OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sơ đồ mạch điện là gì ? Nêu quy ước chiều dòng điện ?

Các bạn nào biết một số câu hỏi vật lý 1 tiết HKII lớp 7 ko????Cho mình xin với!!!!!Tks các bạn nhiều!!!!

  bởi Phong Vu 25/12/2018
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (33)

  • Mình chỉ có 1 vài câu thôi nhé !!!

    Câu 1: Sơ đồ mạch điện là gì ? Nêu quy ước chiều dòng điện .

    Câu 2: Tại sao trong các máy tính ta thường thấy có những chiếc quạt nhỏ ?

    Câu 3: Hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm : 3 bóng đèn, 1 công tắc, nguồn điện, dây dẫn đủ nối. Sau đó hãy chỉ ra chiều dòng điện trong sơ đồ

      bởi Phạm Minh 25/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • sơ đồ mạch điện-chiều dòng điện-nguồn điện

      bởi Tay Thu 26/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Sơ đồ mạch điện hình

    Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng.

    Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiế bị điện tới cực âm của nguồn điện.

    Nguồn điện là dụng cụ để duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện.

    HỌC TỐT

      bởi Huyền Lilo 26/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • So sánh điểm khác nhau và giống nhau a: giữa pin và acqui. b:giữa vôn kế và ampe kế

      bởi Phan Quân 27/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Pin và accu giống nhau về nguyên lý tạo ra điện năng, nhưng hoàn toàn khác nhau về hoạt động. Pin không thể hồi phục lại được (tái sử dụng) còn accu dùng để tích trữ điện năng và có thể hồi phục lại được (sạc).

    ampe kế : Trên mặt Ampe kế có ghi chữ A.Dùng để đo cường độ dòng điện.Mắc Ampe kế nối tiếp với vật cần đo sao cho chốt dương của Ampe kế nối về phía cực dương nguồn điện.

    vôn kế : Trên mặt Vôn kế có ghi chữ V. Dùng để đo hiệu điện thế. Mắc Vôn kế song song với vật cần đo sao cho chốt dương của Vôn kế nối về phía cực dương nguồn điện.

      bởi Hoàng Châu 27/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1.Cho mạch điện có sơ đồ như hình bên.Biết rằng khi công tắc đóng thì đèn sáng.Hỏi khi công tắc ngắt thì giữa hai điểm nào có hiệu điện thế (khác không)?Giải thích.

    A. Giữa hai điểm A và B

    B. Giữa hai điểm E và C

    C. Giữa hai điểm D và E

    D. Giữa hai điểm A và D

    \"Kết

    help me\"khocroi\"

      bởi Nguyễn Thủy 28/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Không có trường hợp nào

    Vì khi công tắc ngắt sẽ không có dòng điện chạy trong mạch điện

    Đáp án phải là giữa 2 điểm B và C

      bởi nguyen loc 28/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nêu cấu tạo, hoạt động, và ứng dụng của nam châm điện.

      bởi Quế Anh 30/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • *Cấu Tạo:

    -Cuộn dây

    +Một dây dẫn điện với vòng quấn

    L = μN2 (l/A)

    l: chu vi vòng tròn = 2Πr

    Nam châm điện gồm hai phần là cuộn dây tạo từ trường và lõi dẫn (khuếch đại) từ. Chi tiết của từng loại nam châm điện có thể khác nhau nhưng đều theo nguyên lý chung này.

    -Cuộn dây tạo từ trường:

    Thông thường, cuộn dây là cộn solenoid được cuốn nhiều vòng dây đều nhau. Cường độ từ trường sinh ra trong ống dây được tính theo công thức:

    {\displaystyle H={\frac {N.I}{L}}}

    Với {\displaystyle N,L,I} lần lượt là số vòng dây, chiều dài cuộn dây và cường độ dòng điện chạy qua cuộn dây.

    -Lõi dẫn từ:

    Lõi dẫn từ của nam châm điện là các vật liệu từ mềm và thông thường chúng phải thỏa mãn các yêu cầu:

    • Có độ từ thẩm lớn
    • Cảm ứng từ bão hòa cao (để không giới hạn dải hoạt động của nam châm.
    • Có tổn hao trễ nhỏ (lực kháng từ nhỏ) để không làm trễ quá trình thay đổi từ trường của nam châm.

    Khi có lõi dẫn từ, cảm ứng từ sinh ra tại bề mặt của cực nam châm điện sẽ được xác định theo công thức:

    {\displaystyle B=\mu \mu _{0}H=\mu \mu _{0}{\frac {N}{L}}I}

    với {\displaystyle \mu _{0},\mu } là độ từ thẩm của chân không và độ từ thẩm tỉ đối của vật liệu dùng làm lõi dẫn từ.

    Một số vật liệu được sử dụng làm lõi nam châm điện:

    1. Hợp kim sắt silic
    2. Ứng dụng trong khoa học kỹ thuật
    3. – Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và máy rút tiền tự động: trên các thẻ này đều có dải từ bên dưới, dải từ này được làm từ nam châm điện.

      – Các màn hình ti vi và máy tính: màn hình TV và máy tính có một ống tia âm cực sử dụng hai cặp nam châm điện để điều khiển hướng đi của chùm tia êlectron đến màn hình.

      – Động cơ điện và máy phát điện: một số động cơ điện dựa vào sự kết hợp của một nam châm điện và một nam châm vĩnh cửu trong khi máy phát điện thì ngược lại (chuyển đổi năng lượng cơ học thành điện năng bằng cách di chuyển một dẫn thông qua một từ trường).

      – Rơ-le: nam châm điện được sử dụng để điều khiển các thiết bị chuyển mạch trong rơ-le. Điều này đặc biệt quan trọng khi thực hiện một vài hoạt động ví như thực hiện cuộc gọi điện thoại. Các điện thoại đầu tiên đã sử dụng một loại chuyển tiếp, nó không chỉ giúp kết nối cuộc gọi mà còn tạo nên bộ nhớ chức năng.

      – Cần cẩu điện: các tấm tròn ở cuối của cần cẩu chính là một nam châm điện, khi sử dụng năng lượng điện thì tấm tròn có thể nâng các loại rác bằng kim loại lên.

      Ngoài ra, nam châm điện còn được ứng dụng trong các ngành giao thông (tàu điện), hàng không, vũ trụ, công nghệ quân sự, v.v,…

      -Ứng dụng trong công nghiệp và y học

      Nam châm điện được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và tiêu dùng dưới dạng các ứng dụng như của nam châm vĩnh cửu. Có thể kể đến là động cơ điện, xe bán tải điện, micro, bộ cảm biến, loa phóng thanh, ống sóng đi du lịch, đồ trang sức,… Nam châm điện còn được sử dụng rộng rãi trong các dụng cụ như đồng hồ, cảm biến, thiết bị lò vi sóng, thiết bị điều khiển tự động, v.v,...

      Trong y học, các bệnh viện sử dụng kỹ thuật chẩn đoán MRI là kỹ thuật chụp cộng hưởng từ, một kỹ thuật chẩn đoán hình hiện đại dùng từ trường và sóng ra-đi-o nhằm giải quyết tại chỗ các vấn đề trong bộ phận cơ thể của bệnh nhân mà không cần phẫu thuật xâm lấn.

      bởi Nguyễn Thị Ngân 30/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1) Ở các phân xưởng cán ép cao su, sau khi cao su được cán qua giữa hai trục quay. Nếu ta đưa tay đến gần tấm cao su đang cán thì ta thấy xuất hiện tia lửa điện. Tại sao lại thế?

    2) Vì sao máy bay khi hạ cánh xuống sân bay cần phải được nối đất, nếu không sẽ có nguy hiểm gì đến con người và khi tiếp nhận nhiên liệu?

    3) Tại sao quần áo vừa mới ủi xong, ta cảm thấy như dính vào da thịt ta?

      bởi Lê Minh 02/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 2/ Khi bay, thân máy bay cọ xát với lớp không khí làm máy bay nhiễm điện. Khi hạ cánh cần phải nối đất để truyền điện tích xuống đất, không gây nguy hiểm cho con người.

      bởi Khải Trần Nguyên 02/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trong đoạn mạch nối tiếp : nêu công thức tính cường độ dòng điện và hiệu điện thế.

    Giúp mình với :<

      bởi Long lanh 05/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Công thức tính CĐDĐ trong đoạn mạch nối tiếp:I=I1=I2

    Công thức tính HĐT trong đoạn mạch nối tiếp:U=U1+U2 (hay U13=U12+U23)

      bởi Đỗ Hoàng Anh Thi 05/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Hãy kể tên các tác dụng của dòng điện. Mỗi tác dụng nêu 1 ứng dụng minh hoạ cho mỗi tác dụng đó.

    2. Kim loại là vật dẫn điện hay cách điện? Tại sao?

    3. Cho các dụng cụ điện sau : quạt điện, nồi cơm điện, tivi, ấm đun nước điện, máy khoan, máy sấy tóc. Khi các dụng cụ trên hoạt động thì có chung tác dụng j của dòng điện? Tác dụng này có ích đối với dụng cụ nào? Không có ích đối với dụng cụ nào?

    4. Để đo hiệu điện thế thì dùng dụng cụ j? Mắc dụng cụ đó ntn dể đo hiệu điện thế ở 2 đầu 1 đoạn mạch.

    5.Hãy viết công thức tính hiêu điện thế và cường độ dòng điện trong đoạn mạch (mắc nối tiếp và mắc song song) gồm 2 bóng đèn.

    6. Tác dụng nhiệt của dòng điện đối với các thiết bị điện là có lợi hay có hại?

      bởi thu hằng 08/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Hãy kể tên các tác dụng của dòng điện. Mỗi tác dụng nêu 1 ứng dụng minh hoạ cho mỗi tác dụng đó.

    - Tác dụng về nhiệt: đèn dây tóc, bàn ủi,...
    - Tác dụng phát sáng: đèn huỳnh quang, đèn LED,...
    - Tác dụng từ: quạt điện, chuông điện,....
    - Tác dụng hóa học: mạ vàng,...
    - Tác dụng sinh lý: châm cứu, sốc điện tim,...

    2. Kim loại là vật dẫn điện hay cách điện? Tại sao?

    Kim loại là vật dẫn điện

    Vì trong kim loại có sẵn các electron tự do có thể dịch chuyển hướng

    3. Cho các dụng cụ điện sau : quạt điện, nồi cơm điện, tivi, ấm đun nước điện, máy khoan, máy sấy tóc. Khi các dụng cụ trên hoạt động thì có chung tác dụng j của dòng điện? Tác dụng này có ích đối với dụng cụ nào? Không có ích đối với dụng cụ nào?

    Tác dụng nhiệt có ích : nồi cơm điện , ấm đun nước điện , máy sấy tóc

    Tác dụng nhiệt ko có ích : máy khoan , quạt điện , tivi

      bởi Trần Tư 08/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một mạch điện kín bao gồm 1 nguồn điện hai bóng denmac nối tiếp một ampe kế 1 công tắc

    a) vẽ sơ đồmạch điện và xác định chiều dòng điện

    b) biết hiệu điện thế giữa 2 đầu đèn Đ1 la U1=3,2V và hiệu điện thế giữa 2 đầu đèn D1 là U2=2,8.Tính hiệu điện thế giữa 2 đầu ngoài cùng của hai đến D1 và D2

      bởi trang lan 12/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Điện học lớp 7

    Hiệu điện thế giữ hai đầu ngoài cùng của hai đèn chính bằng hiệu điện thế giữa hai đầu nguồn điện.

    Hiệu điện thế trong mạch điện nối tiếp bằng tổng hiệu điện thế các đèn:

    \(U=U_1+U_2=3,2+2,8=6\left(V\right)\)

    Vậy hiệu điện thế giữa hai đầu ngoài của hai đèn là 6V

      bởi Trưng Hồ 12/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1: Tại sao vào những ngày thời tiết hanh khô, khi ta chải đầu bằng lược nhựa thì có một số sợi tóc bị lược nhựa kéo thẳng ra? Hãy giải thích

    Câu 2: Cọ sát một thanh nhựa vào vải khô. Lần lượt đưa thanh nhựa và mảnh vải khô lại gần các vụn giấy.Hỏi hiện tượng gì xảy ra?Giải thích

    Câu 3: Một chai nước bị thủng một lỗ nhỏ ở đáy được đặt trên cạnh bàn.Đưa một thước nhựa đã được cọ xát với vải khô lại gần. Dự đoàn hiện tượng xảy? Giải thích

    Câu 4: Hai mảnh nilon cùng loại, có kích thước như nhau, được cọ xát bằng mảnh lên khô, rồi được đặt song song gần nhau, hiện tượng gì xảy ra? Giải thích

    Câu 5: Hai vật A và B đặt gần nhau, chúng hút nhau. Những trường hợp nào có thể xảy ra đối với hai vật A và B?

    Câu 6: Hai ống nhôm nhẹ treo bằng hai sợi tơ mảnh vào cùng một điểm. Tích điện cùng dấu cho hai ống nhôm, hai ống nhôm đẩy nhau, hai dây treo hợp với nhau một góc nào đó. Lấy tay chạm vào một ống nhôm, sau đó lấy tay ra. Hiện tượng sẽ xảy ra như thế nào?

      bởi bich thu 17/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 6:

    Khi đó 2 ống nhôm A và B sẽ hút nhau. Vì khi chạm nhẹ tay vào ống nhôm A, đã có quá trình trao đổi electron giữa 2 vật : ngón tay và ống nhôm A nên khi đó ống nhôm A trung hòa về điện, ngón tay bị nhiễm điện. Khi ống A không bị nhiễm điện thì lập tức bị ống B đã tích điện hút.(vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác)

      bởi Lê Mai Thảo 17/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a: Nêu một số trường hợp chứng tỏ không khí là vật liệu cách điệnở điều kiện bình thường b: Trong trường hợp nào không khí có thể dẫn điện

      bởi Thiên Mai 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a.

    - Trong mạch điện thắp sáng bóng đèn pin, khi công tắc ngắt, giữa hai chốt công tắc là không khí, đèn không sáng. Vậy bình thường không khí là chất cách điện.

    - Trong mạch điện thắp sáng bóng đèn compac, khi công tắc ngắt, giữa hai chốt công tắc là không khí, đèn không sáng. Vậy bình thường không khí là chất cách điện.

    - Các dây tải điện đi xa, không có vỏ bọc cách điện, tiếp xúc trực tiếp với không khí. Giữa chúng không có dòng điện nào chạy qua không khí.

    - .....

    b.

    - Khi ta đứng gần nơi có điện thế cao thì không khí trở thành dẫn điện vì có sự hình thành các hạt tải điện electron trong không khí chỉ có ở nơi có điện thế cao => lúc này không khí là chất dẫn điện đấy bạn ạ.

      bởi Nguyen Trang Nhung 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1 : Tác dụng nhiệt của dòng điện của dòng điện có lợi ( có hại ) đối với những bộ phận điện nào ?
    Câu 2 : Cho một nguồn điện 12V và 2 bóng đèn giống nhau có ghi 6V . Để mỗi đèn đều sáng bình thường thì phải mắc chúng vào mạch điện như thế nào ?
    Câu 3 : Hãy nêu một số dụng cụ mà em biết và nêu rõ bộ phận dẫn điện , bộ phận cách điện ?
    Câu 4 : Cách vẽ sơ đồ mạch điện
    làm hộ mik nha . Thanks


      bởi Anh Nguyễn 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • câu2: ta phải mắc nối tiếp 2 bóng đèn vì U1 =U2 = 6V ; Uc = U1 +U2 => 6+6 =12V (đèn sáng bình thường)

    ( nếu mắc // đèn sẽ đứt bóng vì UC = U1=U2 =12V)

      bởi nguyễn văn tùng 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khi mắc ampe kế vào trong mạch điện, ta phải mắc chốt (+), chốt (-) của ampe kế ở vị trí nào trong mạch?

      bởi hi hi 02/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khi mắc ampe kế vào trong mạch điện ,ta phải mắc chốt (+) của ampe kế vào vị trí (+) của nguồn điện và mắc chốt (-) của anpe kế vào vị trí (-) của nguồn điện

    Chúc bn hx tốt ạ :-) :-) :-)

      bởi Lý Kinh Thiên 03/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a) Khi ta chải đầu bằng lược nhựa, lược nhựa đã cọ xát với tóc nên cả 2 vật đều bị nhiễm điện. Vì khi 2 vật khác nhau cọ xát với nhau, 1 vật sẽ mất bớt êlectrôn còn vật kia thì nhận thêm êlectrôn nên 2 vật đó luôn nhiễm điện trái dấu. Do đó, ta thấy những sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra

    b) Ở chỗ tối, khi dùng bàn tay khô vuốt lông mèo, bàn tay đã cọ xát với lông mèo nên chúng bị nhiễm điện và xuất hiện sự phóng điện giữa chúng. Do đó, ta có thể thấy những tia sáng nhỏ xuất hiện giữa bàn tay và lông mèo

    c) Theo quy ước, thanh nhựa sau khi cọ xát với mảnh vải khô thì sẽ nhiễm điện âm. Tức là thanh nhựa sẽ nhận thêm êlectrôn, đồng nghĩa với việc mảnh vải khô sẽ mất bớt êlectrôn và nhiễm điện dương. Vì thế, thanh nhựa và mảnh vải khô sẽ nhiễm điện trái dấu. Do đó, khi đặt thanh nhựa sau khi cọ xát với mảnh vải khô lên trục quay và đưa mảnh vải này lại gần đầu thanh nhựa thì chúng sẽ hút nhau

      bởi Đỗ Văn Xuân 09/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • cho mạch điện gồm 1 nguồn điện 2 pin nối tiếp, khóa k đóng, 2 đèn Đ1 và Đ2 mắc nối tiếp nhau

    a) vẽ sơ đồ mạch điện? biểu diễn chiều dòng điện?

    b)Cho cường độ dòng điện chạy qua đèn Đ1 là I1=1.5A. Hỏi cường độ dòng điện chạy qua đèn Đ2 và I2 và I toàn mạch là bao nhiêu?

    C)Cho hiệu điện thế giữa hai đầu đèn DD2 là U2=3V. Hiệu điện thế toàn mạch Utm=10v.Hỏi hiệu điện thế giữa hai đầu Đ1 là bao nhiêu?

    D)Nếu tháo một trong 2 đèn thì đèn còn lại sáng bình thường không? vì sao? Cho biết Utm lúc này bằng bao nhiêu?

      bởi thu thủy 16/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a. Bn tự vẽ hình nhé...vui

    b. Vì Đ1và Đ2mắc nối tiếp nên:

    => Itm = I1 = I2

    mà I1 =1,5A => I2 = Itm = 1,5A

    Vậy I2 = Itm = 1,5A.

    c. Vì Đ1và Đ2mắc nối tiếp nên:

    => Utm = U1 + U2

    hay : 10V = U1 + 3V

    => U1 = 10V - 3V = 7V.

    Vậy hiệu điện thế giữa hai đầu Đ1là 7V.

    d. Nếu tháo một trong hai đèn thì bóng còn lại sẽ không sáng được. Vì khi đó đoạn mạch sẽ bị hở.

    Lúc này Utm = 0V.vui

      bởi Mai Linh Vũ Nguyễn 16/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hiệu điện thế giữa đầu đoạn mạch gồm 2 bóng đèn như nhau , mắc nối tiếp có giá trị như thế nào
    -làm giúp mik nha mai KT HK 2 rồi
    - thanks

      bởi Sam sung 24/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hiệu điện thế giữa 2 đầu doạn mạch U1 =U2 và Uchính = U1+U2

      bởi Hoangg Ha 24/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF