phía trước là thắng gấp chứ? coi lại đề xem

      bởi trần Khanh 11/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Ôtô chuyển động với vận tốc \(45km/h\) cho ta biết trung bình ôtô đó đi được 45km trong vòng 1 giờ.

    Công thức tính vận tốc chuyển động (trung bình):

    \(v=\dfrac{s}{t}=\dfrac{s_1+s_2+....}{t_1+t_2+....}\)

    Trong đó:

    v là vận tốc chuyển động (trung bình) đơn vị là \(m/s\) hoặc \(km/h\)

    s là độ dài quãng đường đi được đơn vị là m hoặc km

    t là thời gian đi hết quãng đường đó đơn vị là s hoặc h

    Công thức tính quãng đường là:

    \(s=v.t\)

    Công thức tính thời gian là:

    \(t=\dfrac{s}{v}\)

      bởi hoangyen nhi 16/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 2 ô tô cùng khởi hành và chuyển động thẳng đều ngược chiều nhau . Vận tốc của xe thứ nhất gấp 2 lần vận tốc của xe thứ 2 . ban đầu 2 xe cách nhau 240km và sau 2 giờ 2 xe gặp nhau. tính vận tốc 2 xe

      bởi Lê Tường Vy 22/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Quãng đường ô tô 1 đi được là:

    s1 = v1t = 2v2 . 2 = 4v2

    Quãng đường ô tô 2 đi được là:

    s2 = v2t = 2v2

    Để 2 xe gặp nhau thì:

    s1 + s2 = s

    => 4v2 + 2v2 = 240

    => v2 = 40 (km/h)

    Vận tốc của ô tô 1 là:

    v1 = 2v2 = 2 . 40 = 80 (km/h)

    Vậy...

      bởi Thảo Hương 22/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1.Đun m(kg) rượu ở 25-> 70 *C. Thì độ tăng nhiệt độ của rượu là bao nhiêu ?

    2.Thả 1 miếng sắt có khối lượng 800g đã được đun nóng vào một bình đựng 500g nước ở nhiệt đọ 20*C.Khi cân bằng thì nhiệt độ của nước là 40*C.Tính:

    a.Nhiêu lượng mà miếng sắt tỏa ra

    b.Nhiệt độ ban đầu của miếng sắt là bao nhiêu?

    (Nhiệt dung riêng của miếng sắt, nước lần lượt là C1 =460J/kg.K ,C2 = 4200J/kg.K coi như chỉ có miếng sắt và nước truyền nhiệt cho nhau )

    3.Một ấm nhôm có khối lượng 400g chứa 1 lít nước.Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước,biết nhiệt độ ban đầu của ấm nước là 20*C ,biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K,của nước là 4200J/kg.K và bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường.

    4.Người ta thả 1 miếng đồng có khối lượng 600g ở nhiệt độ 100*C vào 2,5kg nước.Nhiệt độ cuối cùng là 30*C.Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ và nhiệt độ ban đầu của nước là bao nhiêu? Nếu bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường, biết nhiệt dung riêng của nước là 420j/kg.k

    5.Thả một quả cầu bằng nhôm có khối lượng 0,5kg ở nhiệt độ 100*C vào chậu nước ở nhiệt độ 20*C.Khi cân bằng nhiệt độ là 25*C.Cho biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880j/kg , của nước là 4200j/kg.k và bỏ qua sự trao đổi nhiệt ở môi trường .

    a. Tính nhiệt dung riêng do quả cầu nhôm tỏa ra

    b. tính khối lượng của nước

      bởi Việt Long 28/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài ten có đánh dấu * nhé! Hỏi đáp Vật lý

      bởi Hoàng Nhã 28/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Có 2 ôtô chuyển động trên đoạn đường AB,ô tô thứ nhất đi từ A -> B theo cách sau: nửa thời gian đầu đi với vận tốc v1 = 50km/h, nửa thời gian sauđi với v2 = 75km/h. Ô tô thứ 2 xuất phát cùng ô tô thứ nhất nhưng đi theo cách khác, nửa quãng đường đầu đi với vận tốc v1 = 50km/h, nửa quãng đường sau đi với vận tốc v2 = 75km/h

    a, Hỏi ô tô nào đến đích trước

    b, Tính vtb của mỗi xe

      bởi Lê Văn Duyệt 06/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a, Gọi nửa thời gian xe 1 đi là :t

    \(\Rightarrow V_{tb_1}=\dfrac{S_1+S_2}{t+t}=\dfrac{S_1+S_2}{2t}\)

    \(S_1=V_1.t=50t\)

    \(S_2=V_2.t=75t\)

    \(\Rightarrow V_{tb_1}=\dfrac{S_1+S_2}{2t}=\dfrac{50t+75t}{2t}=62,5\)(km/h)\(\left(1\right)\)

    Gọi nửa quãng đường của xe 2 đi là: S

    \(\Rightarrow V_{tb_2}=\dfrac{S+S}{t_1+t_2}=\dfrac{2S}{t_1+t_2}\)

    \(t_1=\dfrac{S}{V_3}=\dfrac{S}{50}\)

    \(t_2=\dfrac{S}{V_4}=\dfrac{S}{75}\)

    \(\Rightarrow V_{tb_2}=\dfrac{2S}{t_1+t_2}=\dfrac{2S}{\dfrac{S}{50}+\dfrac{S}{75}}=60\)(km/h)\(\left(2\right)\)

    Từ \(\left(1\right),\left(2\right)\) :
    \(\Rightarrow\)Ô tô 1 đến đích trước.

    b, \(V_{tb_1}=62,5\)(km/h)

    \(V_{tb_2}=60\)(km/h)

      bởi Nguyễn Hiền 06/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một người đi xe đạp với vận tốc 8km/h và một người đi bộ với vận tốc 4km/h khởi hành cùng một lúc ở cùng một nơi và chuyển động ngược chiều nhau.Sau khi đi được 30p, người đi xe đạp dừng lại, nghỉ 30p rồi quay trở lại đuổi theo người đi bộ (với vận tốc như cũ).Hỏi kể từ lúc cùng khởi hành, sau bao lâu người đi xe đạp đuổi kịp người đi bộ?

      bởi Truc Ly 13/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thời gian người đi xe đạp đi đến khi bắt đầu đuổi theo người đi bộ là:

    \(t=t_1+t_2=30+30=60'=1h\)

    Sau 1 giờ kể cả thời gian nghỉ thì người đi xe đạp đi đươc:

    \(S_1=V_1.t_1=8.0,5=4\left(km\right)\)

    Sau 1h thì quãng đường người đi bộ đi được là:

    \(S_2=V_2.t=4.1=4\left(km\right)\)

    Khoảng cách lúc này của 2 người là:

    \(S_3=S_1+S_2=4+4=8\left(km\right)\)

    Kể từ lúc khởi hành thì thời gian để người đi xe đạp đuổi kịp người đi bộ là:

    \(t_3=\dfrac{S_3}{V_1-V_2}=\dfrac{8}{8-4}=2\left(h\right)\)

      bởi Khánh Ngân 13/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 4. Lực ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ xuất hiện khi nào ? Lấy 1 VD chứng tỏ ma sát có lợi ; 1 VD chứng tỏ ma sát có hại

      bởi Mai Anh 21/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khi nào có lực ma sát?
    1. Lực ma sát trượt
    Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác. 2. Lực ma sát lăn
    Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.
    3. Lực ma sát nghỉ
    Khi đẩy 1 vật, lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt.
    Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác. - Một ví dụ chứng tỏ ma sát có lợi : Lực ma sát có thể có lợi
    - Lực ma sát trượt giúp ta viết phấn lên bảng dễ hơn. - Một ví dụ chứng tỏ ma sát có hại :
    Lực ma sát có lợi hay có hại
    - Lực ma sát trượt giữa đĩa và xích xe làm mòn đĩa xe và xích.
      bởi Đặng Trường 21/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Tại sao không nên chạy xe với tốc độ cao trên những đoạn đường trơn trượt nhất là lúc trời mưa

    2. Một vật có thể tích 90 dm3 khi thả trong nước thấy 1/2 thể tích vật nổi trong nước

    a.Tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật ,biết dn =10000 N/m3.

    b. Tính trọng lượng riêng của vật

    c. Khi thả vật vào chất lỏng có trọng lượng riêng là d =7000 N/m3 thì vật nổi hay chìm?

    3. a, Trong các trường hợp sau đây, loại lực ma sát nào đã xuất hiện?

    -Kéo một hộp gỗ trượt trên mặt bàn.

    -Đặt một cuốn sách lên mặt bàn nằm nghiêng so với phương ngang, cuốn sách vẫn đứng yên.

    -Một quả bóng lăn trên mặt đất.

    b, Một người công nhân kéo một vật có khối lượng 12kg lên cao 4m bằng ròng rọc cố định, hãy tính công của lực kéo.

    somebody help me!!!!!!

      bởi Nhat nheo 29/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 3. a, Trong các trường hợp sau đây, loại lực ma sát nào đã xuất hiện?

    -Kéo một hộp gỗ trượt trên mặt bàn.

    -Đặt một cuốn sách lên mặt bàn nằm nghiêng so với phương ngang, cuốn sách vẫn đứng yên.

    -Một quả bóng lăn trên mặt đất.

    b, Một người công nhân kéo một vật có khối lượng 12kg lên cao 4m bằng ròng rọc cố định, hãy tính công của lực kéo.

    Tóm tắt :

    \(m=12kg\)

    \(h=4m\)

    \(A=?\)

    GIẢI :

    Trọng lượng của vật này là :

    \(P=10.m=10.12=120\left(N\right)\)

    Khi sử dụng ròng rọc thì người công nhân được lợi về lực 2 lần nhưng cũng thiệt về đường đi 2 lần . Vì vậy lực kéo là :

    \(F=\dfrac{P}{2}=\dfrac{120}{2}=60\left(N\right)\)

    Độ cao phải đưa vật lên là :

    \(h=\dfrac{4}{2}=2\left(m\right)\)

    Công của lực kéo là :

    \(A=P.h=120.2=240\left(J\right)\)

    Hoặc :

    \(A=F.s=60.4=240\left(J\right)\)

      bởi Gia Hân Lê 29/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 5: Người ta dùng một mặt phẳng ngiêng có chiều dài l để kéo một vật có khối lượng
    m với lực kéo F . Hỏi vật có thể lên cao bao nhiêu? Biết hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là H.

      bởi hai trieu 06/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hỏi đáp Vật lý

    Sử dụng máy cơ đơn giản không cho ta lợi về công:

    ⇒AP = AF ⇔ P.h = F.l ⇔ 10m.h = F.l

    ⇔ h = \(\dfrac{F.l}{10m}\)

    Vậy vật có thể lên cao \(\dfrac{F.l}{10m}\).

      bởi Vương Quốc Huy 06/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1 xe tăng có khối lượng 34 tấn . Tính áp suất của xe lên mặt đườn. Biết diện tích của bản xích tiếp xúc với mặt đất là 1,5m vuông . Hãy so sánh với áp suất của ôtô biết xe ôtô nặng 2 tấn . Diện tích tiếp xúc đất của bánh xe là 250cm vuông

      bởi My Le 15/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    \(m_1=34\left(tấn\right)=34000\left(kg\right)\Rightarrow F_1=P_1=10m=340000\left(N\right)\)

    \(S_1=1,5\left(m^2\right)\)

    \(m_2=2\left(tấn\right)=2000\left(kg\right)\Rightarrow F_2=P_2=10m=20000\left(N\right)\)

    \(S_2=250cm^2=0,025\left(m^2\right)\)

    _________________________________________________

    \(p_1=?\)

    \(p_1...p_2\left(< ;>;=\right)\)

    Giải:

    Áp suất của xe tăng tác dụng lên mặt đường là:

    \(p_1=\dfrac{F_1}{S_1}=\dfrac{340000}{1,5}=226666,67\left(Pa\right)\)

    Áp suất của xe ôtô tác dụng lên mặt đường là:

    \(p_2=\dfrac{F_2}{S_2}=\dfrac{20000}{0,025}=800000\left(Pa\right)\)

    \(226666,67\left(Pa\right)< 800000\left(Pa\right)\)

    Nên \(p_1< p_2\)

    Vậy ...

    Chúc bạn học tốt!

      bởi Nguyễn Xuân Tất Thắng 15/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 3. Thế nào là hai lực cân bằng ? Hiện tượng gì xảy ra nếu vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng ?

      bởi Lê Thánh Tông 25/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hai lực cân bằng là hai lực có cùng điểm đặt, cùng phương, ngược chiều và có cùng độ lớn. Khi một vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng, vật đó nếu đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, còn nếu đang chuyển động thẳng đều thì sẽ tiếp tục chuyển động thằng đều. Nó ngắn gọn là nếu vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vận tốc của vật sẽ không thay đổi.

      bởi PHAM THI phươnganh 25/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF