OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Ý nghĩa hai câu thơ đầu và hai câu thơ cuối

Y nghia hai cau dau ,hai cau cuoi cua bai ngau nhien viet nhan buoi moi ve que

khocroi giupUm minh voi

 

 

  bởi Đặng Ngọc Trâm 22/09/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (2)

  • Câu 1:

    + Câu thơ nói về một hoàn cảnh đối nghịch: ngày ra đi vẫn còn trẻ, ngày về đã già Thiếu tiểu – Lão đại.

    + Thời gian xa quê quá dài, quá nửa một đời người.

    + Tâm trạng man mác buồn, ngậm ngùi tiếc nuối.

    Câu 2:

    + Thời gian xa cách quê hương chỉ có thể làm thay đổi hình dạng bên ngoài nhưng không làm thay đổi bản chất, tấm lòng của người con đối với quê hương.

    + Thể hiện tấm lòng thuỷ chung, gắn bó tha thiết với quê hương.

    Câu 3:

    + Người quê xa quê lâu ngày trở về bỗng trở thành khách lạ.

    + Một nghịch lí và cũng là lẽ thường tình.

    Câu 4:

    + Câu thơ có chút hóm hỉnh.

    + Gợi cho nhà thơ nỗi buồn bâng khuâng.

      bởi Tuấn Điệp Đặng 22/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Phép đối ở hai câu đầu thể hiện tài thơ sắc sảo của tác giả:

    Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi,
    Hương âm vô cải, mấn mao tồi.

    (Khi đi trẻ, lúc về già
    Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.)
    Trong câu mở đầu, tác giả kể vắn tắt về cuộc đời sống xa quê đi làm quan của mình và bước đầu hé lộ tình cảm đối với cố hương.

    Câu thứ hia là câu tác giả miêu tả chính mình: Hương âm vô cải, mấn mao tồi. Nhà thơ lấy một chi tiết đã thay đổi là mái tóc (mấn mao tồi) để làm nổi bật yếu tố không thay đổi là giọng nói quê hương (hương âm vô cải) để nhấn mạnh ý: Dù hình thức bên ngoài có bị thời gian và cuộc sống lâu dài ở kinh thành làm cho thay đổi nhiều nhưng bản chất bên trong vẫn nguyên vẹn là con người của quê hương.

    Hai câu cuối:

    Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
    Tiếu vẫn: khách tòng hà xứ lai?

    (Trẻ con nhìn lạ không chào,
    Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?)


    Sau năm mươi năm xa quê đằng đẵng, nay trở về làng cũ, nhà thơ chỉ thấy lũ trẻ con đang tung tăng nô đùa, chạy nhảy. Điều đó chứng tỏ lớp người cùng tuổi với ông chắc chẳng còn mấy. Thời bấy giờ, ái sống được đến bảy mươi là đã được liệt vào hạng "cổ lai hi" (xưa nay hiếm - từ dùng của Đỗ Phủ). Giá như vài người vẫn còn sốn thì liệu có ai nhận ra nhà thơ không?! Điều trớ trêu là sau bao nhiêu năm xa cách, nay trở về nơi chôn nhau cắt rốn mà nhà thơ lại "bị" xem như khách lạ! Tình huống ấy đã tạo nên cảm xúc bi hài thấp thoáng sau lời kể cố giữ vẻ khách quan, trầm tĩnh của nhà thơ.

    Nói về lẽ sống chết, Khuất Nguyên có hai câu thơ nổi tiếng: Hồ tử tất thủ khâu, Quyện điểu quy cựu lâm. (Cáo chết tất quay đầu về phía núi gò, Chim mỏi tất bay về rùng cũ). Muông thú còn thế, huống chi con người! Khuất Nguyên dùng ẩn dụ để khẳng định một quy luật tâm lí muôn đời. Giản dị và dễ hiều hơn, người xưa nói: Lá rụng về cội. Lúc trưởng thành, vì hoàn cảnh khó khăn mà người ta phải xa quê kiêm sống khắp nơi. Khi già yếu, ai cũng mong được sống những ngày còn lại ở quê nhà vì không ở đâu tình người lại ấm áp như ở nơi mình đã sinh ra và lớn lên. Dẫu làm tới một chức quan rất lớn ở triều đình thì Hạ Tri Chương cũng không nằm ngoài quy luật tâm lí ấy.

      bởi B Ming_ 25/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF