Vì sao khi cọ xát hai vật trung hòa về điện ta thu được hai vật nhiễm điện trái dấu ?
------------------------------------------- Hãy giúp mình nhé ------------------------------------------------
Câu hỏi:giải thích vì sao khi cọ xát hai vật trung hòa về điện ta thu được hai vật nhiễm điện trái dấu nhau ?
Câu trả lời (19)
-
vì sau khi cọ xát thì một trong hai vật nhận thêm electron từ vật kia->vật đó bị nhiễm điên âm còn vật còn lại nhiễm điện dương vì bị mất electron
=> 2 vật ấy nhiễm điện trái dấu nhau
bởi Nguyễn Minh Hằng 30/11/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Thước nhựa sau khi bị cọ sát có hiện tượng gì sảy ra ?
bởi trang lan 30/11/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
thước nhựa sau khi cọ xát có hiện tượng nhiễm điện và có khả năng hút các vật nhỏ khác và phong ra điện.
bởi Tiểu Dii 01/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
1) Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao. Làm như vậy có tác dụng gì? Hãy giải thích?
2) Khi nói về hiện tượng nhiễm điện của các vật, Lân và Quang đã tranh luận với nhau:
- Lân cho rằng khi vật A nhiễm điện, nó có thể hút được các vật khác
- Quang lại cho rằng khi vật A hút được vật B. Vật A chắc chắn đã bị nhiễm điện
Theo em bạn nào đúng bạn nào sai? Vì sao?bởi Nguyễn Thủy 01/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
1) Trong các xưởng dệt vải thường có các bụi vải bay lơ lửng trong không khí. Các hạt bụi đó gây khó chịu và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đến các công nhân làm việc. Vì vậy mà người ta thường treo các tấm kim loại đã nhiễm điện lên cao để hút bụi do vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật nhỏ, nhẹ khác. Như vậy, sức khỏe công nhân được đảm bảo, đồng thời xưởng cũng sạch hơn.
2) Theo em bạn Lân đúng vì khi vật A nhiễm điện, nó có thể hút được các vật khác.
Còn bạn Quang sai vì không hẳn khi vật A hút được vật B thì vật A chắc chắn đã bị nhiễm điện .
Ví dụ dẫn chứng : + Cho vật A là một cục năm châm
+ Cho vật B là một thanh kim loại
Vật A hút vật B nhưng vật A không phải là vật nhiễm điện. Sở dĩ trong TH này, vật A hút được vật B do tính chất từ của nam châm.
Chúc cậu học tốt !
bởi Khánh Nguyễn 02/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Cầm 1 thanh kim loại cọ xát vào mảnh giấy khô. Không thấy nó nhiễm điện? Tại sao?
bởi Phạm Khánh Linh 03/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Khi cầm một thanh kim loại cọ xát với mảnh giấy khô thì thành kim loại không bị nhiễm điện vì khi cọ xát các êlectron đã dịch chuyển vào tay ta và truyền xuống đất nên thanh kim loại không bị nhiễm điện
bởi Huỳnh Tấn 03/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Cọ xát thanh thủy tinh vào lụa, rồi đưa thanh thủy tinh lại gần quả cầu nhôm nhẹ treo trên 1 sợi chỉ tơ. Quả cầu nhôm bị thanh thủy tinh...
A. Hút
B. Đẩy
C. Không hút cũng không đẩy
D. Lúc đầu hút lại, sau đó đẩy ra
bởi thu hảo 05/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Nếu quả cầu nhôm ở trạng thái trung hòa về điện thì mình chọn đáp án A( hút nhưng sau đó trở về trạng thái trung hòa về điện nên thanh thủy tinh không còn có thể hút quả cầu nhôm nữa )
Nếu quả cầu nhôm bị nhiễm điện:
TH1: Quả cầu nhôm bị thanh thủy tinh đẩy khi cùng điện tích với thanh thủy tinh - điện tích dương
TH2: Quả cầu nhôm bị nhiễm điện tích âm khi thanh thủy tinh hút quả cầu nhôm
bởi Tuấn Lê 05/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát, có khi nào vật này bị nhiễm điện nhưng vật kia lại không nhiễm điện? Đúng hay không? Tại sao?
bởi Goc pho 08/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Không. Vì:
Trong khi cọ xát; electron được chuyển từ vật này sang vật khác => sau khi cọ xát, một vật thừa electron, một vật thiếu electron => cả hai vật không còn trung hòa về điện => hai vật đều nhiễm điện.
Vậy không có trường hợp một vật nhiễm điện nhưng vật còn lại lại không nhiễm điện.
bởi Ngô Thị Huyền Minh 08/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Vẽ sơ đồ mạch điện như sau: giữa Hai cực của nguồn điện 3V có một Ampe kế, một bóng đèn, một công tắc mắc nối tiếp với nhau. Một vôn kế mắc song song với 2 đầu bóng đèn.
bởi Van Tho 11/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
bởi Phạm Quỳnh Trang 11/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
-
neu dac diem cua cac vat bi co xat? lay vd
bởi Lê Nhật Minh 14/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Các vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác hoặc làm sáng bóng đèn bút thử điện gọi là các vật bị nhiễm điện( các vật mang điện tích).
VD: lấy thước nhựa cọ xát vào mảnh vải khô, sau khi cọ xát nó có thể hút các vụn giấy nhỏ.
bởi Phương Uyên 14/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Kep 2 manh nilong vao than but chi roi nhac len.Quan sat xem chung co hut hay day nhau ko.Trai 2 manh nilong nay xuong mat ban, dung mieng len co xat chung nhieu lan. Sau do lai cam than but chi nhac len, quan sat xem chung co hut hay day nhau ko
bởi can tu 18/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Ban đầu khi chưa cọ xát, do 2 mảnh nilong chưa bị nhiễm điện nên khi nhấc bút chì lên, chúng không hút cũng không đẩy nhau. Nhưng sau khi cọ xát, vì 2 mảnh nilong giống nhau, lại cùng cọ xát với miếng len nên nhiễm điện cùng loại và đẩy nhau
bởi Ngọc Ánh 18/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Tại sao vào ngày thời tiết khô ráo khi lau chùi màn hình tivi bằng khăn bông khô thi thấy có bụi vải bám vào chúng?
bởi Anh Nguyễn 23/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Vì khi lau chùi màn hình tivi bằng khăn bông khô thì khăn sẽ cọ xát với màn hình tivi làm màn hình tivi nhiễm điện.Mà vật nhiễm điện có khă năng hút các vật nhẹ khác nên mặt tivi đã hút bụi vải.Tốt nhất là ta lấy khăn đặt vào nước nóng rồi vắt nước để cho khăn ẩm rồi mới lau.
bởi mã sang sang 23/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản