OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Vẽ sơ đồ mạch điện gồm hai bóng đèn mắc song song, một công tắc k đóng dùng chung cho cả hai bóng đèn ?

một mạch điện gồm hai bóng đèn mắc song song một công tắc k đóng dùng chung cho cả hai bóng đèn 1 ắc quy 1 ampe kế A đo cường độ dòng điện trong mạch chính 1 ampe kế A1 đo cường độ dòng điện qua đèn 1 vôn kế b đo hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch song

a) vẽ sơ đồ mạch điện dùng mũi tên biểu diễn chiều điện trong mạch

b) nếu bóng đèn 2 bbij cháy thì bóng đèn 1 có sáng không vì sao

  bởi Tieu Dong 24/12/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (35)

  • a) Hai bóng đèn không thể sáng bình thường vì tổng của hai bóng đèn vượt quá hiệu điện thế của nguồn.

    b)Bóng hai cháy bóng một sáng vì dòng điện lúc này chỉ chạy qua bóng một.

    mình cũng không biết làm đúng không. Hihihihi

      bởi Thảo My 24/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 2.a) Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: 1 nguồn điện 2 pin mắc nối tiếp, 1 công tắc đóng, 2 bóng đèn mắc nối tiếp, 1 ampe kế đo cường độ dòng điện chạy trong mạch, 1 vôn kế đo hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn

    b) Từ sơ đồ mạch điện ở câu a, cho biết cường độ dòng điện qua đầu 1 là I1=0,37A. Hiệu điện thế của 2 bóng đèn là V1=3,2V, hiệu điện thế giữa 2 đầu của 2 bóng đèn là V2=2,8V. Tính hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn

      bởi Phạm Phú Lộc Nữ 24/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • K + - A V Đ1 Đ2

    b/ Vì Đ1 nối tiếp Đ2 : I = I1 = I1 = 0,37A

    Vậy ..

    Vì Đ1 nt Đ2 => Hiệu điện thế giữa 2 dầu đèn là :

    U = U1+U2 = 3,2V + 2,8 V = 6V

    Vậy ...

      bởi Thương Nguyễn Thị 24/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bạn nào đã kt 15p môn vật lý lớp 7 tuần 32 tháng 4 năm 2018 rồi thì cho mk bt đề vs

    Mk cần gấp , thời hạn là sáng mai

      bởi Bo Bo 25/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bạn kt trắc nghiệm hay tự luận
    -Đây là Trắc nghiệm nhé:

    Câu 1. Những ngày hanh khô, khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra vì:Lược nhựa chuyển động thẳng kéo sợi tóc thẳng ra

    1. Các sợi tóc trơn hơn và bị cuốn thẳng ra
    2. Tóc đang rối, bị chải thì thẳng ra
    3. Khi cọ xát với tóc lược nhựa bị nhiễm điện nên khó hút và kéo làm cho sợ tóc thẳng ra

    Câu 2. Vào những ngày như thế nào thì các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát thực hiện dễ thành công?

    1. Trời nắng
    2. Hanh khô, rất ít hơi nước trong không khí
    3. Gió mạnh
    4. Không mưa, không nắng

    Câu 3. Hai mảnh pôliêtilen nhiễm điện đẩy nhau. Thanh thủy tinh nhiễm điện và mảnh pôliêtilen nhiễm điện hút nhau. Hiện tượng trên đưa đến kết luận như sau. Chỉ ra kết luận sai?

    1. Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm
    2. Điện tích cùng loại thì đẩy nhau, điện tích khác loại thì hút nhau
    3. Các vật nhiễm điện thì hút hoặc đẩy nhau
    4. Các vật nhiễm điện hút hoặc đẩy nhau dù ở rất xa nhau

    Câu 4. Chọn câu đúng:

    1. Nếu vật A tích điện dương, vật B tích điện âm thì A và B đẩy nhau
    2. Nếu vật A tích điện âm, vật B tích điện dương thì A và B đẩy nhau
    3. Nếu vật A tích điện dương, vật B tích điện âm thì A và B hút nhau
    4. Nếu vật A tích điện dương, vật B tích điện dương thì A và B hút nhau

    Câu 5. Dùng mảnh vải khô cọ xát, thì có thể làm cho vật nào sau đây mang điện tích?

    A. Một ống bằng nhôm B. Một ống bằng gỗ

    C. Một ống bằng giấy D. Một ống bằng nhựa

    Câu 6. Thiết bị nào sau đây là nguồn điện?

    A. Quạt máy B. Acquy

    C. Bếp lửa D. Đèn pin

    Câu 7. Chọn câu trả lời đúng

    Ba kim loại thường dùng để làm vật dẫn điện là:

    1. Đồng, nhôm, sắt
    2. Chì, vônfram, kẽm
    3. Thiếc, vàng, nhôm
    4. Đồng, vônfram, thép

    Câu 8. M là vật nhiễm điện nhưng chưa biết rõ nhiễm điện tích (+) hay nhiễm điện tích (-). Khi đưa vật M tới gần vật N thì thấy hai vật đẩy nhau. Hỏi vật N đang ở trong trạng thái nào dưới đây?

    1. Nhiễm điện tích (+)
    2. Nhiễm điện tích (-)
    3. Nhiễm điện tích (+) hoặc (-)
    4. Không nhiễm điện

    Câu 9. Phát biểu nào dưới đây là sai?

    1. Mạch điện kín là mạch gồm các thiết bị điện nối kín hai đầu với nhau
    2. Mạch điện kín là mạch nối liền các thiết bị với hai cực của nguồn điện
    3. Muốn mắc một mạch điện kín thì phải có nguồn điện và các thiết bị dùng điện có dây nối
    4. Mỗi nguồn điện đều có hai cực, dòng điện chạy trong mạch kín nối liền các thiết bị điện với hai cực nguồn điện

    Câu 10. Phát biểu nào dưới đây là sai?

    1. Mỗi nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương, quay xung quanh các electron mang điện tích âm
    2. Bình thường nguyên tử trung hòa về điện
    3. Trong kim loại không có êlectron tự do
    4. Trong kim loại có êlectron tự do

    Đáp án và hướng dẫn giải

    Câu 1. Chọn D

    Nguyên nhân sợi tóc bị lược nhưa hút kéo thẳng ra là vì khi cọ xát với tóc, lược nhựa bị nhiễm điện nên nó hút và kéo làm cho sợi tóc thẳng ra

    Câu 2. Chọn B

    Vào những ngày hanh khô, rất ít hơi nước trong không khí thì các thí nghiệm vầ sự nhiễm điện do cọ xát thực hiện dễ thành công hơn

    Câu 3. Chọn D

    Hiện tượng đã nêu không thể đưa đến kết luận là các vật nhiễm điện hút hoặc đẩy nhau dù ở xa nhau. Vậy câu D là sai

    Câu 4. Chọn C

    Hai điện tích trái dấu thì hút nhau. Trong các đáp án đã có chỉ có C là đúng: Nếu vật A tích điện dương và vật B tích điện âm thì A và B hút nhau

    Câu 5. Chọn D

    Dùng mảnh vải khô cọ xát, thì có thể làm cho một ống bằng nhựa nhiễm điện

    Câu 6. Chọn B

    Trong các thiết bị đã có chỉ có acquy là nguồn điện

    Câu 7. Chọn A

    Ba kim loại thường dùng để làm vật dẫn điện là đồng, nhôm, sắt vì chúng dẫn điện tốt, rẻ và thông dụng

    Câu 8. Chọn C

    Vật N có thể đang nhiễm điện tích (+) hoặc (-) đều được

    Câu 9. Chọn A

    Mạch gồm các thiết bị điện nối kín hai đầu với nhau nếu chưa có nguồn điện thì chưa trở hành mạch điện. Vậy câu A là sai

    Câu 10. Chọn C

    Trong kim loại có rất nhiều electron tự do. Câu C là sai

    Đề kiểm tra 15 phút Vật Lý 7 học kì 2 - Đề 2

    Câu 1. Trong các thí nghiệm về sự nhiếm điện do cọ xát, vai trò (tác đụng) của các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp, bút thử điện là:

    1. Xác định xem các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp có bị hút hoặc đẩy không
    2. Xác định xem bóng đèn bút thử điện có sáng lên hay không
    3. Những vật “thử”, qua biểu hiện của chúng mà ta xác định được một vật có nhiếm điện hay không
    4. Tạo ra hiện tượng hút hoặc đẩy, sáng hay không sáng

    Câu 2. Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt dính nhiều bụi vì:

    1. Cánh quạt cọ xát với không khí, bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi
    2. Cánh quạt bị ẩm nên hút nhiều bụi
    3. Một số chất nhờn trong không khí đọng lại ở cánh quạt và hút nhiều bụi
    4. Bụi có chất keo nên bám vào cánh quạt

    Câu 3. Mảnh len sau khi cọ xát vào pôliêtilen và mảnh lụa sau khi cọ xát vào thủy tinh thì chúng hút nhau vì:

    1. Chúng đều nhiễm điện
    2. Chúng nhiễm điện khác loại
    3. Mảnh lụa nhiễm điện dương, len nhiễm điện âm
    4. Mảnh len nhiễm điện tích dương, mảnh lụa nhiễm điện tích âm

    Câu 4. Vật chất được cấu tạo bởi các nguyên tử. Nguyên tử gồm:

    1. Hạt nhân ở giữa mang điện tích âm, các điện tích dương chuyển động quanh hạt nhân
    2. Hạt nhân không mang điện tích, các điện tích âm và dương quay xung quanh hạt nhân
    3. Hạt nhân mang diện tích dương, các electron mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân
    4. Hạt nhân mang diện tích dương, các electron mang điện tích dương quay xung quanh hạt nhân

    Câu 5. Cách nào sau đây có thể làm thước nhựa nhiễm điện?

    1. Đưa thước nhựa chạm vào cực dương của nguồn điện
    2. Hơ nóng thước nhựa
    3. Cọ xát thước nhựa vào vải khô
    4. Phơi thước nhựa ở ngoài nắng

    Câu 6. Khi xem xét một nguồn điện như pin hay acquy, điều mà ta cần quan tâm nhất là:

    1. Kích thước lớn hay nhỏ, hình thức có đẹp không
    2. Giá tiền là bao nhiêu
    3. Mới hay cũ
    4. Khả năng cung cấp cho các thiết bị sử dụng điện một dòng điện mạnh hay yếu và trong thời gian bao lâu

    Câu 7. Trong nguyên tử hạ có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác là:

    A. Hạt nhân B. Hạt nhân và êlectron

    C. Êlectron D. Không có loại hạt nào

    Câu 8. Vật nào dưới đây là vật cách điện?

    1. Một đoạn dây thép
    2. Một đoạn dây nhôm
    3. Một đoạn dây nhựa
    4. Một đoạn ruột bút chì

    Câu 9. Chọn câu trả lời đúng

    Trong kim loại, êlectron tự do là các êlectron

    1. Quay xung quanh hạt nhân
    2. Chuyển động được từ vị trí này đến vị trí khác
    3. Thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại
    4. Chuyển động có hướng

    Câu 10. Những chất nào sau đây là chất dẫn điện

    1. Không khí ở điều kiện bình thường
    2. Dây đồng
    3. Nước cất
    4. Cao su xốp

    Đáp án và hướng dẫn giải

    Câu 1. Chọn C

    Vai trò (tác dụng) của các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp, bú thử điện là những vật “thử”, qua biểu hiện của chúng mà ta xác định được một vật có nhiễm điện hay không

    Câu 2. Chọn A

    Sau một thời gian hoạt động, cánh quạ dính nhiều bụi vì nó cọ xát với không khí, bị nhiễm điện nên hú nhiều bụi

    Câu 3. Chọn D

    Mảnh len sau khi cọ xát vào pôliêtilen và mảnh lụa sau khi cọ xát vào mảnh thủy tinh hút nhau vì chúng nhiễm điện trái dấu. Mảnh len nhiễm điện tích dương, mảnh lụa nhiễm điện tích âm

    Câu 4. Chọn C

    Nguyên tử gồm: Hạt nhân mang điện tích dương, các electron mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân

    Câu 5. Chọn C

    Có thể làm thước nhựa nhiễm điện bằng cách cọ xát thước nhựa vào vải khô

    Câu 6. Chọn D

    Khi xem xét một nguồn điện ta cần quan tâm nhất là khả năng cung cấp cho các thiết bị sử dụng điện một dòng điện mạnh hay yếu và trong thời gian bao lâu

    Câu 7. Chọn C

    Hạt có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác là electron

    Câu 8. Chọn C

    Mộ đoạn dây nhựa là vật cách điện

    Câu 9. Chọn C

    Trong kim loại, electron tự do là những electron thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại

    Câu 10. Chọn B

    Dây đồng là chất dẫn điện

    Đề kiểm tra 15 phút Vật Lý 7 học kì 2 - Đề 3

    Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng?

    1. Electron tự do là electron thoát ra khỏi nguyên tử và có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác
    2. Trong kim loại các hạt nhân cũng có thể dịch chuyển tự do
    3. Vật nhiễm điện dương là vật thừa electron
    4. Vật nhiễm điện âm là vật thiếu electron

    Câu 2. Cọ xát mảnh pôliêtilen bằng miếng len rồi đưa miếng len này lại gần mảnh pôliêtilen thì chúng hút nhau

    Phát biểu nào dưới đây sai?

    1. Điện tích trong hai mảnh nói trên là khác loại
    2. Mảnh pôliêtilen nhiễm điện âm, mảnh len nhiễm điện dương
    3. Một số electron đã từ mảnh len dịch chuyển sang mảnh pôliêtilen
    4. Mảnh pôliêtilen nhiễm điện, còn mảnh len không nhiễm điện

    Câu 3. Câu phát biểu nào dưới đây sai?

    1. Dòng điện là dòng các điện tích chuyển dời có hướng
    2. Dòng điện trong kim loại là dòng các electron chuyển dời có hướng
    3. Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện
    4. Dòng điện là dòng điện tích âm chuyển động tự do

    Câu 4. Xe chạy một thời gian dài. Sau khi xuống xe, sờ vào thành xe, đôi lúc ta thấy như bị điện giật. Nguyên nhân là do:

    1. Bộ phận điện của xe bị hư hỏng
    2. Thành xe cọ xát vào không khí nên xe bị nhiễm điện
    3. Do một số vật dụng bằng điện gần đó đang hoạt động
    4. Do ngoài trời sắp có cơn dông

    Câu 5. Tại sao khi ta cầm một thanh kim loại vào tay, rồi cọ xát nó vào len dạ thì không thấy nó nhiễm điện? Chọn câu giải thích có lí

    1. Trong kim loại đã có sẵn các electron tự do
    2. Điện tích xuất hiện đã chạy qua người ta xuống đất
    3. Kim loại là vật dẫn điện nên không nhiễm điện khi cọ xát
    4. Kim loại là vật trung hòa về điện

    Câu 6. Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?

    Câu 7. Chất dẫn điện là gì? Cho ví dụ. Chất cách điện là gì? Cho ví dụ

    Đáp án và hướng dẫn giải

    Câu 1. Chọn A

    Electron tự do là electron thóa ra khỏi nguyên tử và có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác

    Câu 2. Chọn D

    Mảnh len sau khi cọ xát vào pôliêtilen sau đó ta thấy chúng hút nhau vì chúng nhiễm điện trái dấu. Mảnh len nhiễm điện tích dương, mảnh pôliêtilen nhiễm điện tích âm. Vậy câu sai là D

    Câu 3. Chọn D

    Dòng điện là dòng tích chuyển động có hướng. Vậy nói dòng điện là dòng tích âm chuyển động tự do là sai

    Câu 4. Chọn B

    Xe chạy một thời gian dài do thành xe cọ xát vào không khí nên xe bị nhiễm điện, sờ vào thành xe , đôi lúc a thấy như bị điện giật

    Câu 5. Chọn B

    Nếu cầm một thanh kim loại vào tay, rồi cọ xát nó vào len dạ thì không thấy nó nhiễm điện là vì điện tích xuất hiện đã chạy qua người ta xuống đất

    Câu 6. – Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện dương và các electron mang điện âm chuyển động xung quanh hạt nhân

    Câu 7. – Vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua. Ví dụ: kim loại, nước muối…

    - Vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua. Ví dụ: gỗ, nhựa, sứ…

    Đề kiểm tra 15 phút Vật Lý 7 học kì 2 - Đề 4

    Câu 1. Biết thanh thủy tinh tích điện dương sau khi cọ xát vào lụa. Lấy mảnh vải khô cọ xát vào thước nhựa thì thước nhựa tích điện âm. Đưa mảnh lụa và mảnh vải lại gần nhau thì chúng đẩy hay hút nhau, vì sao?

    1. Đẩy nhau vì mảnh lụa tích điện âm, mảnh vải tích điện dương
    2. Hút nhau vì mảnh lụa tích điện âm, mảnh vải tích điện dương
    3. Đẩy nhau vì chúng đều tích điện âm
    4. Hút nhau vì chúng tích điện trái dấu

    Câu 2. Khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì lược nhựa nhiếm điện âm, tóc nhiễm điện dương vì:

    1. Chúng hút lẫn nhau
    2. Electron dịch chuyển từ lược nhựa sang tóc
    3. Một số electron đã dịch chuyển từ tóc sang lược nhựa. Lược nhựa thừa electron nên tích điện âm, còn tóc thiếu electron nên tích điện dương
    4. Lược nhựa thiếu electron, còn tóc thừa electron

    Câu 3. Vật bị nhiễm điện không có khả năng hút các vật nào dưới đây?

    1. ống nhôm treo bằng sợi chỉ
    2. ống giấy treo bằng sợi chỉ
    3. vật nhiễm điện trái dấu với nó
    4. vật nhiễm điện cùng dấu với nó.

    Câu 4. Năm dụng cụ hay thiết bị điện sử dụng nguồn điện là:

    1. Đèn pin, radio, đồng hồ chạy bằng pin, máy tính bỏ túi, điện thoại di động
    2. Tivi, radio, máy rung, quạt điện, bánh xe nước
    3. Bóng đèn, bếp điện, máy bơm, máy điện thoại, đèn pin
    4. Bút thử điện, máy chụp hình, xay trái cây, radio

    Câu 5. Tia chớp là do các điện tích chuyển động rất nhanh qua không khí tạo ra. Trong trường hợp này không khí tại đó

    1. Tạo thành dòng điện
    2. Phát sáng
    3. Trở thành vật liệu dẫn điện
    4. Nóng lên

    Câu 6. Khi nào một vật mang điện tích âm, mang điện tích dương?

    Câu 7. Tại sao ở các xe chở xăng dầu thường có một đoạn dây xích thả xuống mặt đường?

    Đáp án và hướng dẫn giải

    Câu 1. Chọn B

    Lụa nhiễm điện âm, vải nhiễm điện dương. Đưa chúng lại gần nhau thì chúng hút nhau

    Câu 2. Chọn C

    Khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì lược nhựa nhiễm điện âm, tóc nhiễm điện dương vì một số electron đã dịch chuyển từ tóc sang lược nhựa

    Câu 3. Chọn D

    Vật bị nhiễm điện không có khả năng hút vật nhiễm điện cùng dấu với nó

    Câu 4. Chọn A

    Đèn pin, radio, đồng hồ chạy bằng pin, máy tính bỏ túi, điện thoại di động có sử dụng nguồn điện

    Câu 5. Chọn C

    Tia chớp là do các điện tích chuyển động rất nhanh qua không khí tạo ra. Trong trường hợp này không khí tại đó trở thành vật liệu dẫn điện

    Câu 6. – Một vật mang điện tích âm nếu thừa electron, mang điện tích dương nếu thiếu electron

    Câu 7. Khi xe chạy, do thành xe ma sát với không khí, bánh xe ma sất với mặt đường nên xe được tích điện. Điều này rất nguy hiểm với các loại xe chở xăng dầu. Vì vậy, người ta thả sợi xích xuống mặt đường để các điện tích truyền xuống đường, xe không còn bị nhiễm điện nữa

    Đề kiểm tra 15 phút Vật Lý 7 học kì 2 - Đề 5

    Câu 1. Xe chạy một thời gian dài. Sau khi xuống xe, sờ vào thành xe, đôi lúc ta thấy như bị điện giật. Vì sao?

    Câu 2. Tại sao khi ta cầm một thanh kim loại vào tay, rồi cọ xát nó vào len dạ thì không thấy nó nhiễm điện?

    Câu 3. Trong các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát, vai trò (tác dụng) của các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp, bút thử điện là gì?

    Câu 4. Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt dính nhiều bụi vì sao?

    Đáp án và hướng dẫn giải

    Câu 1. Khi chuyển động thành xe cọ xát vào không khí nên xe bị nhiễm điện, lúc này sờ vào thành xe ta thấy như bị diện giật

    Câu 2. Khi ta cầm một thanh kim loại vào tay, rồi cọ xát nó vào len dạ thì không thấy nó nhiễm điện vì điện tích xuất hiện đã chạy qua người ta xuống đất

    Câu 3. Vai trò (tác dụng) của các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp, bút thử điện là những vật “thử”, qua biểu hiện của chúng bị hút hay lóe sáng mà ta xác định được một vật có nhiễm điện hay không

    Câu 4. Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt dính nhiều bụi vì cánh quạt cọ xát với không khí, bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi

    Đề 6

    Câu 1: Cho 3 vật nhiễm điện A, B, C. Nếu A hút B, B hút C và biết rằng chỉ một trong ba điện tích là dương thì dấu của các điện tích như thế nào?

    Câu 2: Vì sao kim loại là vật liệu dẫn điện?

    Câu 3: Cho sơ đồ mạch điện như ở hình 24 các bóng đèn sẽ như thế nào nếu các khóa K như sau:

    Bộ đề kiểm tra 15 phút Vật Lý 7 học kì 2

    1. Cả 3 công tắc đều đóng
    2. K1, K2 đóng, K3 mở
    3. K1, K3 đóng, K2 mở
    4. K1 đóng, K2 và K3 mở

    Đáp án và hướng dẫn giải

    Câu 1. Nếu A hút B, B hút C hì rõ rang A và C có điện tích cùng dấu, như vậy chúng mang điện trái dấu với B. Vậy B mang điện dương (+), A và C mang điện âm (-)

    Câu 2. Kim loại là vật liệu dẫn điện vì trong kim loại có sẵn các electron tự do có thể dịch chuyển có hướng

    Câu 3. A. Nếu cả ba công tắc đều đóng: Cả 3 đèn đều sáng

    1. K1, K2 đóng, K3 mở: chỉ có đèn Đ1, Đ2 sáng, đèn Đ3 tắt
    2. K1, K3 đóng, K2 mở: chỉ có đèn Đ1, Đ3 sáng, đèn Đ2 tắt
    3. K1 đóng, K2 và K3 mở: Cả ba đèn đều tắt
      bởi Quỳnh Karry 25/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cho 2 bóng đèn cùng loại giống nhau, số vôn ghi trên bóng đèn bằng nhau là 3V. Nếu mắc nối tiếp 2 bóng đèn này vào nguồn 9V thì đèn có hoạt động bình thường không? Vì sao? Có thể mắc 2 bóng đèn này ntn vào nguồn bao nhiêu vôn thì 2 bóng đèn cùng hoạt động bình thường?

      bởi khanh nguyen 27/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện

    Trong mạch mắc nối tiếp ta có :

    \(U=U_1+U_2\)

    Mà bài cho 2 bóng đèn nối tiếp có số vôn là 3V

    \(\Rightarrow U=3V+3V=6V\)

    Vậy mắc nối tiếp 2 bóng đèn này vào nguồn điện 9V thì bóng không sáng.

    Nên : mắc 2 bóng đèn này vào nguồn điện 6V thì 2 bóng đèn cùng hoạt động bình thường.

      bởi Dương Lộc Bá 27/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cho mạch điện gồm: 1 nguồn điện 2 pin nối tiếp; khóa K đóng; 2 đèn Đ1 , E mắc nối tiếp nhau.

    a) Vẽ sơ đồ mạch điện? Vẽ chiều dòng điện?

    b) Cho cường độ dòng điện chạy qua đèn Đ1 là I1 = 1,5A. Hỏi cường độ dòng điện qua đèn Đ2 là I2 và I toàn mạch là bao nhiêu?

    c) Cho hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ2 là U2 =3V, hiệu điện thế toàn mạch Utm =10V. Hỏi hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ1 là bao nhiêu?

    d) Nếu tháo một trong hai đèn thì đèn còn lại có sáng bình thường không? Tại sao?

      bởi Mai Anh 29/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a)

    Đ1 Đ2 + - K

    b) Trong mạch mắc nối tiếp ta có :

    \(I=I_1=I_2\)

    \(\Rightarrow I=I_2=1,5A\)

    c) Trong mạch mắc nối tiếp ta có :

    \(U_{tm}=U_1+U_2\)

    \(\Rightarrow U_1=U_{tm}-U_2\)

    \(\Rightarrow U_1=10V-3V=7V\)

    d) Nếu tháo 1 trong 2 đền thì đèn còn lại sẽ không sáng, vì mạch điện bị hở.

      bởi nguyen chung 29/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Có ba bong đèn mắc nối tiếp nếu mắc thêm một bóng đen thứ tư thi độ sáng các bóng đèn thay đổi như thê nào ?

      bởi Quế Anh 31/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thì các bóng đèn vẫn sáng bình thường nếu 1 trong 4 bóng đèn kh bị hỏng(hư)

      bởi Nguyễn Cường 01/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đèn còn lại sẽ không sáng nha bạn. Vì nếu 1 bóng đèn bị cháy thì dòng điện qua đèn còn lại là mạch hở. Mai thi hả bạn ? Thi xong cho mình xin đề nha ^^ Chúc bạn thi tốt ^^

      bởi Trần Noah 04/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Vôn kế v chỉ 3v vôn kế v1 chỉ 1,2v. Tính hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn. Giúp mik vs mn

      bởi Mai Rừng 07/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trong mạch mắc nối tiếp ta có :

    U = U1 + U2

    →3V = 1,2V + U2

    → U2 = 3V - 1,2V

    →U2 = 1,8V.

      bởi Lớp Trưởng Đẹp Trai 07/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trong mạch điện có sơ đồ như hình 28.5, ampe kế có số chỉ I = 0,54A. Biết cường độ dòng điện đi qua đèn Đ1 lớn gấp 2 lần cường độ dòng điện đi qua đèn Đ2

    a) Hãy tính cường độ dòng điện I1 và I2 tương ứng đi qua các đèn Đ1 và Đ2

    b) Hãy so sánh hiệu điện thế giữa 2 đầu các đèn Đ1 và Đ2

    - Nguồn : bài 28.16 SBT Vật lý 7 -

      bởi Nguyễn Tiểu Ly 11/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a,Trong mạch điện mắc song song, tổng cường độ dòng điện đi qua các đèn sẽ bằng cường độ dòng điện của nguồn điện, do đó:

    \(I=I_1+I_2\)

    Mặt khác, \(I_1=2I_2\)

    Do đó, \(I=I_2+2I_2=3I_2=0,54A\)

    \(\Rightarrow I_2=0,18\left(A\right)\)

    \(\Rightarrow I_1=0,36\left(A\right)\)

    Vậy cường độ dòng điện I1=0,36A; cường độ dòng điện qua I2=0,18A

    b, Do mạch điện mắc song song nên:

    \(U=U_1=U_2\)

    Vậy hiệu điện thế giữa hai đầu đèn là bằng nhau

    CHÚC BẠN HỌC TỐT.............

      bởi Nguyễn Thành Long 11/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Mn giải hộ e bài này nha! Xin cảm tạ! haha

    1. Hãy vẽ 1 sơ đồ mạch điện gồm 2 nguồ điện mắc liên tiếp. 1 khóa K. 2bóng đèn mắc nối tiếp. 1vôn kế đo hiệu điện thế đặt vào 2 đầu cả 2 bóng đèn.

    2 Có 3 bóng đèn. 3 khóa K và 2 nguồn điện liên tiếp. Hãy vẽ 1 sơ đồ mạch điện thỏa mãn các yêu cầu sau: - Nếu khóa 1 bị ngắt 3 bóng đều tắt . - Nếu khóa 2 ngắt thì bóng 1 tắt, 2 bóng còn lại vẫn sáng - Nếu khóa 3 ngắt ,1 bóng tắt, 2 bóng còn lại vẫn sáng Lưu ý: Đều vẽ cùng 1 sơ đồ mạch điện

    3. Người ta mắc 3 bóng đèn trên 1 bảng nhựa. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện khi dùng thêm cá dây nối và nguồn điện nối vs 3 đèn sao cho: a, 3 đèn mắc nt nhau b, 3 đèn mắc // c, 2 đèn nt và // vs đèn 3 d, 2 đèn // và nt vs đèn 3 Lưu ý: mỗi 1 phần là 1 sơn đồ mạch điện khác nhau.

      bởi Lê Văn Duyệt 16/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 3:

    Đ1 K + - Đ2 Đ3 a)

    Đ1 K + - Đ2 Đ3 b)
    K + - Đ3 b) Đ1 Đ2 c)

    Đ1 K + - Đ2 Đ3 d)

      bởi Hoàng Long 16/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cho mạch điện có sơ đồ như hình 26.4 (mn nhìn trong sách vật lí 7 nha). Biết rằng khi công tắc đóng thì đèn sáng. Hỏi khi công tắc ngắt thì giữa hai điểm nào có hiệu điện thế (khác không)?

    A. Giữa hai điểm A và B

    B. Giữa hai điểm E và C

    C. Giữa hai điểm D và E

    D. Giữa hai điểm A và D.

      bởi Hoai Hoai 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • chọn a nha bạn

      bởi Thuỳy Linhh 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trong những trường hợp nàọ dưới đây có hiệu điện thế bằng không (không có hiệu diện thế)?

    A. Giữa hai bóng đèn điện đang sáng

    B. Giữa hai cực của pin còn mới

    C. Giữa hai cực của bóng đèn pin được tháo rời khỏi đèn pin

    D. Giữa hai cực của acquy đang thắp sáng đèn của xe máy.

      bởi Truc Ly 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trong những trường hợp nàọ dưới đây có hiệu điện thế bằng không (không có hiệu diện thế)?

    A. Giữa hai bóng đèn điện đang sáng

    B. Giữa hai cực của pin còn mới

    C. Giữa hai cực của bóng đèn pin được tháo rời khỏi đèn pin

    D. Giữa hai cực của acquy đang thắp sáng đèn của xe máy.

      bởi Hương Thu 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một mạch điện gồm: Một nguồn điện 12V, một công tắc chung cho hai bóng đèn mắc song song. Biết hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn Đ2 là Uđ2 = 12V

    a) Vẽ sơ đồ của dòng điện,xác định chiều dòng điện ?

    b) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn Đ1 ?

    c) Biết I1 = 0.75A và I2 = 0.5A . Tính cường độ dòng điện I ?

    Mình cần gấp lắm, các bạn giúp mình với ><

      bởi bach hao 01/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a) Sơ đồ của dòng điện, xác định chiều dòng điện.

    K A A1 A2 Đ1 Đ2 V + -

    b) Hiệu điện thế giữa 2 bóng đèn là :

    \(U=U_1=U_2=12V\) (Mạch mắc song song)

    c) Cường độ dòng điện I là :

    \(I=I_1+I_2\)

    \(\Rightarrow I=0,75A+0,5A=1,25A\) (Mạch mắc song song)

      bởi Trần Trị 01/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một mạch điện như hình vẽ. Mỗi đèn có hiệu điện thế là 6V và Ampe kế chỉ 1A. Hỏi cường độ dòng điện qua mỗi đèn và hiệu điện thế của đoạn mạch là bao nhiêu khi k đóng ?

      bởi ngọc trang 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trường hợp 1 :

    - Trong mạch mắc nối tiếp ta có :

    * CĐDĐ qua mỗi đèn là :

    \(I=I_1=I_2\)

    \(\Rightarrow I=I_1=I_2=1A\)

    * HĐT của đoạn mạch là :

    \(U=U_1+U_2\)

    \(\Rightarrow U=6V+6V=12V\)

    Trường hợp 2 :

    - Trong mạch mắc song song ta có :

    * CĐDĐ qua mỗi đèn là :

    \(I=I_1+I_2\)

    \(\Rightarrow1V=0,5A+0,5A\)

    * HĐT của đoạn mạch là :

    \(U=U_1=U_2\)

    \(\Rightarrow U=U_1=U_2=6V\)

      bởi Nguyễn Văn Duy 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Mạch nối tiếp cường độ dò ng điện đi qua các dụng cụ có g/trị ntn??

    Giúp vs mn ơi!!

      bởi hà trang 15/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • trong đoạn mạch mắc nối tiếp, các cường độ dòng điện bằng nhau tại mọi điểm

      bởi Phạm Thu Hiền 15/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 nguồn điện, hai bóng đèn Đ1, Đ2 có công tắc riêng, ampe kế A đo cường độ mạch điện chính, A1 đo cường độ của đèn Đ1, A2 đo cường độ của đèn Đ2. Vôn kế V đo hiệu điện thế của nguồn.

    a. Biết ampe kế A1 chỉ 1, A2 chỉ 3A Hãy cho biết số chỉ của ampe kế A là bao nhiêu?

    b. Vôn kế chi 24V . Tính hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn

    c Nếu K1, K2 cùng mở thì số chỉ vôn kế và các ampe kế là bao nhiêu?

      bởi thu phương 22/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • + - A + - V + - K1 K2 A1 A2 Đ1 Đ2 + - + - K

    a, Vì mạch điện mắc song song

    Nên: \(I=I_1+I_2\)

    hay \(I=1+3\)

    =>\(I=4V\)

    b, Ta có Mạch mắc song song

    Nên: \(U=U_1=U_2\)

    \(U=U_1=U_2=24V\)

    c, Nếu \(K_1\)\(K_2\) mở thì số vôn kế và các ampe kế bằng 0

      bởi nguyen trung dung 22/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Sự khác nhau giữa Hiệu điện thế ở dụng cụ sử dụng điện và nguồn điện?

    P/S: Gấp lắm ngày mai mình kiểm tra rồi. Thanks mọi người nhiều nha.

      bởi Nguyễn Quang Thanh Tú 02/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Dụng cụ sử dụng điện Nguồn điện

    Hiệu điện thế ở dụng cụ sử dụng điện bằng tổng hai đầu dụng cụ của điện

    \(U_{đ1}+U_{c1}=U_1\)

    \(U_{đ2}+U_{c2}=U_2\)

    Hiệu điện thế của nguồn điện bằng tổng các hiệu điện thế thành phần hợp lại

    \(U=U_1+U_2\)

      bởi nguyễn thị cúc 02/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nêu mối quan hệ giữa hiệu điện thế giữa 2 đầu dụng cụ điện và cường độ dòng điện chạy qua nó?

      bởi Lan Ha 11/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ càng lớn thì dòng điện chạy qua dụng cụ có cường độ càng lớn..

      bởi Khánh Nguyễn 11/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
NONE
OFF