OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Chiếu một bức xạ có bước sóng \({\lambda _2} = 0,438\mu m\) vào catôt của tế bào quang điện

a) Tính vận tốc ban đầu cực đại của các quang êlectron (nếu có) khi catôt là kẽm có công thoát êlectron \(A = 56,{8.10^{ - 20}}\,J\) và khi catôt là kali có giới hạn quang điện \({\lambda _0} = 0,62\mu m\) (kết quả tính được lấy đến 3 chữ số có nghĩa).

b) Biết cường độ dòng quang điện bão hòa \({I_{bh}} = 3,2\,mA\) . Tính số êlectron \({N_e}\) được giải phóng từ catôt trong 1 giây. Nếu cường độ chùm bức xạ tăng lên n lần thì \({N_e}\) thây đổi thế nào ? Tại sao ?

  bởi Nguyễn Thanh Hà 05/01/2022
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • a) Ta có: \({{hc} \over \lambda } \approx 45,{4.10^{ - 20}}J\)

    Áp dụng công thức Anh-xtanh ta thấy:

    - Khi catốt là kẽm thì \({{hc} \over \lambda } < A\), hiện tượng quang điện không xảy ra.

    - Khi catốt là kali, công thoát là \(A = {{hc} \over {{\lambda _0}}} = 32,{0.10^{ - 20}}J < {{hc} \over \lambda }\)

    Như vậy, có xảy ra hiện tượng quang điện. Ta có:

                \({{mv{{_0^2}_{\max }}} \over 2} = {{hc} \over \lambda } - {{hc} \over {{\lambda _0}}} \Rightarrow {v_{0\max }} \approx 5,{41.10^5}m/s\)

    b) Số electron được giải phóng trong mỗi giây:

                \({N_e} = {{{I_{bh}}} \over e} = {2.10^{16}}\) electron/s

    Nếu cường độ chùm bức xạ tăng lên n lần, thì \({N_e}\) cũng tăng n lần (thành \(n{N_e}\)) vì cường độ quang điện bão hòa tỉ lệ với cường độ chùm bức xạ.

      bởi Phan Thiện Hải 05/01/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF