OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Khuyến

Hãy viết bài văn thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Khuyến

  bởi Thanh Truc 07/11/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (2)

  • Gợi ý :

    I. CUỘC ÐỜI, THỜI ÐẠI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC
    1. Cuộc đời

    Nguyễn Khuyến sinh năm 1835, tại làng Hoàng Xá, huyện Ý yên Nam Ðịnh. Lớn lên sống ở làng Yên Ðỗ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông Mất ngày 24/2/1909. Nguyễn Khuyến nổi tiếng là một người thông minh, hiếu học.
    Năm 1864, Nguyễn Khuyến đi thi Hương và đỗ giải nguyên ở trường Nam Ðịnh.Năm 1871, Thi Hội lần hai, đỗ Hội nguyên và thi Ðình đỗ Ðình nguyên. Ông từng thi đỗ Tam nguyên nên người ta gọi Nguyễn Khuyến là Tam nguyên yên Ðỗ và làm quan dưới riều Tự Ðức. Nguyễn Khuyến là người có phẩm chất trong sạch, mặc dù ra làm quan nhưng nổi tiếng là thanh liêm, chính trực. Nhiều giai thoại kể về đời sống đời sống và sự gắn bó của Nguyễn Khuyến đối với nhân dân. Ông là người có tâm hồn rộng mở, giàu cảm xúc trước cuộc sống và gắn bó với thiên nhiên.

    2. Sự nghiệp:
    Quế sơn thi tập khoảng 200 bài thơ bằng chữ Hán và 100 bài thơ bằng Chữ Nôm với nhiều thể loại khác nhau . Có bài tác giả viết bằng chữ Hán rồi dịch ra tiếng Việt, hoặc ngược lại, ông viết bằng chữ Việt rồi dịch sang chữ Hán. Cả hai loại đều khó xác định vì nó rất điêu luyện. Trong bộ phận thơ Nôm, Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình. Còn trong thơ chữ Hán thì hầu hết là thơ trữ tình. Có thể nói trên hai lĩnh vưcï Nguyễn Khuyến đều thành công.

    3. Thời đại:
    Nguyễn Khuyến ra làm quan giữa lúc nước mất nhà tan, cơ đồ nhà Nguyễn như sụp đổ hoàn toàn nên giấc mơ trị quốc bình thiên hạ của ông không thực hiện được. Lúc này Nam kỳ rơi vào tay giặc Pháp. Năm 1882, Pháp bắt đầu đánh ra Hà Nội. Năm 1885, chúng tấn công kinh thành Huế. Kinh thành thất thủ, Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, nhân dân hưởng ứng khắp nơi. Nhưng cuối cùng phong trào Cần Vương tan rã. Có thể nói, sống giữa thời kỳ các phong trào đấu tranh yêu nước bị dập tắt, Nguyễn Khuyến bất lực vì không làm được gì để thay đổi thời cuộc và cũng không cam tâm làm tay sai cho Pháp nên ông xin cáo quan về ở ẩn. Từ đó dẫn đến tâm trạng bất mãn, bế tắc của nhà thơ.

    II. NỘI DUNG THƠ VĂN NGUYỄN KHUYẾN
    1. Tấm lòng yêu nước thiết tha sâu nặng:

    1.1. Tư tưởng yêu nước của Nguyễn Khuyến:
    Tư tưởng yêu nước của Nguyễn Khuyến trước hết gắn kiền với tư tưởng trung quân. Ðây là một tư tưởng yêu nước hết sức chân chính tiến bộ. Nguyễn Khuyến vừa là nhà nho vừa là một ông quan từng hưởng bổng lộc của triều đình nên tư tưởng trung quân đậm nét. Trong Di chúc, ông thể hiện rõ quan điểm của mình: Khi đưa Thầy con rước đầu tiênCờ biển vua ban ngày trứơc Sống giữa thời kỳ nước mất nhà tan, Nguyễn Khuyến không đành nhìn đất nứơc rơi vào tay giặc, lại không cam tâm ở lại triều đình để làm bù nhìn nên ông quyết định xin cáo quan về ở ẩn.
    Lòng Nguyễn Khuyến từng dạt dào bao ý định chua xót về quyết định này:

    Khứ quốc khởi vô bằng bối tại,
    Quy gia vị tất tử tôn hiền?

    (Cảm tác)

    Dịch nghĩa:

    Bỏ chức há không bạn bè ở lại
    Về nhà vị tất con cháu đã khen thay?

      bởi Nguyễn Phương 07/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Năm 1871, nhà thơ đỗ Hội nguyên, rồi thi Đình, đỗ Đình nguyên (tức Trạng nguyên, thời nhà Nguyễn không lấy Trạng nguyên). Do đỗ đầu cả ba kì thi nên người đời gọi ông là Tam nguyên Yên Đổ và nhà thơ rất tự hào về điều đó.

    Sau khi thi đỗ, Nguyễn Khuyến ra làm quan, từng giữ chức: Đốc học Thanh Hóa, Án sát Nghệ An, Bố chánh Quảng Ngãi… Năm 1883, ông được cử làm Tổng đốc Sơn Tây, nhưng lại cáo quan về lại quê nhà. Với những thành đạt rực rỡ về khoa bảng, lại được tin dùng, song Nguyễn Khuyến chỉ làm quan có 12 năm. Lúc về với “Vườn Bùi, chốn cũ”, nhà thơ mới 50 tuổi. Khi ấy, ông viết lời khuyên con cháu:

    Đề vào mấy chữ trong bia,
    Rằng quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu.

    Tuy cáo quan về quê, nhưng mắt ông vẫn chứng kiến bao nhiêu cảnh trái ngang đang diễn ra. Nhà thơ luôn bồi hồi thổn thức khi nghe từng tin thất trận của nghĩa quân, nhức nhối với bao nỗi đau của dân lành. Ông nói tất cả những điều đó trong thơ, khi bằng một bút pháp châm biếm, mỉa mai sắc sảo, khi trữ tình với nhiều dằn vặt, thao thức.

    Sau này, Xuân Diệu tôn Nguyễn Khuyến là “nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam”, “nhà thơ của dân tình” quả không có gì quá đáng. Nhưng chỗ đứng xứng đáng nhất của Nguyễn Khuyến trong lịch sử văn học dân tộc là nhà thơ trào phúng xuất sắc. Vốn học vấn uyên bác, tài thơ mang tính bẩm sinh, ngôn ngữ bình dân, giàu hình ảnh… đã tạo cho thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến trở nên độc đáo ở sự sâu sắc của trí tuệ, súc tích, sinh động của cuộc sống.

    Nguyễn Khuyến làm thơ khá nhiều, nhất là thời gian ở ẩn, hiện còn khoảng 200 bài thơ chữ Hán và 100 bài thơ Nôm, tập hợp trong Quế Sơn thi tập. Nhà thơ mất ngày 5 – 2 – 1909 tại thôn Vị Hạ, xã Yên Đổ.

      bởi Tuyền Khúc 11/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF