OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA

Lê Thái Uyên's Profile

Lê Thái Uyên

Lê Thái Uyên

01/01/1970

Số câu hỏi 0
Số câu trả lời 6
Điểm 39
Kết bạn

Bạn bè (0)

Hoạt động gần đây (6)

  • Cuối cùng dẫu thương tiếc Bác đến mấy, cũng đến lúc phải rời lăng Bác để ra về. Khổ thơ cuối như một lời từ biệt đầy xúc động. Nếu như ở những khổ đầu, tình cảm nhà thơ như dồn nén trong nỗi đau âm thằm lặng lẽ, thì đến đây, tình cảm ấy đã òa vỡ:

    “Mai về miền Nam thương trào nước mắt

    Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

    Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

    Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”

    Từ ngữ gợi cảm “thương trào nước mắt” nghe sao quá xót xa, gợi lên tâm trạng lưu luyến, vấn vương, bộc lộ cảm xúc vỡ òa, tình cảm đậm sâu tha thiết của nhà thơ khi phải rời xa lăng Bác. Theo đó, điệp ngữ “muốn làm” kết hợp với hình ảnh ẩn dụ “con chim … đóa hoa … cây tre”, nhịp thơ nhanh, dồn dập nhấn mạnh khao khát chân thành, ước muốn hóa thân, hòa nhập vào cảnh vật thiên nhiên quanh lăng để được ở cạnh Ngừoi của tác giả. Viễn Phương muốn làm con chim để dâng tiếng hót hay nhất của mình nơi lăng Bác, muốn làm bông hoa vươn mình dứoi ánh nắng để khoe hương sắc làm đẹp nơi Bác yên nghỉ, muốn làm cây tre để canh cho giấc ngủ bình yên của Ngừoi. Đây cũng chính là nguyện ước chân thành, sâu sắc của hàng triệu con tim người Việt sau một lần ra thăm lăng Bác. Bác ơi! Bác hãy ngủ lại bình yên nhé, chúng cháu về miền Nam tiếp tục xây dựng Tổ quốc từ nền móng Bác đã tạo ra đây! Đặc biệt, hình ảnh ẩn dụ “cây tre trung hiếu” như để bổ sung trọn vẹn ý nghĩa cho bài thơ, gợi lên phẩm chất của con ngừoi Việt Nam: trung với nước, hiếu với dân, ý chí quyết tâm đi theo con đường cách mạng của Bác, tiếp nối lí tưởng của Người. cách lặp lại như vậy tạo cho bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng, nhằm tô đậm thêm hình ảnh gây ấn tượng và mạch cảm xúc cũng được trọn vẹn. Đây cũng chính là nét đặc sắc của bài thơ.

     

  • Lê Thái Uyên đã trả lời trong câu hỏi: Nêu cảm nhận về hai khổ thơ bài Viếng Lăng Bác Cách đây 4 năm

    VLB (1, 2)

    Mở đầu bài thơ là tiếng nói chân thành, thiết tha của người con miền Nam ra thăm läng Bác:

    "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bắc"

    Câu thơ mở đầu thật dung dị, tr nhiên như một lời thông báo. Đó còn là cách nói ngot ngào, rất riêng của con người Nam bộ bộc trực nhưng tinh cảm. Cách xumg hộ thần mật, gần gũi. Từ "con- Bác" vang lên vừa gợi sự gần gũi thân thương vừa mang sắc thái trăn trong, thành kính. Bên cạnh đó, với phép nói giảm nói tránh, từ “thăm" được sử dụng thay cho từ "ciếng" như đě kim nén đau thương của VP. Với nhà thơ, Bác như vẫn còn sống mãi. Và đây chỉ là cuộc hắnh trình trở về với nguồn cội, về với người thân yêu trong gia đình sau bao năm xa cách.

    Đến lãng Bác, ấn tượng đầu tiên của nhà tho la hình ảnh hàng tre:

    "Đã thấy trong sương bàng tre bắt ngát

    Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

    Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng."

    Hinh ảnh hàng tre trước hết là hình ânh tà thhực, đó là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam, gắn bó với đời sống dân tộe từ bao đời này. Không chỉ vậy, "hàng tre xanh xanh VN" là hình ảnh ấn dụ gọi liên tưởng đến cốt cách, bản lĩnh cũa con người VN. Hai tiếng “xanh xanh" không chỉ gọi ý niệm về màu sắc mà còn gọi lên sức sống bất diệt của dân tộc. Tre gần gũi với ta trong đầu tranh chống giặc, bảo vệ và xây dựmg dất nước. Tre là biểu tượng của con người Việt Nam kiên cường, bên bị, dũng cảm, bất khuất. Dầu trong "bão tấp mưa sa" con người Việt Nam vẫn hiện ngang đảng đi, thể đứng vững vàng. Từ cảm thán "ôi!" biểu thị bao niểm cảm xúc tự hắo bởi tre mang phẩm chất cao quý của con người Việt Nam. Ý thờ đong đầy cảm xúc tự hào đân tộc trước hình ảnh vữa bình dị đời thường nhưng cũng rất thiêng liêng

    Nối tiếp tâm tình là những vần thơ thật đẹp:

     "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

    Thấy một mặt trời trong lãng rất đỏ

    Ngày ngày dòng người đi trong thưrơng nhớ

    Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân..."

    Hình ảnh “mặt trời trong lãng" là hình ảnh ẩn dụ ca ngọi sự vĩ đại của Bác. Nếu mặt trời của tự nhiên đem đến ánh sáng, sự sống cho muốn loài thi Bác đã đem ánh sảng tự do, sự sống cho dân tộc Việt Nam, dìu dắt đất nước Việt Nam đi từ bóng tối ra ánh sáng. Bác được vi như mặt trời soi đường chi lối cho dân tộc Việt Nam quét mủ sương của những năm dài nô lệ, mang lại cuộc sống ẩm no cho nhân dân, cho dân tộc. Hình ảnh đó thể hiện lòng tôn kính và biết ơn, đồng thời gợi nên sự cao cả vĩ dai, công đức lớn lao của Bác.

    Bên cạnh đó, điệp ngữ "ngày ngày" diễn tả sâu sắc ý nghĩa của thời gian. Qua đó, VP đã vĩnh cũu hỏa tình cảm của nhân dân VN dành cho Bác. Nhân dân ta lúc nào cũng yêu kính, cũng nhớ đến Người. Đặc biệt, dòng người từ muôn nẻo ngược xuôi về thăm lăng Bác là chất liệu để nhà thơ sáng tạo ra một hình ảnh ẩn dụ “tràng hoa". Dòng người xếp hảng vào lãng mặc áo hoa, áo màu xếp thành hàng dài trông như một tràng hoa Vĩ đại kính dâng lên Người. Hình ảnh này thể hiện tấm lòng thương nhớ, tôn thờ của nhân dân đối với Bác. Hơn thế, cách tính tuổi “bảy mươi chín mùa xuân” là cách nói hoán dụ đầy thú vị của VP – mỗi tuổi đời của Bác đều làm nên 1 màu xuân cho đất nước.

  • Lê Thái Uyên đã trả lời trong câu hỏi: Phân tích đoạn trích Những ngôi sao xa xôi Cách đây 4 năm

    Phương Định

    Trường Sơn là nguồn cảm hứng sáng tác cho biết bao thi nhân thời kháng chiến chống Mĩ, là nơi hội tụ biết bao tấm lòng yêu nước. Trường sơn không chỉ có những ngừoi lính lái xe “nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng” mà còn có những cô gái thanh niên xung phong với tính cách hồn nhiên, tâm hồn lãng mạn và mơ mộng. Họ mang đến cho chiến trường khốc liệt ấy sự tươi tắn và mộng mơ tuổi đôi mươi. Điển hình là PĐ – nhân vật chính trong truyện ngắn NNSXX của Lê Minh Khuê. Cô là một cô gái trẻ mơ mộng yêu đời có tinh thần chiến đấu dũng cảm, tinh thần trách nhiệm cao dù công việc có khó khăn, gian khổ. Phương Định đã để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.

    Lê Minh Khuê là một cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn. Bản thân là một thanh niên xung phong nên bà rất am hiểu về cuộc sống nơi tuyến đường Trường Sơn của những ngừoi lính và những cô gái tn xung phong. Truyện ngắn “những ngôi sao xa xôi” là một trong những tác phẩm đầu tay, được bà viết vào năm 1971 – lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra quyết liệt nhất. Truyện làm nổi bật hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong: Nho, Thao, Phương Định trên tuyến đường Trường Sơn với công việc trinh sát mặt đường đầy nguy hiểm. Hằng ngày, họ thay nhau đứng trên cao điểm đếm bom rơi rồi đo khối lượng đất, đã để san, lấp và phá những quả bom chưa nổ.

    Nho, Thao, PĐ sống dưới chân một cao điểm trên một tuyến đường trọng điểm của Trường Sơn- nơi hứng nhiều nhất những trậm mưa bom, bão đạn dữ dội của quân thù. Sau mỗi trận bom, họ phải lao ra trọng điểm “đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bong chưa nổ và nếu cần thì phá bom” để bảo vệ con đường đưa bộ đội và đoàn xe hành quân ra mặt trận. Mỗi lần như thế, mặt các cô ai cũng “hai con mắt lấp lánh”, “cười thì hàm răng lóa lên khuôn mặt nhem nhuốc”, ai nấy cũng như “những con quỉ mắt đen”. Nhiệm vụ của họ thật quan trọng. Nó chứa đầy gian khổ, hi sinh, phản ánh hiện thực khắc nghiệt của Trường Sơn vào những năm kháng chiến chống Mĩ. Cuộc sóng giữa chiến trường khắc nghiệt và nguy hiểm là thế nhưng họ luôn vui vẻ, hồn nhiên và rất lạc quan. Cũng từ đó, chúng ta thấy sáng ngời lên tinh thần yêu nước, đầy quả cảm, nhanh nhẹn và quyết đoán của các cô gái, đặc biệt là Phương Định.

    Phương Định, nhân vật chính của câu chuyện, là một cô gái Hà Nội, “một cô gái khá”. Cô có “hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn” và đôi mắt “có cái nhìn sao mà xa xăm”. Cũng như các cô gái mới lớn, Phương Định rất quan tâm vẻ bề ngoài của mình, cô còn thích ngắm mắt mình trong gương. Cô cũng biết mình đẹp và được nhiều chàng trai để ý. Điều đó khiến cô vui và tự hào nhưng dù nhạy cảm cô cũng không để lòng xao động. Cô không “săn sóc vồn vã” với các anh bộ đội mà thường đứng ra xa khoanh tay trước ngực và nhìn đi nơi khác. Quả thật là một cô gái tự tin, không bộc lộ tình cảm của mình trước đám đông cô thích làm điệu và thường tỏ vẻ kiêu kì một cách đáng yêu.

    Là một cô gái vừa bước qua tuổi học trò hồn nhiên, vô tư, Phương Định mang vào chiến trường Trường Sơn đầy ác liệt những nét hồn nhiên, đáng yêu của một cô gái tuổi mới lớn. Dù sống trong hoàn cảnh ác liệt của bom đạn, khói lửa, cô chưa bao giờ từ bỏ sở thích của mình. Cô “mê hát” lắm, “thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát”. Cô thích nhiều bài lắm, thích “những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận”, “thích dân ca quan họ mềm mại dịu dàng”, “thích ca-chiu-sa”, “dân ca ý trữ tình giàu có”. Cô hát trong những khoảnh khắc im lặng khi máy bay trinh sát rè rè trên đầu, khi cơn bão lửa sắp chụp xuống cao điểm. Cô hát để động viên đồng đội và cũng là để động viên chính bản thân mình, để gửi vào trong tiếng hát nỗi khát khao của tuổi trẻ, của ngừoi chiến sĩ, mong được trở về quê hương yêu dấu, được gặp lại những ngừoi thân yêu sau bao nhiêu nhớ nhung, xa cách.

    Có những đoạn Phương Định hồi tưởng về tuổi học trò với tính cách hồn nhiên, vui tươi và một chút tinh nghịch của một thiếu nữ. Cô say sưa nhớ về những kỉ niệm của tuổi thơ giữa gia đình và thành phố Hà Nội thân yêu khi một trận mưa đá bất chợt vụt qua. Cô nhặt những viên đá để rồi bâng khuâng khi thấy nó tan biến bất ngờ, cũng nhanh như khi nó ập đến. “Tôi bỗng thở phào, tiếc không nói nổi” rồi “tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố”. Tất cả kỉ niệm đẹp nhất ở thành phố HN, về mẹ, về tuổi học trò trong sáng, vô tư như ùa về trong lòng cô gái trẻ quả cảm. Chính những cái ấy xoa dịu tâm hồn cô trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh.

    Ở Phương Định, ta thấy chứa chan một tình động đội thâ thương. Cô lo lắng cho chị Thao và Nho trinh sát trên cao điểm chưa về đến nỗi “nói như gắt vào máy” khi đội trưởng gọi điện hỏi tình hình. Khi nNho bị thương vì hầm trú ẩn sập lúc phá bom, cô ân cần chăm sóc, “rửa cho nho bằng nước đun sôi trên bếp thanh” “tiêm cho Nho” rồi pha sữa cho Nho uống.Phương Định còn dành tình cảm trân trọng, yêu mến cho những ngừoi chiến sĩ đnag cầm súng chiến đấu trên chiến trường, Vì đối với cô, “những ngừoi đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những ngừoi mặc quân phục có ngôi sao trên mũ”.

    Vẻ đẹp của Phương Định càng ngời sáng hơn trong một lần làm nhiệm vụ cùng đồng đội. Phá bom – công việc mà ai nghe đến cũng phải “rùng mình”. Ấy vậy mà cô gái hà thành ấy phải đối diện hằng ngày. Để phá bom, Phương Định “dùng xẻng nhỏ đào đất dứoi quả bom” rồi “cẩn thận bỏ gói thuốc mìn vào cái lỗ đã đào”. Sau đó, cô châm ngòi rồi khỏa đất và chạy đến chỗ ẩn nấp của mình chờ bom nổ. Ở bên quả bom, kề sát với cái chết im lím và bất ngờ, mọi cảm giác của con người đều trở nên sắc nhọn “thỉnh thoảng lưới xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Khi cái chết im lim và đáng sợ kể bên, mọi cảm giác của Phương Định đều trở nên sắc nhọn. Tôi rùng mình và bỗng thấy sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một ti! Võ qua bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành". Người đọc chúng ta nghẹt thờ theo từng động tác của Phương Định. Không gian lúc đó vắng lặng đến phát sợ. Những lúc đổi mặt với quả bom sắt lạnh lùng, cô cũng có nghĩ đến cái chết. "Nhưmg một cái chết rất mờ nhạt, không cụ thể". Đó chỉ là một ý nghĩ thoáng qua. Còn điều mà cô quan tâm lúc này là "liệu mìn có nổ không, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để chẩm mìn lần thứ hai? ". Và cô gái ấy đã xem công việc như là một trách nhiệm của mình : “Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần” Trong suy nghĩ của Định, cô luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ thật tốt dù có phải hi sinh, luôn cố gắng thực hiện các động tác nhanh gọn như thể chạy đua với thời gian nhưng vẫn cần trọng, nhẹ nhàng; vì chỉ cần một sơ suất nhỏ là bom sẽ nổ ngay lập tức. Chẳng phải vì cô sợ bom nổ cô sẽ chết, mà sợ rằng vì mình mà công việc bị chậm trễ, ảnh hưởng đến biết bao đồng đội. Suy nghĩ ấy đã khắc họa đậm nét bản lĩnh sống mạnh mẽ, một thái độ sống không sợ thử thách, gian khổ. Chính nhờ sự gan góc, dũng cảm và tinh thần trách nhiệm cao đã giúp Định thực hiện tốt công việc đầy sự nguy hiểm của mình. Qua những chi tiết trên, ta thấy được bên trong ngừoi con gái ủy mị ấy là thái độ bình tĩnh trước công việc, sự gan dạ, dũng cảm, không ngại hy sinh để cống hiến cho đất nước. Và ta tự hỏi: sự gan dạ, tinh thần trách nhiệm ấy xuất phát từ đâu? Phải chăng là từ ý thức trách nhiệm của cô trước vận mệnh của cả dân tộc, hay từ tấm lòng nồng nàn yêu nước?

    Dù công việc nguy hiểm là thế những cô chưa bao giờ chùn bước. Trong khi làm nhiệm vụ, cô cảm thấy an tâm hơn khi biết được “các anh cao xạ” đang ở trên kia dõi theo từng động tác, cử chỉ của mình, để rồi lòng dũng cảm của cô như được kích thích bởi lòng tự trọng đáng khâm phục. Khi cô “đến gần quả bom. Cảm thấy ánh mắt các anh chiến sĩ dõi theo mình” Phương Định “không sợ nữa” bởi vì cô biết “các anh ấy không thích kiểu đi khom khi có thể đàng hoàng mà bước tới”. Đó là dáng đi của ngừoi chiến sĩ hiên ngang bước vào thử thách. Đó là dáng đi thể hiện lòng tự trọng, bộc lộ ý chí mạnh mẽ giúp cô dũng cảm bước vào thử thách đầy hiểm nguy. Có thể nói, tình đồng đội đồng chí thật thiêng liêng, cao cả và đáng quý khi nó tiếp thêm sức mạnh cho cô hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Mọi hành động, cử chỉ của cô càng truyền thêm cho ngừoi đọc tình cảm yêu quý và nể phục ngừoi con gái thanh niên xung phong – nhỏ bé nhưng lại rất đỗi anh hùng.

    Với việc lựa chọn ngôi kể thứ nhất, Lê Minh Khuê đã thành công trong việc miêu tả một cách tự nhiên và sinh động những tâm trạng, cảm xúc của ngừoi nữ thanh niên xung phòng ở tiến đường Trường Sơn đầy khói lửa và bom đạn. Cùng với đó là cách miêu tả tâm lí nhân vật rất sinh động, sụ thể, tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ. Lời kể thường dùng những câu văn ngắn, nhịp nhanh tạo không khi gấp gáp, khẩn trường ở chiến trường. Những đoạn hồi tưởng về quá khứ tươi đẹp gợi cho nhân vật nhớ về mẹ, về quê hương. Qua đó, đoạn trích đã làm sống lại hình ảnh tuyệt đẹp của những cô gái thanh niên xung phong thời kháng chiến chống Mĩ.

    Phương Định là một cô gái thanh niên xung phong trẻ, không ngại hy sinh, chấp nhận mọi thử thách, gian khổ trên mặt trận khói lửa. Trường Sơn là nơi thử thách ý chí, khí phách con ngừoi Việt Nam. Cũng chính ở đó, biết bao anh hùng đã ngã xuống vì tương lai tốt đẹp của đất nước. Với tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên, Phương Định là hình ảnh tiêu biểu cho một thế hệ trẻ đánh Mĩ trên con đường Trường Sơn đáng để ta ngưỡng mộ. Vậy nên, được sống trong hòa bình, ta phải sống sao cho thật xứng đáng với quá khứ hào hùng của ông cha ta để lại.

     

     

     

  • Lê Thái Uyên đã trả lời trong câu hỏi: Phân tích khổ 1 bài Nói vơi con Cách đây 4 năm

    Mở đầu bài thơ , bằng những lời tâm tình với con , Y Phương đã gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người .

    Chân phải bước tới cha

    Chân trải bước tới mẹ

    Một bước chạm tiếng nói

    Hai bước tới tiếng cười

    Với nhịp thơ 2/3 , cấu trúc đối xứng , nhiều từ dược lấy lại , âm điệu tươi vui đoạn thơ gợi lên hình ảnh đứa con đang lẫm chẫm tập đi , bi bô tập nói trong vòng tay yêu thương , nâng đỡ , trong sự hân hoan , mong chờ và hạnh phúc của cha mẹ . Những hình ảnh ấm êm với cha và mẹ những âm thanh sống động , vui tươi với tiếng nói tiếng cười là những biểu hiện của một không khí gia đình đầm ấm , quấn quýt , hạnh phúc tràn đầy . Hình ảnh ấm lòng này muôn thuở vẫn là khát vọng hạnh phúc của con người .

    Yêu con , cha muốn nói với con về dân tộc minh

    Người đồng mình yêu lắm con ơi

    Đan lờ cài nan hoa

    Vách nhà ken câu hát

    Y Phương có cách gọi rất độc đáo về những con người quê hương : “ người đồng mình ” , một cách gọi rất gần gũi và thân thương mang đậm màu sắc dân tộc miền núi , thể hiện sự gắn bó sâu đậm đối với buôn làng . Cách gọi ấy gắn liền với lời đối thoại tha thiết “ con ơi " . Người cha đã có cách lí giải rất cụ thể để con có thể hiểu được “ người đồng minh ” đáng yêu như thế nào . Họ sống rất đẹp . Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui hiện lên qua các hình ảnh đẹp, đậm màu sắc dân tộc. Họ “ đan lờ ” để bắt cá , dưới bàn tay họ những nạn nứa , nan trúc , nan tre đã trở thành nan hoa ” ; vách nhà không chỉ ken , kết bằng gỗ mà còn được ken bằng những câu hát then , hát lượn của quê hương , bản làng . Những động từ “ đan , ken , cài” rất gợi cảm . Bên cạnh việc giúp cho người đọc hình dung được những công việc cụ thể của con người còn gợi ra tính chất gắn bó , hoà quyện , quấn quýt của “ người đồng minh ” với quê hương , xứ sở .

    Cuộc sống lao động ấy , sinh hoạt gia đình đầy niềm vui ấy được đặt trong cả một quê hương giàu đẹp , nghĩa tình . Quê hương của “ người đồng mình ” với hình ảnh rừng , một hình ảnh gắn liền với cảnh quan miền núi :

    Rừng cho hoa

    Con đường cho cả tấm lòng

    Rừng nửi thiên nhiên ban tặng cho con người những gì đẹp nhất . Vì vậy , tâm hồn họ nhìn khá Con đường cho những tấm lòng ” . quà lãng mạn . Người miền núi vốn dĩ đơn sơ , không nói những lời hoa mĩ, bóng bẩy, không ví von cao xa  mà chỉ lấy nưhnxg gì gần gũi nhất cũng chính là sự khái quát hình ảnh của bản làng. Từ đó, “hoa” “những tấm lòng” chính là ân nghĩa của quê hương. Điệp ngữ “cho” vang lên mang nặng bao nghĩa bao tình. Chính thiên nhiên thơ mộng đã che chở, nươi dưỡng , bồi đắp tâm hòn cũng như lối sống của con ngừoi.

    Bài thơ đnag viết về những giả trị chung của quê hương thì đột ngột tác giả chuyển sang cảm xúc riêng tư:

    Cha mẹ mãi nhơ svề ngày cứoi

    Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời

    Ý thơ là sự phát triển của cảm xúc : Cuộc sống lao động trên quê hương , thiên nhiên , dân tộc cho con người hạnh phúc . Con ra đời từ tình yêu của cha mẹ , từ sự che chở và nuôi dưỡng của quê hương .

    Như vậy , qua đoạn thơ , ta cảm nhận được , cha mẹ không chỉ nuôi con về thể chất mà còn nuôi dưỡng tâm hồn con bằng những bài học vỡ lòng từ thuở còn nằm nôi . Từ tình yêu con , cha đã dạy con phải ghi khắc cội nguồn sinh dưỡng đời mình chính là gia đình và quê hương ; dạy con phải biết yêu gia đình , yêu quê hương ; dạy con phải biết sống đậm nghĩa đận tình .

  • Lê Thái Uyên đã trả lời trong câu hỏi: Lập dàn ý 2 khổ cuối bài Viếng lăng Bác Cách đây 4 năm

    Viếng lăng bác 3, 4

    Bằng những ngôn từ ẩn dụ đặc sắc, từ ngữ bình dị mà giàu sức gợi, khổ thơ này đã khơi gợi trong lòng người đọc những rung động sâu sắc và đáng quý. Và rồi giây phút mà Viễn Phương mong chờ nhất cũng đẫ đến.  Hòa chung vào dòng ngừoi, nhà thơ bước vào lăng để được gặp Ngừoi. Khi bước vào bên trong lăng, khung cảnh và không khí thành kính, thiêng liêng như ngưng kết cả thời gian, không gian, đưa tác giả trở về hoài niệm xa xăm. Đứng trước linh cửu thiêng liêng của Người, nhà thơ cảm thấy không khỏi ngậm ngùi:

    “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

    Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

    Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

    Mà sao nghe nhói ở trong tim”.

    Khổ thơ đã diễn tả chính xác và tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm của khung cảnh trong lăng. Với sự liên tưởng phong phú, dứoi ánh sáng của những ngọn đèn mờ ảo dịu nhẹ, tác giả đã tưởng tượng đó là ánh sáng của vầng trăng trong trẻo. Ẩn dụ “vầng trăng” làm cho ngừoi đọc nghĩ đến một tâm hồn cao đẹp, nhân cách thanh cao và những vầng thơ tràn ngập ánh trăng của Bác. Xưa tự thuở nào, Bác và trăng luôn là người bạn, người tri kỉ của nhau trong những đêm Bác không ngủ hay những đêm cô đơn lặng lẽ trong ngục tù. “Vầng trăng sáng dịu hiền” là hình ảnh đặc sắc, mang trong mình hàm ý tôn vinh, ca ngợi sự vĩ đại mà bình dị, gần gũi của vị lãnh tụ kính yêu. Đặc biệt, với Viễn Phương, Bác chỉ “ngủ yên” , một giấc ngủ vĩnh hằng, giấc ngủ mà suốt 79 xuân qua Bác chưa hề trọn giấc. Thêm vào đó, hai chữ “bình yên” tạo sự nhẹ nhõm, thanh thản của Ngừoi sau khi đã cống hiến trọn đời cho dân tộc. Giữa Bác và nhà thơ dường như chẳng có sự cách biệt âm dương nào. Giọng thơ trầm lắng, tha thiết cùng với cách nói giảm nói tránh giúp ta cảm nhận được tác giả như đang cố kìm nén sự xúc động của mình.

    Đặc biệt, cụm từ “vẫn biết-mà sao” được dùng như một sự đối lặp. Đó là sự mâu thuẫn của lý trí (qua hai từ “trời xanh”, tác giả muốn nói hình ảnh Bác vẫn còn sống mãi, cũng như lí tưởng cao quý của Người) và tình cảm (đau đớn, xót xa khi nhận thức được thực tại). Dẫu lí trí có mạnh mẽ đến đâu vẫn không thể át được nỗi đau của con tim, của cảm xúc “nghe nhói” trước sự thật Bác đã đi xa. Có lẽ vì nỗi đau quá lớn ấy khiến nhà thơ không thể dùng hình ảnh ẩn dụ nào để miêu tả mà lại phải diễn tả trực tiếp tậm trạng mới có thể giúp nhà thơ giải bày tình cảm của mình. Từ “nhói” thật sự đã được VP sử dụng rất đắt. Nó vang lên như ngàn mũi kim đâm vào trái tim thổn thức không thành lời, diễn tả cảm xúc xót xa, tiếc thương vô hạn của nhà thơ và cả dân tộc VN khi nghĩ đến sự thật là Người ko còn nữa. Giọng thơ đến đây cũng lắng đọng trong nỗi niềm đau xót tột cùng. Bác đi xa là một nỗi mất mát lớn mà chẳng gì có thể bù đắp được. Dẫu vậy, Bác sẽ luôn bất tử trong lòng mỗi ngừoi con Việt Nam.

    Cuối cùng dẫu thương tiếc Bác đến mấy, cũng đến lúc phải rời lăng Bác để ra về. Khổ thơ cuối như một lời từ biệt đầy xúc động. Nếu như ở những khổ đầu, tình cảm nhà thơ như dồn nén trong nỗi đau âm thằm lặng lẽ, thì đến đây, tình cảm ấy đã òa vỡ:

    “Mai về miền Nam thương trào nước mắt

    Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

    Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

    Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”

    Từ ngữ gợi cảm “thương trào nước mắt” nghe sao quá xót xa, gợi lên tâm trạng lưu luyến, vấn vương, bộc lộ cảm xúc vỡ òa, tình cảm đậm sâu tha thiết của nhà thơ khi phải rời xa lăng Bác. Theo đó, điệp ngữ “muốn làm” kết hợp với hình ảnh ẩn dụ “con chim … đóa hoa … cây tre”, nhịp thơ nhanh, dồn dập nhấn mạnh khao khát chân thành, ước muốn hóa thân, hòa nhập vào cảnh vật thiên nhiên quanh lăng để được ở cạnh Ngừoi của tác giả. Viễn Phương muốn làm con chim để dâng tiếng hót hay nhất của mình nơi lăng Bác, muốn làm bông hoa vươn mình dứoi ánh nắng để khoe hương sắc làm đẹp nơi Bác yên nghỉ, muốn làm cây tre để canh cho giấc ngủ bình yên của Ngừoi. Đây cũng chính là nguyện ước chân thành, sâu sắc của hàng triệu con tim người Việt sau một lần ra thăm lăng Bác. Bác ơi! Bác hãy ngủ lại bình yên nhé, chúng cháu về miền Nam tiếp tục xây dựng Tổ quốc từ nền móng Bác đã tạo ra đây! Đặc biệt, hình ảnh ẩn dụ “cây tre trung hiếu” như để bổ sung trọn vẹn ý nghĩa cho bài thơ, gợi lên phẩm chất của con ngừoi Việt Nam: trung với nước, hiếu với dân, ý chí quyết tâm đi theo con đường cách mạng của Bác, tiếp nối lí tưởng của Người. cách lặp lại như vậy tạo cho bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng, nhằm tô đậm thêm hình ảnh gây ấn tượng và mạch cảm xúc cũng được trọn vẹn. Đây cũng chính là nét đặc sắc của bài thơ.

     

     

     

  • Lê Thái Uyên đã trả lời trong câu hỏi: Phân tích khổ 4, 5 trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (dài hơn 1 trang giấy) Cách đây 4 năm

    Đất nước ấy luôn lớn mạnh, đi lên từng ngày. Hành trình đi tới tương lai của đất nước vẫn không ngừng, cứ đi lên là sự thể hiện chí khí, quyết tâm của dân tộc Việt Nam. Hân hoan, tự hào và trách nhiệm, nhà thơ muốn hóa thành một phần vẻ đẹp ấy:

    Ta làm con chim hót

    Ta làm một cành hoa

    Ta nhập vào hòa ca

    Một nốt trầm xao xuyến

    Tiết tấu sôi nổi cùng với nhịp thơ 2/3 làm cho ý thơ vang lên như lời ca trong sáng, hào hứng mà rất tự nhiên. Nếu ở đầu bài thơ, tác giả sử dụng hình ảnh hoa tím, tiếng chim để gợi tả mùa xuân thì ở đây tứ thơ được lặp lại, tạo ra sự đối ứng chặt chẽ nhưng mở ra nét nghĩa mới. Hình ảnh ẩn dụ “con chim hót”, “một cành hoa”, “một nốt trầm” nói lên niềm mong ước được sống cống hiến thầm lặng, không phô trương cho cuộc đời của tác giả. Nhà thơ muốn trở thành một con chim cất cao giọng hót để góp vào bảng ca muôn điệu của cuộc đời, muốn được hóa thân thành một cành hoa để góp thêm hương sắp cho cuộc đời, là nốt nhạc trầm trong bản nhạc cuộc sống. Lấy cái đẹp của tự nhiên, Thanh Hải thể hiện cái đẹp của lòng người.

    Đặc biệt, nếu như đoạn đầu Thanh Hải xưng “tôi” thì đến đoạn này, ông chuyển giọng xưng “ta”. Việc chuyển đổi cách xưng hô từ danh từ riêng (tôi) sang danh từ chung (ta) thể hiện khát vọng hòa nhập của Thanh Hải. Nếu như tôi là số ít chỉ riêng tác giả hì ta vừa là số ít, vừa là số nhiều vừa là riêng nhà thơ, vừa là chỉ chung mọi người. Như vậy, cái riêng đã hòa vào cái chung. Thế nhưng điều đáng lưu tâm là hòa nhập nhưng không hòa tan, không làm mất đi cái riêng của mỗi người. Mỗi người phải mang đến cho cuộc đời chung một nét riêng, phần tinh túy của mình, dù nhỏ bé. Hơn thế, điệp ngữ “ta làm” vang lên làm ta có cảm giác đây là lời kêu gọi, động viên, thúc giục mọi ngừoi cùng nhau ra sức. Sống là phải cống hiên mà cống hiến phải bằng hành động.

    Từ những nguyện ước chân thành, Thanh Hải khái quát về một lẽ sống. Vẫn lời thơ nhỏ nhẹ, tha thiết, ước muốn chân thành tạo nên mùa xuân của lòng người:

    Một mùa xuân nho nhỏ

    Lặng kẽ dâng cho đời

    Dù là tuổi hai mươi

    Dù là khi tóc bạc

    Đến đây, ta bắt gặp tứ thơ trung tâm thể hiện tư tưởng toàn bài: “mùa xuân nhỏ nhỏ” Đây là một sáng tạo bất ngờ, độc đóa mà tự nhiên, hợp lý của nhà thơ. Mùa xuân vốn là khái niệm chỉ thời gian và không gian khởi đầu của một năm vốn dĩ rất trừu tượng. Thế mà ở đâu “mx” lại trở thành sự vật có hình, một hình hài nho nhỏ xinh xắn. “Mùa xuân nn” đã trở thành một ẩn dụ nói về khát vọng, một kẽ sống cao đẹo, một ý thức góp sức mình làm đẹp thêm mùa xuân của đất nước. Đặc biệt, từ láy “nho nhỏ” và “lặng lẽ” là cách nói khiêm tốn thể hiên sự cống hiến thầm lặng nhưng hết sức chân thành, toàn tâm toàn ý. Bên cạnh đó, điệp ngữ “dù là” đặt ở hai câu thơ liên tiếp kết hợp với nghệ thuật hoán dụ có ý nghĩa khẳng định cho khát vọng dân hiến miệt mài, không mệt mỏi dù ở hoàn cảnh nào, tuổi tác nào cũng có thể cống hiến công sức cho đất nước. “Tuổi hai mươi: ông lặng lẽ ra chiến trường, “khi tóc bạc” ông vẫn lặng lẽ cống hiến hết mình bằng tác phẩm cuối cùng” MXNN. Lời thơ vang lên một lời thề son sắt, thách thức thời gian và bệnh tạt, còn sống là còn “lặng lẽ dâng cho đời”.Thật là một quan niệm sống đẹp đẽ và đáng trân quý. Người đọc xúc động biết bao trước một giọng điệu thơ trữ tình, ấm áp tình đời như vậy. Có thể xem đoạn thơ này là những lời trăng trối của ông.

Điểm thưởng gần đây (2)

  • Lê Thái Uyên: Login đăng nhập hàng ngày (+2đ) Cách đây 3 năm
  • Lê Thái Uyên: Login đăng nhập hàng ngày (+2đ) Cách đây 3 năm
OFF