OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khi nào một vật nhiễm điện âm, một vật nhiễm điện dương?

Nêu sơ lược cấu tạo nguyên tử? Khi nào một vật nhiễm điện âm, một vật nhiễm điện dương?

  bởi bala bala 30/11/2018
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (25)

  • Sơ lược cấu tạo nguyên tử : Nguyên tử gồm có hạt nhân mang điện tích dương và các electron mang điện tích âm chuyển động quanh hạt nhân .

    Để biết một vật có nhiễm điện hay không thì ta thử làm thí nghiệm nhỏ , ví dụ : để vật đó gần các giấy vụn nhỏ . Nếu vật hut ác giấy vun thì đã bị nhiễm điện ,nếu kông hút thì không bị nhiễm điện . Treo vật đó lên giá . Cọ xát vào thước nhựa . Đưa thước nhựa lại gần vật đó nếu 2 vật đẩy nhau -> nó bị nhiễm điện tích âm, còn bị hút ại -> bị nhiễm điện tích dương.

      bởi lê thị thu hương 30/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Người ta đặt 3 điện tích q1=8.109C,q2=q3=8.109C tại 3 đỉnh của tam giác đều ABCcạnh

      bởi hoàng duy 01/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hai loại điện tích

    Lực tổng hợp tác dụng lên q0 :

    \(\overrightarrow{F}=\overrightarrow{F_1}+\overrightarrow{F_2}+\overrightarrow{F_3}\)

    Trong đó :

    \(F_1=k\dfrac{\left|q_1q_0\right|}{AO^2}=k.\dfrac{\left|q_1q_0\right|}{\left(\dfrac{2}{3}a\dfrac{\sqrt{3}}{2}\right)^2}=3k\dfrac{\left|q_1q_2\right|}{a^2}=36.10^{-5}N\)

    Vì BO = CO = AO , \(\left|q_2\right|=\left|q_3\right|=\left|q_1\right|\)nên

    F2 = F3 = F1

    Đặt \(\overrightarrow{F'}=\overrightarrow{F_2}+\overrightarrow{F_3}\)

    => \(\overrightarrow{F}=\overrightarrow{F_1}+\overrightarrow{F'}\)

    Vì F2 = F3\(\left(\overrightarrow{F_2},\overrightarrow{F_3}\right)\)= 120o

    Nên F' = F2 = F3 và F' nằm trên phân giác \(\widehat{BOC}\)

    \(\overrightarrow{F_1},\overrightarrow{F'}\)cùng chiều nên

    * F = F1+ F' = 72.10-5N

    * \(\overrightarrow{F}\)nằm trên AO chiều ra xa A

      bởi Bùi thị Mẫn 01/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trong kĩ thuật hiện đại, khi sơn xe ô tô, xe máy người ta thường làm cho vật cần sơn và sơn nhiễm điện khác loại. Làm như vậy có tác dụng gì ? Giải thích

      bởi Ha Ku 02/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác, 2 vật nhiễm điện khác loại thì hút nhau nên làm như vậy có tác dụng tiết kiệm sơn và sơn bền hơn

      bởi Chấm Ba 02/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Dùng thanh ebonit cọ xát vào lông thú sau đó đưa lại gần chiếc thước nhựa đã cọ xát vào len. Hiện tượng xảy ra như thế nào ? Em có kết luận gì về điện tích của thanh ebonit và của thước nhựa

      bởi Mai Hoa 03/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • thanh ebonit và chiếc lược nhựa sẽ đẩy nhau

    thanh ebonit và chiếc lược nhựa cùng chung một điện tích

      bởi Lê Thị Vân Anh 03/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nêu sơ lược về cấu tạo nguyên tử ????

      bởi Mai Đào 05/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • -Mỗi vật đều được cấu tạo từ những nguyên tử rất nhỏ, nguyên tử thì được cấu tạo từ những vật nhỏ hơn.

    -Ở tâm mỗi nguyên tử đều có một hạt nhân mang điện tích dương, xung quanh hạt nhân có các hạt electron mang điện tích mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ nguyên tử.

    -Tổng điện tích âm của các hạt electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân.Do đó bình thường các nguyên tử trung hòa về điện và vật không nhiễm điện.

    -Electron có thể dịch chuyển từ vật này sang vật khác, từ nguyên tử này sang nguyên tử khác.

    -Vật bị nhiễm điện dương khi mất bớt electron, vật bị nhiễm điện âm khi nhận thêm electron.

    CHÚC BẠN HỌC TỐT VÀ THÀNH CÔNG TRONG CUỘC SỐNG

      bởi Huyền Lilo 05/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • có mấy loại điện tích? các loại điện tích đặt gần nhau tương tác với nhau như thế nào?

      bởi hi hi 08/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Có 2 loại điện tích:

    + Dương

    + Âm

    Tương tác:

    + Nếu nhiễm điện cùng dấu thì đẩy nhau, khác dấu thì hút nhau.

    + Nếu 2 vật trung hòa về điện thì không hút hay đẩy nhau.

      bởi Nguyễn Bảo 08/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khi nào 1 vật mang điện tích dương hoặc điên tích âm???? Giúp mình với, mình cần gấp lắmkhocroikhocroikhocroi

      bởi Đan Nguyên 11/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • vật mang điện tích dương khi mất bớt electron

    vật mang điện tích âm khi nhận thêm electron

      bởi nguyen thi uyen 11/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nêu quy ước hai loại điện tích

      bởi thủy tiên 14/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • -Có 2 loại điện tích là điện tích âm và điện tích dương.

    -Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.

    -Người ta quy ước gọi điện tích của thanh thủy tinh khi cọ xát với lụa là điện tích dương(+); Điện tích của thanh nhựa sẫm màu vào vải khô là điện tích âm(-).

      bởi Lê Thị Mỹ Hạnh 14/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Các điện tích tuong tác sẽ như thế nào với nhau? Cho ví dụ minh hoạ.

      bởi Nguyễn Vân 18/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau khác loại thì hút nhau

    VD:-Vật nhiễm điện tích dương khi đưa lại gần vật cx nhiễm điện dg thì 2 vật này đẩy nhau

    -Vật nhiễm điện tích âm khi đưa lại gần vật nhiễm điện dg thì 2 vật này sẽ hút nhau.

    Chúc pn hok tốt nhé!vui

      bởi Nguyễn Trang 18/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • hai vật cọ xát với nhau , vật nào nhận thêm electron , vật nào mất bớt electron ?

      bởi Vũ Hải Yến 23/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khi hai vật cọ xát với nhau, vật nhiễm điện âm là vật nhận thêm electron, vật nhiễm điện dương là vật mất bớt electron.

    Chúc bạn học tốt!ok

      bởi Hằng Đặng 23/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cọ xát vật A với vật B, ta nhận thấy sau khi cọ xát vật A nhiễm điện dương.

    a/ Vật B có nhiễm điện không? Nếu có, nhiễm điện loại nào?

    b/ Vật nào nhận thêm electron, Vật nào mất bớt electron?

    Mọi ngưới giúp em bài này với ạ! hehe

      bởi Bin Nguyễn 28/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a) - Vật A có nhiễm điện, vì nó có cọ xát với vật B.

    - Vật B sẽ nhiễm điện âm

    b) - Khi cọ xát với vật A, vật A mất bớt electron nên nhiễm điện dương và ngược lại, vật B được thêm electron và nhiễm điện âm.

      bởi Ngọc Ánhh 28/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • cho 4 quả cầu A,B,C,D đều bị nhiễm điện. Lần lượt đưa quả cầu C lại gần quả cầu A thì chúng hút nhau. Đưa quả cầu A lại gần quả cầu B thì chúng đẩy nhau. đưa quả cầu A lại gần quả cầu D thì đẩy nhau. Quả cầu A, B, C, D mang điện tích gì?

      bởi can chu 02/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • quả cầu C hút quả cầu A \(\Rightarrow\)quả cầu C khác loại với quả cầu A

    quả cầu A đẩy quả cầu B\(\Rightarrow\)quả cầu A cùng loại với quả cầu B

    quả cầu A đẩy quả cầu D\(\Rightarrow\)quả cầu A cùng loại vs quả cầu D

    Kết luận: quả cầu C khác loại với quả cầu B và D\(\Rightarrow\)hút nhau

    quả cầu B cùng loại với quả cầu D\(\Rightarrow\) đầy nhau

    mình chỉ làm đc vậy thôi, còn việc mỗi quả cầu mang điện tích âm hay dương thì mình chịu

      bởi Cường Đức 02/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khi cọ xát 2 vật với nhau, có khi nào 2 vật bị nhiễm điên cùng dấu không?Tại sao?

      bởi Nguyễn Quang Minh Tú 08/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khi cọ xát 2 vật với nhau mà 2 vật bị nhiễm điện thì xảy ra 2 trường hợp:

    - Một vật bị nhiễm điện dương khi vật đó mất bớt êlectrôn, nghĩa là êlectrôn từ vật đó đã dịch chuyển sang vật còn lại. Do đó, vật còn lại nhận thêm êlectrôn và bị nhiễm điện âm

    - Một vật bị nhiễm điện âm khi vật đó nhận thêm êlectrôn, nghĩa là êlectrôn từ vật còn lại đã dịch chuyển sang vật đó. Do đó, vật còn lại mất bớt êlectrôn và bị nhiễm điện dương

    => Không có trường hợp 2 vật cọ xát với nhau mà 2 vật nhiễm điện cùng dấu

      bởi Cường Đức 08/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF