OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Xác định bộ NST và số lần nguyên phân biết số tế bào con bằng 1/3 số NST đơn trong bộ NST 2n của loài

Bài 1: Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8. Quan sát tế bào sinh dục sơ khai của một ruồi giấm đực và một ruồi giấm cái đang phân bào người ta nhận thấy :
Số NST kép loại Y ở ruồi giấm đực đang tập trung ở mặt phẳng xích đạo bằng 1/16 số NST đơn các loại khi đang phân ly về các cực tế bào ở ruồi giấm cái.
Tổng số NST đơn và kép các loại ở 2 cá thể nói trên tại thời điểm quan sát là 768.
a. Xác định số tế bào tại mỗi thời điểm quan sát?
b. Nếu các tế bào nói trên đều được tạo ra từ một tế bào sinh dục sơ khai thì số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục sơ khai ban đầu là bao nhiêu.

Bài 2: Ở đậu Hà Lan 2n = 14. Xét 4 tế bào sinh dưỡng A, B, C, D đang phân bào, người ta nhận thấy số tế bào con tham gia vào đợt phân bào cuối cùng của các tế bào lần lượt phân chia theo tỷ lệ 1: 2: 4: 8
Tổng số cromatit đếm được trên mặt phẳng xích đạo của tất cả các tế bào con trong đợt phân bào cuối cùng là 3360 . Hãy xác định.
a. Số lần phân bào của mỗi tế bào A, B, C, D
b. Số tế bào con mới được tạo thêm từ mỗi tế bào A, B, C, D?
c. Tổng số tế bào hiện diện qua các đợt phân bào của 4 tế bào đã cho?

Bài 3: Xét hai nhóm tế bào sinh dưỡng của loài A phân bào.
Nhóm 1 : các tế bào đều phân bào với số đợt bằng nhau và bằng số tế bào ban đầu của nhóm với tổng số tế bào con được tạo ra là 64.
Nhóm 2: Các tế bào đều phân bào với số đợt bằng nhau và số tế bào con tham gia đợt phân bào cuối cùng gấp 3 lần số NST đơn cùng một nguồn gốc đang phân ly về một cực trong một tế bào.
a. Xác định số tế bào ban đầu và số lần phân bào mỗi nhóm?
Biết bộ NST của loài A là 2n = 16 và số tế bào tham gia đợt phân bào cuối cùng của nhóm 2 nhiều hơn số tế bào của nhóm một .
b. Tổng số tế bào con được tạo thêm trong đợt phân bào cuối cùng của hai nhóm?

Bài 4: Theo dõi sự phân bào của 3 hợp tử A, B, C người ta nhận thấy.
à Hợp tử A nguyên phân liên tiếp một số lần, tạo một số tế bào con bằng số NST đơn trong bộ NST lưỡng bội của loài. Quá trình phân bào của hợp tử A, môi trường nội bào phải cung cấp 48 NST đơn mới hoàn toàn.
Hợp tử B nguyên phân tạo một số tế bào con bằng số Cromatit quan sát được trên mặt phẳng xích đạo của các tế bào con được tạo ra từ hợp tử A đang tham gia đợt phân bào cuối cùng.
Hợp tử C nguyên phân tạo ra số tế bào con bằng 25% số tế bào con do hợp tử B tạo ra.
Tổng số NST đơn trong các tế bào sinh ra từ hợp tử C nhiều hơn số NST đơn trong các tế bào sinh ra từ hợp tử B là 224. Số lượng NST đơn có nguồn gốc từ bố trong các tế bào sinh ra từ hợp tử C nhiều hơn số lượng NST đơn có nguồn gốc từ mẹ trong một tế bào con sinh ra từ hợp tử B là 31.
a. Xác định bộ NST lưỡng bội của mỗi hợp tử? Từ đó kết luận 3 hợp tử đã cho thuộc cùng một loài hay khác loài.
b. Tính số NST đơn môi trường nội bào phải cung cấp cho mỗi hợp tử phân bào?
c. Số thoi dây tơ vô săc xuất hiên trong đợt phân bào cuối cùng của 3 hợp tử?

Bài 5: Xét 3 tế bào sinh dưỡng A, B, C thuộc cùng một loài. Tế bào A nguyên phân một số lần cho số tế bào con bằng 1/3 số NST đơn trong bộ NST 2n của loài. Quá trình nguyên phân của tế bào A môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu di truyền tương đương với 168 NST đơn.
Tế bào B và C trải qua nguyên phân với tổng số NST đơn trong các tế bào con được tạo ra khi kết thúc đợt phân bào cuối cùng là 576.
a. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài.
b. Số lần phân bào của mỗi tế bào A, B, C.
c. Số NST đơn mới hoàn toàn môi trường phải cung cấp cho tế bào A phân bào?

Dạng 3: Xác định thời gian và tốc độ phân bào.

Bài 6: Ở lúa bộ NST 2n = 24. Theo dõi sự phân bào của 1 tế bào sinh dưỡng trong 24 giờ người ta nhận thấy thời gian nghỉ giữa các đợt phân bào nhiều hơn thời gian tiến hành phân bào là 24 giờ. Quá trình phân bào nói trên môi trường tế bào phải cung cấp1488 NST đơn mới hoàn toàn. Thời gian cần thiết cho kỳ trước, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối trong một chu kỳ phân bào tương ứng với tỷ lệ 1: 3: 2: 4
a. Xác định thời gian cần thiết cho mỗi chu kỳ ?
b. Ở thời điểm 9 giờ 32 phút ; m23 giờ 38 phút ( tính từ lúc tế bào bắt đầu phân bào lần thứ nhất):
-Tế bào đang phân bào ở đợt thứ mấy? Thuộc kỳ nào?
- Đặc điểm hình thái của NST ở mỗi thời điểm nói trên?

Bài 7: Hợp tử A, B thuộc hai loài khác nhau phân bào với số lần không bằng nhau trong cùng một thời gian.
Tổng số NST đơn huy động của môi trường cho cả hai hợp tử phân bào là 1624. Trong đó số NST đơn cung cấp cho hợp tử B nhiều hơn số NST đơn cung cấp cho hợp tử A là 1400.
Tổng số NST đơn trong các tế bào con sinh ra từ hợp tử A nhiều hơn số NST đơn cung cấp cho chính quá trình phân bào của hợp tử A là 16.
Số NST đơn trong một tế bào con sinh sinh ra từ hợp tử B nhiều hơn số NST đơn trong một tế bào con sinh ra từ hợp tử A là 8.
a. Xác định bộ NST lưỡng bội của mỗi hợp tử.
b. So sánh tốc độ phân bào của 2 hợp tử?
c. Nếu hợp tử B tiến hành số đợt phân bào nói trên trong khoảng thời gian 30 giờ và thời gian cần thiết cho đợt phân bào cuối cùng là 6 giờ thì thời gian cần thiết cho đợt phân bào đầu tiên là bao nhiêu? Biết rằng tốc độ phân bào của hợp tử B là giảm dần đều.

P/s: mình cần gấp lắm ạ! Nếu được thì các bạn giúp mình làm giúp mấy bài này trong thời gian nhanh nhất nhé nhưng cụ thể tí với ạ! mình chậm hiểu lắm! Cản ơn nhiều

  bởi Dương Quá 16/11/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • 5) a) Gọi số lần nguyên phân lần lượt là k; k’; k’’’

    Tế bào A nguyên phân một số lần cho số tế bào con bằng 1/3 số NST đơn trong bộ NST 2n của loài

    => 2^k = 2n/3 (1)

    Quá trình nguyên phân của tế bào A môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu di truyền tương đương với 168 NST đơn.

    => 2n( 2^k – 1 ) = 168 (2)

    Thế (1) vào (2) ta có

    2n( 2n – 3 ) = 504

    => n = 12

    => 2n = 24

    b) Số lần phân bào của tế bào A là 2^k = 2n/3 = 24/3 = 8 => k = 3

    Tế bào B và C trải qua nguyên phân với tổng số NST đơn trong các tế bào con được tạo ra khi kết thúc đợt phân bào cuối cùng là 576.

    ( 2^k’ + 2^k’’ ).2n = 576

    => 2^k’ + 2^k’’ = 24

    nếu k’ = 1 => 2^k’’ = 22 ( loại )
    nếu k’ = 2 => 2^k’’ = 20 ( lọai )
    nếu k’ = 3 => 2^k’’ = 16 => k’’ = 4 ( thỏa mãn )
    nếu k’ = 4 => 2^k’’ = 8 => k’’ = 3

    Vậy tế bào B và C nguyên phân 4 lần hoặc 3 lần

    c) Số NST đơn mới cung cấp cho tế bào A = 2n.( 2^3 – 2 ) = 24.6 = 144

    7) a) Gọi số lần nguyên phân của 2 hợp tử là k và k’; bộ NST lưỡng bội là 2n và 2n’

    Ta có

    2n( 2^k – 1 ) + 2n’( 2^k’ – 1 ) = 1624

    - 2n( 2^k – 1 ) + 2n’( 2^k’ – 1 ) = 1400

    Giải hệ ta được 2n( 2^k – 1 ) = 112
    2n’( 2^k’ – 1 ) = 1512

    Lại có Tổng số NST đơn trong các tế bào con sinh ra từ hợp tử A nhiều hơn số NST đơn cung cấp cho chính quá trình phân bào của hợp tử A là 16
    => 2^k.2n = 2n( 2^k – 1 ) + 16

    => 2^k.2n = 128

    Giải hệ gồm
    2n( 2^k – 1 ) = 112
    2^k.2n = 128

    => 2n = 16 => 2^k = 8 => k = 3

    Số NST đơn trong một tế bào con sinh sinh ra từ hợp tử B nhiều hơn số NST đơn trong một tế bào con sinh ra từ hợp tử A là 8

    => 2n’ = 2n + 8

    => 2n’ = 16 + 8 = 24

    => 2^k’ – 1 = 63 => 2^k’ = 64 => k = 6

    Hai hợp tử trên nguyên phân trong cùng 1 thời gian; gọi đó là x ta có

    Tốc độ nguyên phân của hợp tử A = x/3
    Tốc độ nguyên phân của hợp tử B = x/6

    => tốc độ nguyên phân của hợp tử A = 2 lần tốc độ nguyên phân của hợp tử B

    b) post thiếu đề nhé; tham cho lắm vào :D viết thêm chỗ này “ Biết rằng tốc độ nguyên phân của hợp tử B giảm dần đều “

    Hợp tử B nguyên phân 6 lần trong 30 giờ; lần cuối mất 6 giờ; vì tốc độ nguyên phân giảm dần đều; gọi hệ số giảm dần đều đó là x; ta có

    6 + 6 – x + 6 – 2x + 6 – 3x + 6 – 4x + 6 – 5x = 30

    => x = 0,4

    => thời gian lần nguyên phân đầu tiên là 6 – 5.0,4 = 4 giờ

      bởi Nguyễn Nam 16/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF