OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

So sánh thế năng ,động năng và cơ năng của hai xe ?

So sánh thế năng ,động năng và cơ năng của hai xe có cùng khoii61 luợng đang chạy trên một con đường.Xe thứ nhất có tốc độ 80 km/h ,xe thứ hai có tốc độ 100km/h

  bởi minh dương 23/01/2019
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (33)

  • Thế năng:Xe1=Xe2

    Cơ năng:Xe1<Xe2

      bởi Ngọc Thiện 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hai ô tô xuất phát cùng một lúc từ hai điểm A và B cách nhau 40 km .Hai xe chuyển động thẳng đều cùng chiều từ A đến B với vận tốc lần lượt là 30km/h và 10km/h

    a.Hỏi sau bao lâu hai người gặp nhau ?Xác định chỗ gặp đó

    b.Hỏi sau bao lâu hai người cách nhau 10 km
      bởi Thụy Mây 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a) Cứ 1 h 2 xe lại gần nhau là : 30 - 10 = 20 km / h

    ==> Thòi gian 2 xe gặp nhau : 40 / 20 = 2 h

    Chổ 2 xe gặp cách B = 40 + 20 = 60 km

    b) Thòi gian để 2 người cách xa nhau 10 km là 0,5h

      bởi Le Ngoc Quyen 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Dùng bếp dầu để đun sôi 2 lít nước ở 200C đừng trong một ấm nhôm có khối lượng 0,5kg. Tính lượng dầu cần dùng. Biết chỉ có 30% nhiệt lượng dó dầu bị đốt cháy tỏa ra làm nóng ấm và nước đựng trong ấm.

      bởi Suong dem 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nhiệt lượng cần cung cấp co nước và ấm:

    \(Q=Q_1+Q_2=m_1.c_1.\Delta t+m_2.c_2.\Delta t=2.4200.80+0,5.880.80=707200\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng do dầu bị đốt cháy tỏa ra :

    \(Q^,=Q.\dfrac{100}{30}=2357333\left(J\right)=2,357.10^6\left(J\right)\)

    Lượng dầu cần dùng :

    \(m=Q^,.q=\dfrac{2,357.10^6}{44.10^6}=0.05\left(kg\right)\)

    Vậy: Lượng dầu cần dùng là: 0,05 kg

      bởi quan gia han 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Lực nào sau đây là lực ma sát?

      bởi Bánh Mì 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đáp án là:

    Lực sinh ra giữa mặt đường và bánh xe khi bánh xe lăn trên đường

      bởi Tuấn Zipp 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • động cơ của một ô tô thực hiện lực kéo không đổi F = 4 000N. Biết oto chuyển động đều với vận vận tốc 36km/h. Trong 5 phút, công của lực kéo của động cơ là bao nhiêu?

      bởi Tieu Dong 28/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • \(F=4000\left(N\right)\\ v=36\left(\dfrac{km}{h}\right)=10\left(\dfrac{m}{s}\right)\\ t=5'=300\left(s\right)\\ A=?\)

    quãng đường mà ô tô đi được là:

    \(v=\dfrac{s}{t}\Rightarrow s=v\cdot t=10\cdot300=3000\left(m\right)\)

    Công của lực kéo động cơ là:

    \(A=F.s=4000\cdot3000=12000000\left(J\right)\)

    Vậy trong 5' công của lực kéo động cơ là 12000000(J)

    động cơ của một ô tô thực hiện lực kéo không đổi F = 4 000N. Biết oto chuyển động đều với vận vận tốc 36km/h. Trong 5 phút, công của lực kéo của động cơ là bao nhiêu?

      bởi Phương Nguyễn 28/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Điều kiện để có công cơ học? Công thức tính công?

    2. Công suất là gì? công thức tính công suất?

    3. phát biểu định luật công

    4. Cơ năng là gì? cơ năng có mấy dạng? Cho ví dụ?

    5. Thế năngvà động năng phụ thuộc vào yếu tố nào?

    6. Phát biểu định luật bảo toàn cơ năng cho ví dụ?

      bởi can tu 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào một vật và làm cho vật đó chuyển dời.

    Công thức tính công: \(A=F.s\) [A (J) là công của lực F, F (N) là lực tác dụng vào vật, s (m) là quãng đường vật dịch chuyển].

    2. Công suất là công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.

    Công thức tính công suất: \(P=\dfrac{A}{t}\) [P (W) là công suất, A (J) là công, t (s) là thời gian thực hiện công]

    3. Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta ợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

    4. Khi một vật có khả năng thực hiện công, ta nói vật có cơ năng.

    Cơ năng có 3 dạng:

    - Thế năng trọng trường (thế năng hấp dẫn). Ví dụ: ném một viên đá trên cao xuống viên đá ở trên không có thế năng trọng trường.

    - Thế năng đàn hồi. Ví dụ: sợi dây thun bị kéo căng có thế năng đàn hồi.

    - Động năng. Ví dụ: Một chiếc ô tô đang chạy có động năng.

    5. Thế năng trọng trường phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất hoặc vật làm mốc và khối lượng của vật.

    Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi của vật.

    Động năng phụ thuộc vào vận tốc của vật.

      bởi phạm thị thu nhất 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một mẫu hợp kim chì - nhôm có khối lượng m=500g, khối lượng riêng \(D=6.8g/cm^3\). Hãy xác định khối lượng chì và nhôm có trong hợp kim. Biết khối lượng riêng của chì và nhôm lần lượt là \(D=11.3g/cm^3 , D=2.7g/cm^3 \) và xem rằng thể tích của hợp kim bằng 90% tổng thể tích các kim loại thành phần.

      bởi bala bala 03/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Gọi khối lượng của chì là m1

    Gọi khối lượng của nhôm là m2

    Gọi thể tích của chì và nhôm là V1, V2

    Gọi thể tích của hợp kim là Vhk

    Thể tích của mẩu hợp kim:

    Vhk= m/D= 500/6,8= \(\frac{1250}{17}\)(cm3)

    Vì thể tích của hợp kim bằng 90% tổng thể tích nên:

    V= Vhk* 90%= \(\frac{1250}{17}\)* 90%= \(\frac{1125}{17}\)(cm3)

    Ta có:

    V1+ V2= \(\frac{1125}{17}\) ( Hệ thức 1)

    m1+m2= 500

    <=> D1*V1 + D2*V2= 500

    <=> 11,3*V1 + 2,7*V2= 500 (Hệ thức 2)

    Từ 1 và 2 => V1= 37,36(cm3)

    V2=28,81(cm3)

    Khối lượng của chì trong hợp kim:

    m1= D1*V1= 11,3*37,36= 422,168(g)

    Khối lượng của nhôm là:

    m2=D2*V2= 28,81*2,7= 77,787(g)

      bởi phạm quốc trung 03/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Có một thanh kim loại đồng chất, tiết diện đều, khối lượng m, chiều dài l. Ban đầu, đầu của thanh kim loại đang nằm tại ranh giới của hai nửa mặt bàn làm từ hai chất liệu khác nhau, độ nhám khác nhau. Tính công cần thực hiện để kéo thanh kim loại đi trên mặt bàn và nằm hoàn toàn ở mặt bàn thứ hai. Trọng lượng của thanh kim loại tỉ lệ với lực ma sát, hệ số ma sát của hai nửa mặt bàn là k1 và k2.

      bởi thanh hằng 06/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cơ học lớp 8

    Để kéo thanh kim loại di chuyển thì lực kéo tối thiểu phải bằng lực ma sát. Do hai mặt bàn có lực ma sát khác nhau nên khi kéo thanh kim loại từ mặt bàn thứ nhất sang mặt bàn thứ hai thì độ lớn của lực kéo sẽ thay đổi theo sự thay đổi của ma sát.

    Gọi lực kéo là F, trọng lượng của thanh kim loại là P, lực ma sát là Fms

    Muốn kéo thanh kim loại đi đều sang nửa mặt bàn thứ hai thì:

    F = Fms = k.P (k là hệ số ma sát)

    Khi thanh kim loại nằm hoàn toàn ở bên mặt bàn thứ nhất thì:

    F1 = Fms2 = k1.P = 10m.k1

    Khi thanh kim loại đã được kéo hoàn toàn sang mặt bàn thứ hai thì:

    F2 = Fms1 = k2.P = 10m.k2

    Trong quá trình thanh kim loại được kéo sang mặt bàn thứ hai thì thanh di chuyển một đoạn:

    s = l (m)

    Ta xét hai trường hợp:

    * k1 < k2 (mặt bàn thứ nhất có lực ma sát nhỏ hơn mặt bàn thứ hai)

    Công để kéo thanh kim loại được biểu diễn ở đồ thị dưới đây.

    Cơ học lớp 8

    Công A được tính bằng diện tích hình thang ABCD

    \(A=\dfrac{\left(OA+OB\right)OC}{2}=\dfrac{\left(10m.k_1+10m.k_2\right).l}{2}\\ =\dfrac{10m\left(k_1+k_2\right).l}{2}=5m\left(k_1+k_2\right).l\)

    * k1 > k2 (mặt bàn thứ nhất có lực ma sát lớn hơn mặt bàn thứ hai)

    Công để kéo thanh kim loại được biểu diễn ở đồ thị dưới đây.

    Cơ học lớp 8

    Công A vẫn được tính ra như trên bằng diện tích hình thang ABCD.

    \(A=\dfrac{\left(OA+OB\right)OC}{2}=\dfrac{(10m.k_1+10m.k_2)l}{2}=5\left(k_1+k_2\right).l\)

    Kết luận: công ở hai trường hợp như nhau và bằng A = 5(k1 + k2).l

      bởi huỳnh suong 06/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Giúp mình giải thích ngắn gọn mà dễ hiểu nhé@@

    1. Cầm một ống hút nhựa hở hai đầu nhúng vào nước rồi dung ngón trỏ bịt kín một đầu rồi nhấc ra khỏi nước. Nước có chảy khgoong?Vì sao?

    2. Vì sao khi hút sữa trong hộp. Vỏ hộp bị móp theo nhiều phía?

    3. Tại sao khi lặn xuống nước, người thợ lặn phải mặc áo lặn chịu được áp luwcaj cao?

    4. Vì sao container lại có nhiều bánh xe hơn ô tô? Vì sao xe tăng, xe máy kéo phải chạy bằng xích?

      bởi Thanh Nguyên 10/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Nước không chảy ra vì một đầu ống đã bị bịt kín, không khí bên ngoài không thể vào ống theo đầu ống đó, không khí chỉ tràn vào ống theo một đầu còn lại nên gây ra áp lực ngăn cản làm nước khó thoát ra ngoài.

    2. Vì khi này không khí bên ngoài và trong hộp không còn cân bằng nữa, áp suất khí quyển bên ngoài lớn hơn tác dụng vào vỏ hộp sữa theo mọi phương làm vỏ hộp bị móp theo nhiều phía.

    3. Vì càng xuống sâu trong nước áp suất do nước tác dụng lên người càng lớn nên người thợ lặn phải mặc áo lặn chịu được áp lực cao.

    4.

    Vì áp lực do container tác dụng lên mặt đường lớn hơn nhiều so với áp lực của ô tô tác dụng lên mặt đường (khối lượng xe container lớn hơn khối lượng xe ô tô) nên xe container phải có nhiều bánh hơn để tăng diện tích tiếp xúc giữa xe với mặt đường, nhờ đó làm giảm được áp suất do xe tác dụng lên mặt đường.

    Vì các xe này hoạt động trong địa hình không bằng phẳng nên phải chạy bằng xích để tăng diện tích tiếp xúc, giữ cho xe không bị lật đổ.

      bởi Nguyễn Sỹ Cảnh Hưng 10/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Có một thanh AB đồng chất, tiết điện đều được đặt vào một chậu nước sao cho một đầu thanh nhúng trong nước, đầu còn lại tựa vào thành chậu tại điểm O với OA = OB/2. Khi thanh kim loại ở trạng thái cân bằng thì đúng một nửa thanh ngập trong nước. Tìm khối lượng riêng của thanh, cho khối lượng riêng nước là 1000kg/m3.

      bởi An Nhiên 15/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cơ học lớp 8

    Thanh AB là một đòn bẩy có điểm tựa tại O. Các lực tác dụng lên đòn bẩy AB:

    - Trọng lực của thah AB đặt tại trung điểm G của thanh AB, chiều từ trên xuống, cánh tay đòn là đoạn GH.

    - Lực đẩy Ác-si-mét nước tác dụng lên thanh AB, có điểm đặt tại trung điểm N của đoạn GB bị ngập trong nước, chiều từ dưới lên, cánh tay đòn là đoạn KN.

    Thanh Ab đang cân bằng nên theo điều kiện cân bằng của đòn bẩy ta có:

    \(P.GH=F_A.NK\left(1\right)\)

    Gọi trọng lượng riêng của thanh là D, trọng lượng riêng của nước là Dn, S là tiêt diện đáy của thanh, l là chiều dài thanh.

    Ta có:

    \(P=10D.S.l\\ F_A=10D_n.S.\dfrac{l}{2}\)

    Thay vào (1) ta được:

    \(10D.S.l.GH=10D_n.S.\dfrac{l}{2}.NK\\ \Rightarrow D.GH=D_n.\dfrac{1}{2}NK\\ \Rightarrow D=\dfrac{NK.D_n}{2GH}\left(2\right)\)

    Xét \(\Delta OHG\)\(\Delta OKN\) có:

    \(\widehat{OHG}=\widehat{OKN}=90^o\)

    \(\widehat{N}\): góc chung

    \(\Rightarrow\Delta OHG\approx\Delta OKN\left(g-g\right)\)

    Do đó:

    \(\dfrac{NK}{GH}=\dfrac{ON}{OM}\)

    Ta có:

    \(ON=OB-NB=\dfrac{2l}{3}-\dfrac{l}{4}=\dfrac{5l}{12}\\ OG=AG-AO=\dfrac{l}{2}-\dfrac{l}{3}=\dfrac{l}{6}\)

    \(\Rightarrow\dfrac{NK}{GH}=\dfrac{ON}{OM}=\dfrac{\dfrac{5l}{12}}{\dfrac{l}{6}}=\dfrac{5}{2}\)

    Thay vào (2) ta được:

    \(D=\dfrac{5.D_n}{2.2}=\dfrac{5.1000}{4}=1250\)(kg/m3)

    Vậy khối lượng riêng của thanh kim loại là 1250kg/m3.

      bởi Lê Hồng Anh 15/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cho hệ thống ròng rọc hoạt động động như hình vẽ ( bài 97 nha:http://dethi.violet.vn/present/show/entry_id/5314505).Biết vật có khối lượng 120kg được kéo lên cao 4m,hiệu suất của ròng rọc là 80%.Tính công thực hiện để kéo vật lên ?

      bởi thi trang 20/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • D.6000J


      bởi Đôrê Trâm 20/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 2:Tìm trong các chuyển động dưới đây, chuyển động nào là chuyển động không đều?

    · Chuyển động của một quả bóng đá lăn xuống dốc.

    · Chuyển động của kim phút đồng hồ.

    · Chuyển động của đầu cánh quạt khi quạt đang chạy ổn định.

    · Chuyển động quay của Trái Đất xung quanh trục của nó.

    Câu 3:Khi nói về chuyển động cơ học, câu kết luận nào dưới dây là đúng?

    · Chuyển động cơ học là sự chuyển dời vị trí của vật.

    · Chuyển động cơ học là sự thay đổi vận tốc của vật.

    · Chuyển động cơ học là sự dịch chuyển của vật.

    · Chuyển động cơ học của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.

    Câu 4:Một khúc gỗ trôi trên sông, trong các kết luận dưới đây, kết luận nào không đúng?

    · Nếu chọn dòng nước làm mốc, thì khúc gỗ đang đứng yên so với dòng nước.

    · Nếu chọn bờ sông làm mốc, thì khúc gỗ đang chuyển động so với bờ sông.

    · Nếu chọn dòng nước làm mốc, thì khúc gỗ đang chuyển động so với dòng nước.

    · Nếu chọn khúc gỗ làm mốc, thì bờ sông đang chuyển động so với khúc gỗ.

    Câu 5:Mộtchiếc thuyền chuyển động xuôi dòng từbến sông A đến bến sông B cách nhau 120km. Vận tốc của thuyền khi nước yện nặnglà 35km/h. Biết vận tốc dòng nước là 5km/h. Thờigian thuyền đến được bến B là...

    · 3h

    · 6h

    · 4h

    · 5h

    Câu 6:Trên sân trường, bạn Nam đá vào quả bóng làm quả bóng chuyển động. Ta nói bạn Nam đã tác dụng vào quả bóng một lực. Vậy điểm đặt của lực tác là ở……

    · mặt đất

    · quả bóng

    · chân người và mặt đất

    · chân bạn Nam

    Câu 7:Tàu hỏa chuyển động với vận tốc 34km/h, ô tô con chuyển động với vận tốc 12 m/s, ô tô khách chuyển động với vận tốc 0,5km/phút. Phương tiện nào chuyển động nhanh nhất?

    · Ô tô con

    · Ô tô khách

    · Tàu hỏa

    · Chuyển động như nhau

    Câu 8:Một chiếc thuyền chuyển động ngược dòng từbến sông B đến bến sông A cách nhau 120km. Vận tốc của thuyền khi nước yện nặnglà 35km/h. Biết vận tốc dòng nước là 5km/h. Thời gian thuyền đến được bến Blà...

    · 2h

    · 3h

    · 4h

    · 1h

    Câu 9:Một vật có khối lượng m = 3,6 kg buộc vào một sợi dây.Cần phải giữ dây với một lực bằ

      bởi Lê Tấn Thanh 25/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Năm sau em lên lớp 8 hay không?

    Câu 2:Tìm trong các chuyển động dưới đây, chuyển động nào là chuyển động không đều?

    · Chuyển động của một quả bóng đá lăn xuống dốc. => Chọn đáp án này nhé

    · Chuyển động của kim phút đồng hồ.

    · Chuyển động của đầu cánh quạt khi quạt đang chạy ổn định.

    · Chuyển động quay của Trái Đất xung quanh trục của nó.

    Câu 3:Khi nói về chuyển động cơ học, câu kết luận nào dưới dây là đúng?

    · Chuyển động cơ học là sự chuyển dời vị trí của vật.

    · Chuyển động cơ học là sự thay đổi vận tốc của vật.

    · Chuyển động cơ học là sự dịch chuyển của vật.

    · Chuyển động cơ học của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian. => Đây là ý đầy đủ nhất, em chọn nó nhé!

    Câu 4:Một khúc gỗ trôi trên sông, trong các kết luận dưới đây, kết luận nào không đúng?

    · Nếu chọn dòng nước làm mốc, thì khúc gỗ đang đứng yên so với dòng nước.

    · Nếu chọn bờ sông làm mốc, thì khúc gỗ đang chuyển động so với bờ sông.

    · Nếu chọn dòng nước làm mốc, thì khúc gỗ đang chuyển động so với dòng nước. => Đáp án này nhé em! (Em thầy ở đáp án 1 và 3 đều có chung 1 ý, khác nhau ở chỗ đứng yên và chuyển động; Em xét tiếp e, thấy khúc gỗ đang chuyển động, dòng nước chuyển động => Hai vật này đừng yên với nhau).

    · Nếu chọn khúc gỗ làm mốc, thì bờ sông đang chuyển động so với khúc gỗ.

    Câu 5:Một chiếc thuyền chuyển động xuôi dòng từbến sông A đến bến sông B cách nhau 120km. Vận tốc của thuyền khi nước yện nặnglà 35km/h. Biết vận tốc dòng nước là 5km/h. Thờigian thuyền đến được bến B là...

    Đáp án: Vì A-> B là xuôi dòng => Vận tốc đi: vđi= vdnước + vthuyền= 5+35=40(km/h)

    Ta có: t=s/v= 120/40=3(h)

    · 3h (đây là đáp án đúng)

    · 6h

    · 4h

    · 5h

    Câu 6:Trên sân trường, bạn Nam đá vào quả bóng làm quả bóng chuyển động. Ta nói bạn Nam đã tác dụng vào quả bóng một lực. Vậy điểm đặt của lực tác là ở……

    · mặt đất

    · quả bóng

    · chân người và mặt đất

    · chân bạn Nam

    Câu 7:Tàu hỏa chuyển động với vận tốc 34km/h, ô tô con chuyển động với vận tốc 12 m/s, ô tô khách chuyển động với vận tốc 0,5km/phút. Phương tiện nào chuyển động nhanh nhất?

    Giaỉ: Em dễ thấy:

    \(v_{ô-tô}=\)12m/s= 43200m/h= 43,2km/h

    \(v_{tàu-hỏa}=\dfrac{34km}{h}\)

    \(v_{ô-tô-khách}=0,5\left(\dfrac{km}{phút}\right)=30\left(\dfrac{km}{h}\right)\)

    Ta lại thấy: \(v_{ô-tô-con}>v_{tàu-hỏa}>v_{ô-tô-khách}\left(43,2>34>30\right)\)

    Vậy: ô tô con chuyển động nhanh nhất.

    · Ô tô con

    · Ô tô khách

    · Tàu hỏa

    · Chuyển động như nhau

    Câu 9:Một vật có khối lượng m = 3,6 kg buộc vào một sợi dây.Cần phải giữ dây với một lực bằng bao nhiêu để vật cân bằng?

    · 72N

    · 7,2N

    · 36N (P=10.m=10.3,6=36(N))

    · 3,6N

      bởi Nông Phương Uyên 25/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một người nặng 70kg có diện tích tiếp xúc hai bàn chân lên mặt đát là 180cm2. Lấy hệ số tỷ lệ giữa trọng lượng và khối lượng là 10. Tính trọng lượng của người đó.

    Ai giúp với

      bởi Mai Bảo Khánh 03/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Mik thấy cái bài này kì kì @@

    ta có P = 10 m ( theo đề bài cho)

    thì P = 10 . 70 = 700 N

      bởi Hoàng Thị Ngọc Ni 03/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Nêu ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy ác - si - mét? Cho biết phương, chiều và độ lớn?

    2. Áp suất tại một điểm trong lòng chất lỏng phụ thuộc yếu tố nào? Viết công thức

    3. Khi một vật nổi cân bằng trên mặt chất lỏng thì có sự cân bằng lực nào?

      bởi Nguyễn Quang Minh Tú 10/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1/Khi ta nhấc một hón đá trong nc thì thấy nó nhẹ hơn so với khi ta nhấc hòn đá ở ngoài.

    Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên, độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

    2/Áp suất tại một điểm trong chất lỏng phụ thuộc vào độ dày của lớp chất lỏng phía trên.

    P= d.h

    p là áp suất tại điểm đó.

    d là trọng lượng riêng của chất lỏng.

    h là chiều cao của cột chất lỏng phía trên.

    3/Có sự cân bằng giữa lực đẩy Ac-si-mét và trọng lực của vật.

    nhớ like nhaaaahehehehehehe

      bởi Phạm Hà Anh 10/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hai vật ở độ cao khác nhau thì không bao giờ bằng nhau. Ý kiến trên có đúng không? Tại sao?

      bởi Nguyễn Quang Minh Tú 17/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • mk nghĩ là sai

    Hai vật bằng nhau không phụ thuộc vào mốc tính độ cao mà phụ thuộc vào khối lượng . Vì vậy tuy ở vị trí , độ cao khác nhau nhưng nếu chúng có khối lượng bằng nhau thi chúng vẫn bằng nhau .

      bởi Tiết Yến Linh 17/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Người ta kê một tấm ván để kéo một cái hòm có khối lượng 60kg lên một chiếc xe tải..Sàn xe cao hơn mặt đường 0,8m,tấm ván dài 2,5m,lực kéo bằng 300N.Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng?

      bởi Lê Tấn Thanh 24/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 64%

      bởi Tran Van Hien 24/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hai quả cầu sắt giống hệt nhau được cheo vào hai đầu A, B của một thanh kim loại mảnh, nhẹ. Thanh được giữ thăng bằng nhờ giây mắc tại điểm O, biết OA= OB= l= 20cm. Nhúng quả cầu ở đầu B vào chậu đựng chất lỏng người ta thấy thanh A mất thăng bằng. Để thanh cân bằng chở lại người ta phải dịch điểm treo O về phía A một đoạn x=1.08 cm. Tìm khối lượng riwwng của chất lỏng, biết khối lượng riêng của sắt là D= 7,8 g/cm3

      bởi Ban Mai 01/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Giải:

    A B O' P P FA l-x l+x

    Gọi \(V\) là thể tích của quả cầu, \(D\) là khối lượng riêng của chất lỏng

    Khi quả cầu được treo ở \(B\) nhúng trong chất lỏng thì ngoài trọng lực , quả cầu còn chịu tác dụng của lực đẩy Ác - xi - mét do chất lỏng tác dụng lên quả cầu. Theo điều kiện cân bằng các lực đối với điểm treo \(O'\) ta có:

    \(P\left(l-x\right)=\left(P-F_A\right)\left(l+x\right)\)

    \(P=10D_oV\)\(F_A=10DV\)

    \(10D_oV\left(l-x\right)=\left(D_o-D\right)\left(l+x\right)\)

    \(\Rightarrow\dfrac{D_o}{D_o-D}=\dfrac{l+x}{l-x}=\dfrac{21,08}{18,92}\)

    \(\Rightarrow18,92D_0=21,08D_o-21,08D\)

    \(\Rightarrow21,08D=21,08D_o-18,92D_0=2,16D_o\)

    \(\Rightarrow D=\dfrac{2,16}{21,08}D_o=\dfrac{2,16}{21,08}.7,8\approx0,8\)\((g/cm^3)\)

    Kết luận:

    Khối lượng riêng của chất lỏng là \(0,8g/cm^3\)

      bởi Nguyen Ngoc Huyen 01/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF