OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lập bảng so sánh cấu tạo xương và các hệ cơ quan của thằn lằn và chim bồ câu

Lập bảng so sánh cấu tạo xương và các hệ cơ quan của bò sát, cá, lưỡng cư, chim.

Giúp mình nhanh nhé các bạn. Mai thi rồi

  bởi Nguyễn Thanh Hà 25/10/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (2)

  • Các cơ quan

    Thằn lằn

    Chim bồ câu

    Tuần hoàn

    Tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt nên máu còn pha trộn.

    Tim 4 ngăn, máu không pha trộn.

    Tiêu hóa

    Hệ tiêu hóa đầy đủ các bộ phận nhưng tốc độ tiêu hóa thấp.

    Có sự biến đổi của ống tiêu hóa(mỏ sừng không có răng, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ). Tốc độ tiêu hóa cao đáp ứng nhu cầu năng lượng lớn thích nghi với đời sống bay.

    Hô hấp

    Hô hấp bằng phổi có nhiều vách ngăn làm tăng diện tích trao đổi khí. Sự thông khí phổi là nhờ sự tăng giảm thể tích khoang thân.

    Hô hấp bằng hệ thống ống khí nhờ sự hút đẩy của hệ thống túi khí(thông khí phổi)

    Bài tiết

    Thận sau(số lượng cầu thận khá lớn)

    Thận sau(số lượng cầu thận rất lớn)

    sinh sản

    - Thụ tinh trong.

    - Đẻ trứng, phôi phát triển phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường

    - Thụ tinh trong.

    - Đẻ và ấp trứng.

      bởi Nguyễn Quang Đức 26/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Các hệ cơ quan -> Lớp cáLớp lưỡng cư-> Lớp bò sátLớp chim-> Lớp thúTiêu hóa

    - Hệ tiêu hóa đã phân hóa

    - Ống tiêu hóa: Miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột, hậu môn.

    -Tuyến tiêu hóa:

    + Tuyến gan-> dịch mật

    + Tuyến ruột-> dịch ruột

    - Ống hơi thông với thực quản giúp cá chìm nổi trong nước dễ dàng

    Miệng có lưỡi có thể phóng ra bắt mồi

    - Có dạ dày lớn, ruột ngắn, gan-mật lớn, có tuyến tụy

    Ống tiêu hóa phân hóa, ruột già có khả năng hấp thụ lại nước

    - Hệ tiêu hóa phân hóa, chuyên hóa

    - Tốc độ tiêu hóa cao

    -Bộ răng phân hóa: răng cửa sắc, thường xuyên mọc dài ra, không có răng nanh, răng hàm kiểu nghiền

    - Ruột dài, manh tràng lớn (ruột tịt) là nơi tiêu hóa xenlulôxơ

    Hô hấp- Cá hô hấp bằng mang nhờ các lá mang nhỏ là những nếp da mỏng có nhiều mạch máu giúp cá trao đổi khí

    - Xuất hiện phổi. Hô hấp nhờ sự nâng hạ của thềm miệng

    - Da ẩm có hệ mao mạch dày đặc dưới da làm nhiệm vụ hô hấp

    Hô hấp bằng phổi. Phổi có nhiều vách ngăn

    - Phổi gồm 1 mạng ống khí dày đặc

    - Có 9 túi khí thông với phổi làm cho bề mặt trao đổi khí rất rộng

    Phổi lớn, gồm nhiều túi phổi. Bao quanh là mạng lưới mao mạch dày đặc giúp sự trao đổi khí dễ dàngThần kinh

    - Hệ thần kinh hình ống gồm não, tủy sống và các dây thần kinh.

    - Bộ não đã phân hóa, trong đó thùy khứu giác và thùy vị giác và tiểu não phát triển hơn cả.

    - Não trước, thùy thị giác phát triển

    - Tiểu não kém phát triển

    - Hành tủy

    - Tủy sống

    Bộ não gồm 5 phần, có não trước và tiểu não phát triểnCó bộ não phát triển hơn bò sátNão trước và tiểu não phát triển liên quan đến hoạt động phong phú và phức tạp ở thỏTuần hoàn

    - Hệ tuần hoàn của cá là hệ tuần hoàn kín.

    - Tim 2 ngăn (1 tâm nhĩ, 1 tâm thất)

    - Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi

    - Máu lưu thông theo một chiều từ tâm nhĩ qua tâm thất

    - Xuất hiện vòng tuần hoàn phổi tạo thành 2 vòng tuần hoàn với tim 3 ngăn

    - Máu đi nuôi cơ thể là máu pha

    Tim 3 ngăn ( 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất). Tâm thất có vách ngăn hụt

    - Máu lưu thông theo 2 vòng tuần hoàn

    - Máu đi nuôi cô thể là máu pha

    - Tim 4 ngăn chia làm 2 nửa riêng biệt ( 2 tâm thất và 2 tâm nhĩ). Nửa trái luôn luôn chứa máu đỏ tươi, nửa phải luôn luôn chứa máu đỏ thẫm

    - Máu lưu thông trong cơ thể theo 2 vòng tuần hoàn

    - Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi

    - Tim 4 ngăn

    - Máu lưu thông theo 2 vòng tuần hoàn

    - Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi

    Bài tiếtThận giữa của cá làm nhiệm vụ bài tiết, lọc từ máu các chất không cần thiết thải ra ngoài

    Thận vẫn là thận giữa giống cá

    - Có ống dẫn nước tiểu xuống bóng đái lớn trước khi thải qua lỗ huyệt

    Có thận sau, có khả năng hấp thụ lại nước

    - Nước tiểu đặc

    Thận sau có khả năng hấp thu lại nước nhưng không có bóng đái

    - Hệ bài tiết gồm đôi thận sau có cấu tạo tiến bộ

    - Thận làm nhiệm vụ lọc máu, thải các chất độc hại qua nước tiểu

    Sinh sản

    - Cá cái đẻ trứng với số lượng rất lớn

    - Thụ tinh ngoài cơ thể mẹ

    -Trứng được thụ tinh sẽ phát triển thành phôi

    - Ếch đực không có cơ quan giao phối

    - Ếch cái đẻ trứng

    - Thụ tinh ngoài

    - Thụ tinh trong

    - Trứng có vỏ dai, nhiều noãn hoàng

    - Trứng phát triển trực tiếp thành con

    - Con đực có một đôi tinh hoàn và 2 ống dẫn tinh

    - Con cái chỉ có một buồng trứng và 1 ống trứng bên trái

    - Thụ tinh trong. Thai phát triển trong tử cung của thỏ mẹ

    - Hiện tượng đẻ con có nhau thai gọi là hiện tượng thai sinh

    - Con mới sinh non, yếu, được nuôi bằng sữa mẹ

      bởi H Yziang 28/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
NONE
OFF