OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành như thế nào?

Câu 1: Xã hội phong kiến Châu Âu được hình thành như thế nào?

Câu 2: Nguyên nhân, kết quả của những cuộc phát kiến địa lí ?

Câu 3: Nêu những chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Đường?

Câu 4: Những thành tựu lớn về văn hóa và khoa học kỹ thuật của người Trung Quốc
thời phong kiến?

Câu 5: So sánh sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến Phương Đông và
Phương Tây?

Câu 6: Tại sao lại xảy ra loạn 12 sứ quân?

Câu 7: Nhà Lý thành lập trong hoàn cảnh nào, vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy thời Lý?

Câu 8: Em hãy trình bày về luật pháp và quân đội thời Lý?

Câu 9: Em hiểu như thế nào về chính sách “ngụ binh ư nông”?

Câu 10: Vì sao nhà Tống lại có âm mưu xâm lược nước ta?

Câu 11: Trình bày kết quả và ý nghĩa cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt?

Câu 12: Nêu cách đánh độc đáo của Lý Thường Kiệt?

Câu 13: Nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
quân xâm lược Mông – Nguyên (TK XIII)?

Câu 14: Nội dung cải cách của Hồ Quý Ly ? Tác dụng, ý nghĩa của cuộc cải cách đó?

  bởi Sam sung 17/11/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Câu 1: Xã hội phong kiến Châu Âu được hình thành như thế nào?

    - Người Giéc-man tràn xuống xâm chiếm các vùng đất châu Âu
    - Sau khi chiếm được, họ lập nên các vương quốc và chiếm ruộng đất của các chủ nô Rô-ma cũ rồi chia phần nhiều hơn cho các quý tộc và tướng lĩnh quân sự
    - Phong tước chức cho các tướng lĩnh quân sự và quý tộc
    -Các tướng lĩnh quân sự và quý tộc vừa có ruộng đất, vừa có quyền thế, họ trở thành lãnh chúa phong kiến. Nông dân và nô lệ trở thành nông nô XHPK ở Châu Âu hình thành

    Câu 2: Nguyên nhân, kết quả của những cuộc phát kiến địa lí ?

    Nguyên nhân:
    +Do yêu cầu phát triển sản xuất
    + Kĩ thuật hàng hóa tiến bộ : la bàn, kĩ thuật đóng tàu, máy in
    Kết quả:
    + Mở ra các thị trường mới, các con đường thương mại và tuyến giao lưu hàng hoá mới, đưa đến hiếu biết về các châu lục, các đại dương... và giúp người châu Âu bước vào thời kì phát triển kinh tế trọng thương.
    + Góp phần thúc đẩy sự khủng hoảng và tan rã của chế độ phong kiến châu Âu.
    + Đưa lại hệ quả tiêu cực : chủ nghĩa thực dân, nạn buôn bán nô lệ da đen.

    Câu 3: Nêu những chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Đường?

    - Tổ chức bộ máy nhà nước được củng cố hoàn thiện hơn ; cử người thân túi đi cai quản các địa phương, mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài.
    - Kinh tế : thi hành nhiều biện pháp giảm tô, lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân thực hiện chế độ quân điền, do đó sản xuất phát triển. Kinh tế thời Đường phồn thịnh.
    - Đối ngoại : xâm chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên, Đại Việt... Dưới thời Đường, Trung Quốc trở thành quốc gia cường thịnh nhất châu á

    Câu 4: Những thành tựu lớn về văn hóa và khoa học kỹ thuật của người Trung Quốcthời phong kiến?

    • Về văn hóa:
      • Tư tưởng : Nho giáo giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến, là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến.
      • Văn học , Sử kí : rất phát triển, có nhiều bài thơ, nhiều tác phẩm tiêu biểu , nhà thơ văn nổi tiếng như Lý Bạch , Đỗ Phủ , La Quán Trung với Tam quốc diễn nghĩa v.v cung với các bộ sử kí nổi tiếng
      • Nghệ thuật : phong cách độc đáo , hội hoá , điêu khắc ... với trình độ cao, rất nổi tiếng
    • Về khoa học-kĩ thuật : nhiều phát minh quan trọng như giấy viết , nghề in , la bàn, chế tạo thuốc súng . Kĩ thuật : đóng thuyền , nghề luyện sắt , khai thác dầu.
    • Câu 5: So sánh sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến Phương Đông và Phương Tây?
    • Xã hội phong kiến phương Đông:
      - Thời kỳ hình thành: Từ thế kỷ III trước Công nguyên đến khoảng thế kỷ X, từ rất sớm.
      - Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ X đến XV, phát triển khá chậm.
      - Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XVI đến XIX và kéo dài suốt 3 thế kỉ.
      - Cơ sở kinh tế: nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn.
      - Giai cấp cơ bản: địa chủ và nông dân lĩnh canh (bóc lột thông qua tô thuế).
      - Thế chế chính trị: quân chủ.

      Xã hội phong kiến phương Tây (châu Âu):
      - Thời kỳ hình thành: từ thế kỉ V đến thế kỉ X, hình thành muộn, sau Xã hội phong kiến phương Đông.
      - Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ XI đến XIV, phát triển rất phồn thịnh .
      - Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XV đến XVI, kết thúc sớm và bắt đầu chuyển sang chủ nghĩa tư bản.
      - Cơ sở kinh tế: Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa.
      - Giai cấp cơ bản: Lãnh chúa và nông nô (bóc lột thông qua tô thuế).
      - Thế chế chính trị: Quân chủ.
    • Câu 6: Tại sao lại xảy ra loạn 12 sứ quân?

    • Năm 965, Ngô Xương Văn chết, triều đình rơi vào tình trạng hỗn loạn:

      Cuộc tranh chấp giữa các thế lực cát cứ, thổ hào ở địa phương tiếp diễn trở lại. Bộ máy nhà nước không còn thống nhất từ trung ương đến địa phương. Trong lúc đó, 12 tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương đánh lẫn nhau.

      =>Loạn 12 sứ quân.

      bởi Nguyễn Thanh Lam 17/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF