OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tình hình nước ta sau cách mạng tháng tám?

mn giúp ek mấy câu này được không vì là trắc nghiệm nên mn có thể tóm tắt những ý chính giùm ek nha

Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945-1946)

-Tình hình nước ta sau cách mạng tháng tám

-Biện pháp đối phó của ta đối với quân Pháp, Tưởng và bọn tay sai ( nguyên nhân , mục đích, ý nghĩa)

-Nội dung hiệp định sơ bộ

Bài 27:

-Kế hoạch Nava của Pháp-Mỹ

-Chủ trương đối phó kế hoạch Nava của ta

  bởi Van Tho 16/11/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945-1946)

    *Tình hình:

    1. Thuận lợi :

    • Có chính quyền cách mạng của nhân dân.
    • Nhân dân làm chủ vận mệnh của mình, phấn khởi, tin tưởng, quyết tâm bảo vệ chế độ mới.
    • Có sự lãnh đạo sáng suốt, dày dạn kinh nghiệm của đảng Cộng sản đông Dương và Lãnh tụ Hồ Chí Minh.
    • Phong trào cách mạng trên thế giới phát triển mạnh.

    2. Khó khăn :

    a. Về đối nội : Ngay sau khi giành được độc lập, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt với muôn vàn khó khăn:
    + Nạn đói :
    • Hậu quả nạn đói năm 1945 vẫn chưa khắc phục nổi. đê vỡ do lũ lụt đến tháng 8/1945 vẫn chưa khôi phục, hạn hán làm cho 50% diện tích đất không thể cày cấy.
    • Công thương nghiệp đình đốn, giá cả sinh hoạt đắt đỏ.
    • Nạn đói mới có nguy cơ xảy ra trong năm 1946.
    + Nạn dốt :
    • Hơn 90% dân số không biết chữ.
    • Các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc…tràn lan.
    + Ngân sách cạn kiệt
    • Ngân sách quốc gia trống rỗng: Còn 1,2 triệu đồng, trong đó có đến một nửa là tiền rách không dùng được.
    • Hệ thống ngân hàng vẫn còn bị Nhật kiểm soát.
    • Quân Tưởng đưa vào lưu hành đồng “Quốc tệ”, “Quan kim” làm rối loạn nền tài chính nước ta.
    b. Về đối ngoại :
    + Miền Bắc (từ vĩ tuyến 16 trở ra) : Hơn 20 vạn quân Tưởng và các đảng phái tay sai của chúng như: Việt Nam Quốc dân đảng (Việt Quốc), Việt Nam cách mạng đồng chí hội (Việt Cách) tràn vào nước ta với mưu đồ tiêu diệt đảng Cộng Sản đông Dương, lập nên chính quyền tay sai của chúng.Dựa vào quân Tưởng, các đảng phái này đã lập nên chính quyền phải động ở Yên Bái, Móng Cái, Vĩnh Yên.
    + Miền Nam (từ vĩ tuyến 16 trở vào)
    • Quân đội Anh đã dọn đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam.
    • Các lực lượng phản động thân Pháp như đảng đại Việt, một số giáo phái…hoạt động trở lại và chống phá cách mạng.
    • Ngoài ra, còn có 6 vạn quân Nhật trên khắp đất nước…..
    Những khó khăn về đối nội và đối ngoại trên là một thách thức quá lớn đối với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đang còn non trẻ lúc bấy giờ. Việt Nam lúc này như đang trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.

    *Chủ trương của ta là hòa hoãn, nhân nhượng (có nguyên tắc) đối với quân Tưởng và tay sai về những quyền lợi chính trị, kinh tế...
    - Nhằm hạn chế sự phá hoại của bọn tay sai của Tưởng, Quốc hội đồng ý nhường cho chúng 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử và một số ghế bộ trưởng trong Chính phủ Liên hiệp.
    - Ta còn nhân nhượng cho Tưởng một số quyền lợi về kinh tế như cung cấp lương thực, nhận tiêu tiền "quan kim",...
    - Mặt khác, Chính phủ ban hành một số sắc lệnh nhằm trấn áp bọn phản cách mạng ; giam giữ, lập tòa án quân sự để trừng trị bọn phản cách mạng.

    *

    Nội dung của Hiệp định bao gồm các điểm chính sau đây:[5]

    • Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do trong Liên bang Đông Dương và trong khối Liên hiệp Pháp, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng
    • Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đồng ý cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc thay thế cho 200.000 quân Trung Hoa Quốc dân đảng để làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Pháp hứa sẽ rút hết quân trong thời hạn 5 năm, mỗi năm rút 3.000 quân.
    • Pháp đồng ý thực hiện trưng cầu dân ý tại Nam Kỳ về việc tái thống nhất với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
    • Hai bên thực hiện ngưng bắn, giữ nguyên quân đội tại vị trí hiện thời để đàm phán về chế độ tương lai của Đông Dương, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nước ngoài và những quyền lợi kinh tế và văn hóa của Pháp ở Việt Nam.
    • Quân đội Pháp có tránh nhiệm hỗ trợ và huấn luyện cho Quân đội Nhân dân Việt Nam.

    Bài 27:

    *Ngày 7 - 5 - 1953. Tướng Na-va được cử làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương, vạch ra kế hoạch quân sự nhằm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương, với hi vọng trong 18 tháng “kết thúc chiến tranh trong danh dự”. Kế hoạch Na-va được thực hiện theo hai bước :
    Bước một : Trong thu - đông 1953 và xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược trên chiến trường miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược để “bình định’' miền Trung và miền Nam Đông Dương.
    Bước hai: Từ thu - đông 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược, giành thắng lợi quân sự quyết định, “kết thúc chiến tranh”.
    Thực hiện Kế hoạch Na-va, thực dân Pháp xin Mĩ tăng thêm viện trợ quân sự (gấp hai lần so với trước, chiếm tới 73% chi phí chiến tranh ở Đông Dương), tăng thêm ở Đông Dương 12 tiểu đoàn bộ binh, tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ một lực lượng cơ động mạnh gồm 44 tiểu đoàn (trong tổng số 84 tiểu đoàn trên toàn Đông Dương), ra sức tăng cường ngụy quân.

    *- 11/1953 quân ta tấn công lên thị xã Lai Châu, bao vây Điện Biên Phủ. Sau 10 ngày, quân ta giải phóng toàn bộ thị xã Lai Châu, tiêu diệt 24 đại đội địch. Nava buộc phải điều 6 tiểu đoàn cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ lên tăng cường Điện Biên Phủ, biến Điện Biên Phủ thành nơi tập trung quân thứ hai của địch (sau đồng bằng Bắc Bộ).

    - Đầu tháng 12/1953 cùng với quân dân Pathét Lào, ta tiến công Trung Lào, giải phóng thị xã Thà Khẹt, tỉnh Khâm Muộng uy hiếp Xê-nô. Địch phải điều quân từ Bắc Bộ sông Xê-nô biến Xê-nô thành nơi tập trung quân thứ ba của địch.

    - Đầu tháng 2/1954 ta tấn công địch ở Bắc Tây Nguyên giải phóng Kon tum, uy hiếp Playcu, buộc địch phải điều quân lên Nam Tây Nguyên, biến Playcu trở thành nơi tập trung quấn thứ tư của địch.

    Cùng thời gian này, ta tấn công sang Thượng Lào. Quân đội nhân dân Việt Nam và quân Pathét Lào đã tấn công quân địch ở Lưu vực sông Nậm Hu, giải phóng Phong xa lì, uy hiếp Luông Pha băng, địch phải tăng cường cho Luông Pha băng và Mường sài, biến nơi này thành nơi tập trung quân thứ năm của địch.

    Ngoài ra, ta còn đẩy mạnh chiến tranh du kích ở vùng sau lưng địch, phá đường giao thông, sân bay, kho tàng của địch, buộc địch phải phân tán lực lượng đối phó với ta.

    Như vậy, kế hoạch tập trung quân cơ động lớn của Nava không thực hiện được do ta tấn công nhiều chiến lược khác nhau, địch buộc phải phân tán lực lượng đối phó với ta ở những vùng xung yếu mà chúng ta không thể bỏ. Kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản.

      bởi Nguyễn Hoài Nam 16/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF