OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Phân tích đoạn trích Những ngôi sao xa xôi

UuLàm bài giùm e vs
  bởi Trương Quang Đạt 31/03/2021
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • Phương Định

    Trường Sơn là nguồn cảm hứng sáng tác cho biết bao thi nhân thời kháng chiến chống Mĩ, là nơi hội tụ biết bao tấm lòng yêu nước. Trường sơn không chỉ có những ngừoi lính lái xe “nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng” mà còn có những cô gái thanh niên xung phong với tính cách hồn nhiên, tâm hồn lãng mạn và mơ mộng. Họ mang đến cho chiến trường khốc liệt ấy sự tươi tắn và mộng mơ tuổi đôi mươi. Điển hình là PĐ – nhân vật chính trong truyện ngắn NNSXX của Lê Minh Khuê. Cô là một cô gái trẻ mơ mộng yêu đời có tinh thần chiến đấu dũng cảm, tinh thần trách nhiệm cao dù công việc có khó khăn, gian khổ. Phương Định đã để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.

    Lê Minh Khuê là một cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn. Bản thân là một thanh niên xung phong nên bà rất am hiểu về cuộc sống nơi tuyến đường Trường Sơn của những ngừoi lính và những cô gái tn xung phong. Truyện ngắn “những ngôi sao xa xôi” là một trong những tác phẩm đầu tay, được bà viết vào năm 1971 – lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra quyết liệt nhất. Truyện làm nổi bật hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong: Nho, Thao, Phương Định trên tuyến đường Trường Sơn với công việc trinh sát mặt đường đầy nguy hiểm. Hằng ngày, họ thay nhau đứng trên cao điểm đếm bom rơi rồi đo khối lượng đất, đã để san, lấp và phá những quả bom chưa nổ.

    Nho, Thao, PĐ sống dưới chân một cao điểm trên một tuyến đường trọng điểm của Trường Sơn- nơi hứng nhiều nhất những trậm mưa bom, bão đạn dữ dội của quân thù. Sau mỗi trận bom, họ phải lao ra trọng điểm “đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bong chưa nổ và nếu cần thì phá bom” để bảo vệ con đường đưa bộ đội và đoàn xe hành quân ra mặt trận. Mỗi lần như thế, mặt các cô ai cũng “hai con mắt lấp lánh”, “cười thì hàm răng lóa lên khuôn mặt nhem nhuốc”, ai nấy cũng như “những con quỉ mắt đen”. Nhiệm vụ của họ thật quan trọng. Nó chứa đầy gian khổ, hi sinh, phản ánh hiện thực khắc nghiệt của Trường Sơn vào những năm kháng chiến chống Mĩ. Cuộc sóng giữa chiến trường khắc nghiệt và nguy hiểm là thế nhưng họ luôn vui vẻ, hồn nhiên và rất lạc quan. Cũng từ đó, chúng ta thấy sáng ngời lên tinh thần yêu nước, đầy quả cảm, nhanh nhẹn và quyết đoán của các cô gái, đặc biệt là Phương Định.

    Phương Định, nhân vật chính của câu chuyện, là một cô gái Hà Nội, “một cô gái khá”. Cô có “hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn” và đôi mắt “có cái nhìn sao mà xa xăm”. Cũng như các cô gái mới lớn, Phương Định rất quan tâm vẻ bề ngoài của mình, cô còn thích ngắm mắt mình trong gương. Cô cũng biết mình đẹp và được nhiều chàng trai để ý. Điều đó khiến cô vui và tự hào nhưng dù nhạy cảm cô cũng không để lòng xao động. Cô không “săn sóc vồn vã” với các anh bộ đội mà thường đứng ra xa khoanh tay trước ngực và nhìn đi nơi khác. Quả thật là một cô gái tự tin, không bộc lộ tình cảm của mình trước đám đông cô thích làm điệu và thường tỏ vẻ kiêu kì một cách đáng yêu.

    Là một cô gái vừa bước qua tuổi học trò hồn nhiên, vô tư, Phương Định mang vào chiến trường Trường Sơn đầy ác liệt những nét hồn nhiên, đáng yêu của một cô gái tuổi mới lớn. Dù sống trong hoàn cảnh ác liệt của bom đạn, khói lửa, cô chưa bao giờ từ bỏ sở thích của mình. Cô “mê hát” lắm, “thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát”. Cô thích nhiều bài lắm, thích “những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận”, “thích dân ca quan họ mềm mại dịu dàng”, “thích ca-chiu-sa”, “dân ca ý trữ tình giàu có”. Cô hát trong những khoảnh khắc im lặng khi máy bay trinh sát rè rè trên đầu, khi cơn bão lửa sắp chụp xuống cao điểm. Cô hát để động viên đồng đội và cũng là để động viên chính bản thân mình, để gửi vào trong tiếng hát nỗi khát khao của tuổi trẻ, của ngừoi chiến sĩ, mong được trở về quê hương yêu dấu, được gặp lại những ngừoi thân yêu sau bao nhiêu nhớ nhung, xa cách.

    Có những đoạn Phương Định hồi tưởng về tuổi học trò với tính cách hồn nhiên, vui tươi và một chút tinh nghịch của một thiếu nữ. Cô say sưa nhớ về những kỉ niệm của tuổi thơ giữa gia đình và thành phố Hà Nội thân yêu khi một trận mưa đá bất chợt vụt qua. Cô nhặt những viên đá để rồi bâng khuâng khi thấy nó tan biến bất ngờ, cũng nhanh như khi nó ập đến. “Tôi bỗng thở phào, tiếc không nói nổi” rồi “tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố”. Tất cả kỉ niệm đẹp nhất ở thành phố HN, về mẹ, về tuổi học trò trong sáng, vô tư như ùa về trong lòng cô gái trẻ quả cảm. Chính những cái ấy xoa dịu tâm hồn cô trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh.

    Ở Phương Định, ta thấy chứa chan một tình động đội thâ thương. Cô lo lắng cho chị Thao và Nho trinh sát trên cao điểm chưa về đến nỗi “nói như gắt vào máy” khi đội trưởng gọi điện hỏi tình hình. Khi nNho bị thương vì hầm trú ẩn sập lúc phá bom, cô ân cần chăm sóc, “rửa cho nho bằng nước đun sôi trên bếp thanh” “tiêm cho Nho” rồi pha sữa cho Nho uống.Phương Định còn dành tình cảm trân trọng, yêu mến cho những ngừoi chiến sĩ đnag cầm súng chiến đấu trên chiến trường, Vì đối với cô, “những ngừoi đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những ngừoi mặc quân phục có ngôi sao trên mũ”.

    Vẻ đẹp của Phương Định càng ngời sáng hơn trong một lần làm nhiệm vụ cùng đồng đội. Phá bom – công việc mà ai nghe đến cũng phải “rùng mình”. Ấy vậy mà cô gái hà thành ấy phải đối diện hằng ngày. Để phá bom, Phương Định “dùng xẻng nhỏ đào đất dứoi quả bom” rồi “cẩn thận bỏ gói thuốc mìn vào cái lỗ đã đào”. Sau đó, cô châm ngòi rồi khỏa đất và chạy đến chỗ ẩn nấp của mình chờ bom nổ. Ở bên quả bom, kề sát với cái chết im lím và bất ngờ, mọi cảm giác của con người đều trở nên sắc nhọn “thỉnh thoảng lưới xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Khi cái chết im lim và đáng sợ kể bên, mọi cảm giác của Phương Định đều trở nên sắc nhọn. Tôi rùng mình và bỗng thấy sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một ti! Võ qua bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành". Người đọc chúng ta nghẹt thờ theo từng động tác của Phương Định. Không gian lúc đó vắng lặng đến phát sợ. Những lúc đổi mặt với quả bom sắt lạnh lùng, cô cũng có nghĩ đến cái chết. "Nhưmg một cái chết rất mờ nhạt, không cụ thể". Đó chỉ là một ý nghĩ thoáng qua. Còn điều mà cô quan tâm lúc này là "liệu mìn có nổ không, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để chẩm mìn lần thứ hai? ". Và cô gái ấy đã xem công việc như là một trách nhiệm của mình : “Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần” Trong suy nghĩ của Định, cô luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ thật tốt dù có phải hi sinh, luôn cố gắng thực hiện các động tác nhanh gọn như thể chạy đua với thời gian nhưng vẫn cần trọng, nhẹ nhàng; vì chỉ cần một sơ suất nhỏ là bom sẽ nổ ngay lập tức. Chẳng phải vì cô sợ bom nổ cô sẽ chết, mà sợ rằng vì mình mà công việc bị chậm trễ, ảnh hưởng đến biết bao đồng đội. Suy nghĩ ấy đã khắc họa đậm nét bản lĩnh sống mạnh mẽ, một thái độ sống không sợ thử thách, gian khổ. Chính nhờ sự gan góc, dũng cảm và tinh thần trách nhiệm cao đã giúp Định thực hiện tốt công việc đầy sự nguy hiểm của mình. Qua những chi tiết trên, ta thấy được bên trong ngừoi con gái ủy mị ấy là thái độ bình tĩnh trước công việc, sự gan dạ, dũng cảm, không ngại hy sinh để cống hiến cho đất nước. Và ta tự hỏi: sự gan dạ, tinh thần trách nhiệm ấy xuất phát từ đâu? Phải chăng là từ ý thức trách nhiệm của cô trước vận mệnh của cả dân tộc, hay từ tấm lòng nồng nàn yêu nước?

    Dù công việc nguy hiểm là thế những cô chưa bao giờ chùn bước. Trong khi làm nhiệm vụ, cô cảm thấy an tâm hơn khi biết được “các anh cao xạ” đang ở trên kia dõi theo từng động tác, cử chỉ của mình, để rồi lòng dũng cảm của cô như được kích thích bởi lòng tự trọng đáng khâm phục. Khi cô “đến gần quả bom. Cảm thấy ánh mắt các anh chiến sĩ dõi theo mình” Phương Định “không sợ nữa” bởi vì cô biết “các anh ấy không thích kiểu đi khom khi có thể đàng hoàng mà bước tới”. Đó là dáng đi của ngừoi chiến sĩ hiên ngang bước vào thử thách. Đó là dáng đi thể hiện lòng tự trọng, bộc lộ ý chí mạnh mẽ giúp cô dũng cảm bước vào thử thách đầy hiểm nguy. Có thể nói, tình đồng đội đồng chí thật thiêng liêng, cao cả và đáng quý khi nó tiếp thêm sức mạnh cho cô hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Mọi hành động, cử chỉ của cô càng truyền thêm cho ngừoi đọc tình cảm yêu quý và nể phục ngừoi con gái thanh niên xung phong – nhỏ bé nhưng lại rất đỗi anh hùng.

    Với việc lựa chọn ngôi kể thứ nhất, Lê Minh Khuê đã thành công trong việc miêu tả một cách tự nhiên và sinh động những tâm trạng, cảm xúc của ngừoi nữ thanh niên xung phòng ở tiến đường Trường Sơn đầy khói lửa và bom đạn. Cùng với đó là cách miêu tả tâm lí nhân vật rất sinh động, sụ thể, tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ. Lời kể thường dùng những câu văn ngắn, nhịp nhanh tạo không khi gấp gáp, khẩn trường ở chiến trường. Những đoạn hồi tưởng về quá khứ tươi đẹp gợi cho nhân vật nhớ về mẹ, về quê hương. Qua đó, đoạn trích đã làm sống lại hình ảnh tuyệt đẹp của những cô gái thanh niên xung phong thời kháng chiến chống Mĩ.

    Phương Định là một cô gái thanh niên xung phong trẻ, không ngại hy sinh, chấp nhận mọi thử thách, gian khổ trên mặt trận khói lửa. Trường Sơn là nơi thử thách ý chí, khí phách con ngừoi Việt Nam. Cũng chính ở đó, biết bao anh hùng đã ngã xuống vì tương lai tốt đẹp của đất nước. Với tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên, Phương Định là hình ảnh tiêu biểu cho một thế hệ trẻ đánh Mĩ trên con đường Trường Sơn đáng để ta ngưỡng mộ. Vậy nên, được sống trong hòa bình, ta phải sống sao cho thật xứng đáng với quá khứ hào hùng của ông cha ta để lại.

     

     

     

      bởi Lê Thái Uyên 12/04/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF