OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Dụng cụ nào hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện ?

Trong các cum vật dụng cụ liệt kê dưới đây , cụm nào hoặt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện ?

  bởi Duy Quang 03/01/2019
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (33)

  • Bếp điện , bóng đèn dây tóc , nồi cơm điện , bàn là , lò sưởi điện

      bởi Công Tính Trần 03/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện ?

      bởi cuc trang 04/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • mình chọn ra -đi -ô(Máy thu thanh)

     

      bởi Phạm Minh 04/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trong các cách liệ kê dưới đây, liệt kê nào gồm toàn các dụng cụ điện mà hoạt động của chúng chủ yếu dựa vào tác dụng từ của dòng điện ?

    A Máy tính cá nhân, quạt điên, radio, tivi

    B Máy bơm nước, quạt điện, cần cẩu điện, chuông điện

    C Điện thoại di động, máy tính bỏ túi, máy chụp ảnh tự dộng, chuông điên

    D Bút thử điện bóng đèn dây tóc, bàn là, lò sưởi

      bởi trang lan 05/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Chắc chắn là B, vì mình đã làm câu này rồi

      bởi Đỗ Văn Hiểu 05/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Vật lí 7: Tác dụng hoá học của dòng điện. Câu hỏi: Vì sao lớp đồng không bám vào thỏi than nối với cực dương mà lại bám vào thỏi than nối với cực âm (thí nghiệm trong SGK)Bài tập Vật lýBài tập Vật lý

      bởi A La 06/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Do bản thân dung dịch muối đồng sunphat là vật dẫn điện và nhiễm điện dương. Nên khi cho dòng điện đi qua thì lớp đồng bám vào than thỏi than nối với cực âm.

      bởi nguyen ha vy 06/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Các cậu giải bài tập vật lí lớp 7 Bài 23. Tác dụng từ,tác dụng hoá học và tác dụng sinh lý của dòng điện từ bài 23.1->23.4

      bởi Anh Nguyễn 08/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 23.1. Trang 53– Bài tập vật lí 7.

    Bài giải:
    Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non thì cuộn dây này có thể hút :
    Các vụn sắt.
    Đáp án đúng : chọn B.


    23.2. Trang 53– Bài tập vật lí 7.

    Bài giải:
    Chuông điện hoạt động là do : Tác dụng từ của dòng điện.
    Đáp án đúng : chọn C.


    23.3. Trang 53– Bài tập vật lí 7.

    Bài giải:
    Tác dụng hóa học của dòng điện khi đi qua dung dịch muối đồng được biểu hiện ở chỗ :
    Làm biến đổi màu thỏi than nối với cực âm của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này.
    Đáp án đúng : chọn D.


    23.4. Trang 53– Bài tập vật lí 7.

    Bài giải:
    Tác dụng sinh lí Cơ co giật.
    Tác dụng nhiệt Dây tóc bóng đèn phát sáng.
    Tác dụng hóa học Mạ điện.
    Tác dụng phát sáng Bóng đèn bút thử điện sáng.
    Tác dụng từ Chuông điện kêu.

      bởi Nguyễn Phương Linh Linh 08/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1:Vẽ sơ đồ mạch điện gồm một nguồn điện gồm 2 pin, 1 khóa K đóng, 1 bóng đèn, dây dẫn và chỉ rõ chiều dòng điện trong sơ đồ

      bởi can chu 11/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hỏi đáp Vật lý

      bởi Trần Minh Cường 11/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 nguồn điện, dẫy dẫn sao cho khi K1 đóng, K2 mở thì Đ1 và Đ2 sáng. Khi K1 đóng, K2 đóng thì Đ2 sáng, Đ1 tắt

      bởi hi hi 14/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  •   bởi Hứa Thị Thu Thảo 14/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • trinh bay nguyen li hoat dong cua chuong dien 

     

     

      bởi Đan Nguyên 17/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  •  Chỉ cần ta nhấn một nút gắn ngoài cửa thì một cái chuông ở đâu đó sẽ vang lên báo hiệu cho người khác biết. Bên trong chuông điện có gì, và chúng được cấu tạo ra sao để biến dòng điện thành âm thanh? Có nhiều loại chuông điện từ cho âm thanh khác nhau tùy vào mục đích sử dụng nhưng chúng đều có một nguyên lý chung đó là dùng từ trường để tạo ra những tác động cơ học đến các thiết bị tạo âm thanh. Bộ phận chính trong mọi chuông điện chính là một nam châm điệm. Nam châm điện có cấu tạo chính là một cuộn dây điện quấn quanh một lõi kim loại từ tính như sắt hay thép. Chúng hoạt động trên nguyên lý rất đơn giản như sau: Khi có dòng điện đi qua cuộn dây chúng sẽ tạo ra một từ trường trong lõi kim loại. Cuộn dây sẽ khuếch đại từ trường này và khi đó nam châm điện có thể hút các vật chất bằng sắt thép xung quanh nó giống như một nam châm vĩnh cửu thông thường. Khi chúng ta nhấn nút chuông cửa, thì dòng điện gia đình sẽ được khép kín. Đầu tiên dòng điện này sẽ đi qua một máy biến áp đơn giản để giảm điện áp xuống khoảng vài vôn để vận hành chuông điện. Tiếp đó dòng điện đã được giảm áp này sẽ đi vào trong hệ thống mạch của chuông điện. Mạch chuông điện là một mạch tự gián đoạn. Một mạch chuông đơn giản nhất bao gồm các chi tiết cơ bản (theo sơ đồ) sau: mạch điện mắc nối tiếp với một lá sắt qua một tiếp điểm. Một đầu lá sắt gắn với đầu gõ chuông, đầu kia nối với một lá thép đàn hồi được cố định bởi chốt kẹp. Nam châm điện được gắn vào hai đầu dây dẫn sao cho vị trí của nó có thể hút được lá sắt. Tất cả tạo thành một mạch khép kín. Khi ta ấn vào nút chuông điện, dòng điện đi vào mạch điện sẽ tạo thành một mạch kín, khi đó nam châm điện hoạt động và từ đó gây ra từ tính, hút lá sắt về phía nó đồng thời gây ra tiếng kêu do một đầu lá sắt gõ vào chuông. Tuy nhiên khi đó, lá sắt sẽ hở ngay tiếp điểm làm mạch điện bị ngắt khiến nam châm điện mất tác dụng và thả lá sắt ra. Lá sắt lại chạm vào tiếp điểm, mạch lại được đóng kín và quy trình này cứ lặp đi lặp lại miễn là chúng ta vẫn ấn vào nút chuông điện. Bằng cách này, các nam châm điện tự tắt mở, gây ra âm thanh không ngừng. Cũng với nguyên tắc này, người ta có thể thiết kế ra nhiều loại chuông điện có âm thanh khác nhau như tiếng chuông rè báo hiệu giờ học, tiếng còi cứu hỏa hay tiếng “kính coong” quen thuộc trong gia đình. Hiện nay, ở nhiều nơi con người bắt đầu thay thế chuông điện từ bằng cách loại chuông điện từ. Loại chuông điện tử không có bất kỳ châm điện hoặc thanh điệu. Thay vào đó, nó có một mạch tích hợp (IC) không cần dây và phát ra những bài hát hay tiếng nói đã được cài đặt sẵn. Tuy nhiên, chuông điện từ vẫn hiện diện ở khắp mọi nơi nhờ sự đơn giản mà hiệu quả của nó.

      bởi Nguyễn My 17/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Vẽ sơ đồ mạch điện gồm có bộ pin, hai đèn Đ1 và Đ2 , khóa K thỏa mãn :

    - Khi K mở cả hai đèn đều sáng 

    - Khi K đóng cả 2 đèn đều tắt 

      bởi Đào Lê Hương Quỳnh 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • K Đ1 Đ2

      bởi Mai Huỳnh Đức Anh 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Giari bài tập vật lí bài 22 

     
      bởi Lê Tấn Thanh 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • [Vật lí 7] Bài 22. Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện

    Bài 22. Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện

    22.1. Trang 50 – Bài tập vật lí 7.

    Bài giải:
    Tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích trong hoạt động của nồi cơm điện, ấm điện.
    Tác dụng nhiệt của dòng điện là không có ích trong hoạt động của quạt điện, máy thu hình và máy thu thanh.

    22.2. Trang 50 – Bài tập vật lí 7.

    Bài giải:
    a) Khi còn nước trong ấm, nhiệt độ của ấm cao nhất là 1000C (nhiệt độ nước đang sôi).
    b) Ấm điện bị cháy, hỏng. Vì khi cạn hết nước, do tác dụng nhiệt của dòng điện, nhiệt độ của
    ấm tăng lên rất cao, dây nung nóng (ruột ấm) sẽ nóng chảy, không dùng được nữa. Một số vật để gần ấm có thể bắt cháy, gây hỏa hoạn.

    22.3. Trang 50 – Bài tập vật lí 7.

    Bài giải:
    Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bộ phận hay dụng cụ dưới đây là : Đèn báo tivi.
    Đáp án đúng : chọn D.

    22.4. Trang 50 – Bài tập vật lí 7.

    Bài giải:
    Câu đúng : c, d, e, h.
    Câu sai : a, b, g.

    22.5. Trang 51 – Bài tập vật lí 7.

    Bài giải:
    Hoạt động của dụng cụ dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện dưới đây là : Nồi cơm điện.
    Đáp án đúng : chọn D.

    22.6. Trang 51 – Bài tập vật lí 7.

    Bài giải:
    Hoạt động của dụng cụ không dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện dưới đây là : Đèn LED
    Đáp án đúng : chọn C.

    22.7. Trang 51 – Bài tập vật lí 7.

    Bài giải:
    Dụng cụ chứng tỏ dòng điện chạy qua nó có thể làm vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao và phát sáng là : Bóng đèn dây tóc. Đáp án đúng : chọn B.

    22.8. Trang 51 – Bài tập vật lí 7.

    Bài giải:
    Vật dụng hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện là : Bếp điện, bóng đèn dây tóc, nồi cơm điện, bàn là, lò sưởi điện.
    Đáp án đúng : chọn D.

    22.9. Trang 52 – Bài tập vật lí 7.

    Bài giải:
    Dòng điện chạy qua dụng cụ khi hoạt động bình thường vừa có tác dụng nhiệt, vừa có tác dụng phát sáng là : Thanh nung của nồi cơm điện.
    Đáp án đúng : chọn A.

    22.10. Trang 52 – Bài tập vật lí 7.

    Bài giải:
    Dụng cụ hoạt động chứng tỏ dòng điện đi qua được chất khí là : Bóng đèn của bút thử điện.
    Đáp án đúng : chọn D.

    22.11. Trang 52 – Bài tập vật lí 7.

    Bài giải:
    Đèn có dòng điện chạy qua làm phát sáng chất khí là : Đèn của bút thử điện.
    Đáp án đúng : chọn D.

    22.12. Trang 52 – Bài tập vật lí 7.

    Bài giải:
    1* Làm vật dẫn nóng lên đến nhiệt độ cao và phát sáng là b* Bóng đèn dây tóc.
    2* Làm nóng chảy đoạn dây dẫn và ngắt mạch điện kịp thời là e* Cầu chì.
    3* Khi đi qua theo một chiều nhất định thì đèn phát sáng là c* LED.
    4* Làm nóng dây dẫn để tạo thành các nguồn tỏa nhiệt là a* Ấm điện, nồi cơm điện, bàn là.
      bởi Nhật Nguyễn 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Các cậu giải bài tập vật lí lớp 7 [Vật lí 7] Bài 18. Hai loại điện tích

     
      bởi Huong Duong 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 18. Hai loại điện tích

    18.1. Trang 38 – Bài tập vật lí 7.

    Bài giải:
    Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện cùng loại.
    Đáp án đúng : chọn D.

    18.2. Trang 38 – Bài tập vật lí 7.

    Bài giải:
    Hình a) : Ghi dấu “ + ” cho vật B.
    Hình b) : Ghi dấu “ – ” cho vật C.
    Hình c) : Ghi dấu “ – ” cho vật F.
    Hình d) : Ghi dấu “ + ” cho vật H.

    18.3. Trang 38 – Bài tập vật lí 7.

    Bài giải:
    a) Tóc bị nhiễm điện dương. Khi đó êlectrôn dịch chuyển từ tóc sang lược nhựa (lược nhựa nhận thêm êlectrôn, còn tóc mất bớt êlectrôn).
    b) Vì sau khi chải tóc, các sợi tóc bị nhiễm điện dương và chúng đẩy lẫn nhau nên có vài sợi dựng đứng lên.

    18.4. Trang 39 – Bài tập vật lí 7.

    Bài giải:
    Cả Hải và Sơn đều có thể đúng, có thể sai.
    Để kiểm tra ai đúng, ai sai thì đơn giản nhất là lần lượt đưa lượt nhựa và mảnh nilông của Hải lại gần các vụn giấy nhỏ. Nếu lược nhựa và mảnh nilông đều hút các vụn giấy thì Hải đúng. Còn nếu chỉ 1 trong 2 vật này hút các vụn giấy thì Sơn đúng
    Cũng có thể dùng một lược nhựa và một mảnh nilông khác đều chưa bị nhiễm điện để kiểm tra lược nhựa và mảnh nilông của Hải.

    18.5. Trang 39 – Bài tập vật lí 7.

    Bài giải:
    Cọ xát hai thanh nhựa cùng loại như nhau bằng mảnh vải khô. Đặt một thanh trên trục quay, đưa thanh nhựa kia lại gần thanh thứ nhất thì xảy ra hiện tượng : Hai thanh nhựa này đẩy nhau.
    Đáp án đúng : chọn A.

    18.6. Trang 39 – Bài tập vật lí 7.

    Bài giải:
    Có bốn vật a, b, c, d đều bị nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì:
    Vật a và vật c có điện tích cùng dấu
    Đáp án đúng : chọn C.

    18.7. Trang 39 – Bài tập vật lí 7.

    Bài giải:
    Một vật trung hòa về điện, sau khi được cọ xát thì nhiễm điện âm. Đó là do nguyên nhân:
    Vật đó nhận thêm êlectrôn
    Đáp án đúng : chọn B.

    18.8. Trang 39 – Bài tập vật lí 7.

    Bài giải:
    Nếu một vật nhiễm điện dương thì vật đó có khả năng : Đẩy thanh thủy tinh đã được cọ xát vào lụa. Vì thanh thủy tinh cọ xát vào lụa thì nhiễm điện dương.
    Đáp án đúng : chọn B.

    18.9. Trang 40 – Bài tập vật lí 7.

    Bài giải:Mảnh len bị nhiễm điện, điện tích trên mảnh len khác dấu với điện tích trên thước nhựa.
    Ban đầu mảnh len và thước nhựa đều trung hòa về điện. Sau khi cọ xát, thước nhựa bị nhiễm điện âm thì mảnh len phải nhiễm điện dương do êlectrôn dịch chuyển từ mảnh len sang thước nhựa.

    18.10. Trang 40 – Bài tập vật lí 7.

    Bài giải:
    Thanh thủy tinh cọ xát vào lụa, thanh thủy tinh nhiễm điện dương. Đưa lại gần quả cầu kim loại quả cầu bị hút là do quả cầu nhiễm điện âm hoặc quả cầu trung hòa về điện.

    18.11. Trang 40 – Bài tập vật lí 7.

    Bài giải:
    Muốn biết thước nhựa nhiễm điện hay không ta đưa một đầu thước nhựa lại gần mảnh giấy vụn, nếu thước nhựa hút các mảnh giấy vụn thì thước nhựa nhiễm điện.
    Đưa thước nhựa lại gần quả cầu kim loại mang điện tích âm treo bằng sợi chỉ mềm. Nếu quả cầu bị đẩy ra xa thước nhựa thì chứng tỏ thước nhựa nhiễm điện âm và ngược lại.

    18.12. Trang 40 – Bài tập vật lí 7.

    Bài giải:
    Hình a dấu (–).
    Hình b dấu (+).
    Hình c dấu (+).
    Hình d dấu (–).

    18.13. Trang 40 – Bài tập vật lí 7.

    Bài giải:
    Quả cầu bị hút về phía thanh A.
      bởi Nguyễn Linh Đan 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Các cậu giải bài tập vật lí lớp 7 Bài 17. Sự nhiễm điện do cọ xát

     
      bởi Thu Hang 05/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • [Vật lí 7] Bài 17. Sự nhiễm điện do cọ xát

    17.1.  Bài giải:
    Những vật bị nhiễm điện là : Vỏ bút bi nhựa, lược nhựa.
    Những vật không bị nhiễm điện là : Bút chì vỏ gỗ, lưỡi kéo cắt giấy, chiếc thìa kim loại, mảnh giấy.

    17.2.

    Bài giải:
    Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho một ống bằng nhựa mang điện tích.
    Đáp án đúng : chọn D.

    17.3.

    Bài giải:
    a) Khi thước nhựa chưa cọ xát, tia nước chảy thẳng.
    Khi thước nhựa được cọ xát, tia nước bị hút, uốn cong về phía thước nhựa.
    b) Thước nhựa sau khi bị cọ xát đã bị nhiễm điện (mang điện tích).

    17.4.

    Bài giải:
    Khi ta cử động cũng như khi cởi áo, do áo len (dạ hay sợi tổng hợp) bị cọ xát nên đã nhiễm điện, tương tự như những đám mây dông bị nhiễm điện. Khi đó giữa các phần bị nhiễm điện trên áo len và áo trong xuất hiện các tia lửa điện là các chớp sáng li ti, không khí khi đó bị dãn nở phát ra tiếng lách tách nhỏ.

    17.5.

    Bài giải:
    Khi bị cọ xát, thanh thủy tinh bị nhiễm điện vì khi đó nó hút được các vụn giấy.
    Đáp án đúng : chọn C.

    17.6.

    Bài giải:
    Có thể làm thước nhựa nhiễm điện bằng cách cọ xát thước nhựa bằng mảnh vải khô.
    Đáp án đúng : chọn D.

    17.7. 

    Bài giải:
    Dùng một mảnh len cọ xát nhiều lần một mảnh phim nhựa thì mảnh phim nhựa này có thể hút được các vụn giấy vì mảnh phim nhựa bị nhiễm điện.
    Đáp án đúng : chọn B.

    17.8.

    Bài giải:
    Thanh thủy tinh bị hút về phía thước nhựa vì thước nhựa nhiễm điện có khả năng hút các vật nhỏ nhẹ khác.

    17.9. Trang 37 – Bài tập vật lí 7.

    Bài giải:
    Khi chải các sợi vải thì các sợi vải bị nhiễm điện do cọ xát nên các sợi vải có thể hút nhau và bị rối.
    Biện pháp khắc phục hiện tượng này:
    Người ta dùng bộ phận chải các sợi vải được cấu tạo bằng chất liệu có tác dụng khi sợi vải chạy qua bộ phận chải thì không còn bị nhiễm điện nữa.


    Bài viết: Giải bài tập vật lý lớp 7 (Lần 2) 

    Nguồn Zing Blog

    [Vật lí 7] Bài 17. Sự nhiễm điện do cọ xát

    17.1.  Bài giải:
    Những vật bị nhiễm điện là : Vỏ bút bi nhựa, lược nhựa.
    Những vật không bị nhiễm điện là : Bút chì vỏ gỗ, lưỡi kéo cắt giấy, chiếc thìa kim loại, mảnh giấy.

    17.2.

    Bài giải:
    Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho một ống bằng nhựa mang điện tích.
    Đáp án đúng : chọn D.

    17.3.

    Bài giải:
    a) Khi thước nhựa chưa cọ xát, tia nước chảy thẳng.
    Khi thước nhựa được cọ xát, tia nước bị hút, uốn cong về phía thước nhựa.
    b) Thước nhựa sau khi bị cọ xát đã bị nhiễm điện (mang điện tích).

    17.4.

    Bài giải:
    Khi ta cử động cũng như khi cởi áo, do áo len (dạ hay sợi tổng hợp) bị cọ xát nên đã nhiễm điện, tương tự như những đám mây dông bị nhiễm điện. Khi đó giữa các phần bị nhiễm điện trên áo len và áo trong xuất hiện các tia lửa điện là các chớp sáng li ti, không khí khi đó bị dãn nở phát ra tiếng lách tách nhỏ.

    17.5.

    Bài giải:
    Khi bị cọ xát, thanh thủy tinh bị nhiễm điện vì khi đó nó hút được các vụn giấy.
    Đáp án đúng : chọn C.

    17.6.

    Bài giải:
    Có thể làm thước nhựa nhiễm điện bằng cách cọ xát thước nhựa bằng mảnh vải khô.
    Đáp án đúng : chọn D.

    17.7. 

    Bài giải:
    Dùng một mảnh len cọ xát nhiều lần một mảnh phim nhựa thì mảnh phim nhựa này có thể hút được các vụn giấy vì mảnh phim nhựa bị nhiễm điện.
    Đáp án đúng : chọn B.

    17.8.

    Bài giải:
    Thanh thủy tinh bị hút về phía thước nhựa vì thước nhựa nhiễm điện có khả năng hút các vật nhỏ nhẹ khác.

    17.9. Trang 37 – Bài tập vật lí 7.

    Bài giải:
    Khi chải các sợi vải thì các sợi vải bị nhiễm điện do cọ xát nên các sợi vải có thể hút nhau và bị rối.
    Biện pháp khắc phục hiện tượng này:
    Người ta dùng bộ phận chải các sợi vải được cấu tạo bằng chất liệu có tác dụng khi sợi vải chạy qua bộ phận chải thì không còn bị nhiễm điện nữa.
     
      bởi Nguyễn Sơn 05/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • nêu cách làm nhiễm điện + cho một vật b nếu có 1 vật a nhiễm điện dương yêu cầu ko chạm a vào b 

    ai làm được mình tích ngay 

      bởi minh thuận 11/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • đặt 1 thanh sat noi lien hai vat

      bởi Bảo Trân Ngô 12/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cho 2 quả cầu A và B . A nhiễm điện B trung hòa về điện khi đóng khóa k thì điện tích sẽ dịch chuyên từ quà cầu nào đến quả cầu nào  ?

    ----

      bởi A La 18/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • khi đong khoa K thì điện tích sẽ dịch chuyển từ quả cầu A sang, Đến một thời điểm nào đó thì 2 quả sẽ trung hòa về điện.

      bởi Bùi thị Mẫn 18/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một quả cầu kim loại  nhẹtreo trên sợi chỉ mảnh bị hút về phía thanh thủy tinh nhiễm điện dương , sau khi chạm vào thanh thủy tinh nó lại bị đẩy ra. Giải thích hiện tượng trên?

      bởi Tay Thu 25/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • - Ta có kết luận rằng thước thủy tinh cọ xát vào lụa nhiễm điện dương.(kết luận sgk trang 51)Nghĩa là cái gì cọ xát vào thủy tinh thì nhiễm điện dương. Đề bài trên, quả cầu kim loại nhẹ treo trên sợi chỉ mảnh đã bị hút=>nhiễm điện dương.Mà khi 2 vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau(kết luận sgk trang 52)

     

      bởi hoang tran hong an 25/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một quả cầu kim loại nhẹ treo trên sợi chỉ mảnh bị hút về phía thanh thủy tinh bị nhiễm điện dương.sau khi chạm vào thanh thủy tinh nó lại bị đẩy ra. giải thích hiện tượng trên.

    làm ơn giúp mình với.khocroikhocroikhocroi

      bởi Thanh Truc 05/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nếu quả cầu mang điện tích dương thì nó bị thanh A đẩy, nếu quả cầu mang điện tích âm hoặc không mang điện tích thì bị thanh A hút

      bởi Huỳnh Khải 05/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tại sao thùng chở xăng lại để một dây xích sắt kéo lê trên đường?

      bởi thu thủy 13/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • khi xe chở xăng chạy đường dài, thì thùng xe( vỏ xe) sẽ ma sát với không khí, nên sẽ tích điện và có thể tạo tia lửa điện. điều này rất nguy hiểm, vì nó sẽ gây cháy/ nổ bình xăng( vì khi xăng tiếp xúc tia lửa sẽ gây cháy). vì vậy người ta dùng dây xích nối với thùng xăng để dẫn dòng điện từ thùng xe xuống lòng đường. và ta cũng thấy rằng, dây xích này thương không to, mà nhỏ, vì để tăng độ dẫn điện! 
    và thường thì trời nắng/khô, người ta hay dùng dây xích 

      bởi Ngọc Thư Nguyễn 13/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF