Trình bày các bước mổ giun đất
Bài 1: Trình bày đặc điểm chung và vai trò của ngành động vật nguyên sinh.
Bài 2: Trình bày đặc điểm cấu tạo và hình dạng của trùng roi xanh.
Bài 3: Trình bày các bước mổ giun đất.
Bài 4: Nêu đặc điểm của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh. Để phòng chống giun sán em cần phải làm gì?
Câu trả lời (1)
-
Bài 1:* đặc điểm chung: -ĐVNS sống tự do có đặc điểm: Cơ quan di chuyển phát triển ; dinh dưỡng kiểu động vật, mỗi loài là 1 móc xích trong chuỗi thức ăn. -ĐVNS sống kí sinh có đặc điểm: bộ phận di chuyển tiêu giảm; sinh sản vô tính vs tốc độ nhanh; có kiểu dinh dưỡng hoại sinh -ĐVNS có đặc điểm chung là: cấu tạo là 1 tế bào; chức năng là 1 cơ thể độc lập. *Vai trò: -Là thức ăn của nhiều động vật lớn hơn trong nước, chỉ thị về độ sạch của môi trường nước - Một số không nhỏ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho động vật và người. Bài 2: Cơ thể trùng roi xanh là 1 tế bào có kích thước hiển vi (\(\approx\) 0,05mm). Cơ thể hình thoi, đuôi nhọn, đầu tù và có 1 roi dài. Roi xoáy vào nước giúp cơ thể di chuyển. Cấu tạo cơ thể trùng roi gồm có nhân, chất nguyên sinh chứa các hạt diệp lục (khoảng 20 hạt), các hạt dự trữ ( nhỏ hơn) và điểm mắt (cạnh gốc roi) . Dưới điểm mắt có không bào co bóp. Điểm mắt giúp trùng roi nhận biết ánh sáng. Bài 3: -bước 1:đặt giun nằm sấp giữa khay mổ. Cố định đầu và đuôi bằng 2 đinh ghim. - bước 2: dùng kẹp kéo da, dùng kéo cắt 1 đường dọc chính giữa lưng về phía đuôi -bước 3: Đổ nước ngập cơ thể giun. Dùng kẹp phanh thành cơ thể, dùng dao tách ruột khỏi thành cơ thể. -bước 4: Phanh thành cơ thể đến đâu, cắm ghim tới đó. Dùng kéo cắt dọc cơ thể tiếp tục như vậy về phía đầu. Bài 4: Cấu tạo: Cơ thể hình lá, dẹp, mắt lông bơi tiêu giảm. Ngược lại, các giác bám phát triển, có 2 giác bám chắc vào nội tạng vật chủ. Cơ thể có lớp cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển nên có thể chun dãn, phồng dẹp cơ thể để chui luồn trong môi trường kí sinh. Hầu có cơ khỏe giúp miệng hút chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Mặt khác sán lá gan đẻ rất nhiều trứng (4000 trứng/ngày), ấu trùng cũng có khả năng sinh sản làm cho số lượng cá thể ở thế hệ sau rất nhiều Biện pháp khắc phục: Vệ sinh môi trường, nhà ở, quản lí chặt chẽ về rác, chất thải, ... ; cần có hố dí hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi, ko dùng phân tươi để bón phân; giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay sau khi đi vệ sinh; tẩy giun ít nhất 6 tháng 1 lần
bởi ThôngBáo Messengër 16/10/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản