OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Phương pháp bảo vệ vỏ tàu?

Các bạn ơi, Vô thảo luận chủ đề Ăn mòn đi. Mình đóng góp một câu đây: laugh

Để bảo vệ vỏ tàu người ta thường dùng phương pháp nào sau đây:

A. Dùng hợp kim không gỉ

B. Dùng chất chống ăn mòn

C. Mạ một lớp kim loại bền lên vỏ tàu. 

D. Gắn lá Zn lên vỏ tàu.

  bởi hà trang 19/03/2017
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (13)

  • Khởi đầu với một câu đơn giản thế bạn Naru to. Naruto là nhân vật hoạt hình phải không nhỉ? Câu trả lời bên dưới nhé, bạn hoạt hình. ^^

    Ứng dụng của hiện tượng ăn mòn điện hóa

    Khi gắn lá kẽm lên vỏ tàu(Fe) thì tạo pin điện với cực (-) là Zn

    ⇒ khi đó Zn bị oxi hóa chứ không phải là Fe ⇒ bảo vệ được tàu thời gian dài, chi phí tiết kiệm.

      bởi Kim Ngan 22/03/2017
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đơn giản cheeky

    O2 và H2O là nguyên nhân gây ra sự ăn mòn kim loại phổ biến

      bởi Lê Thánh Tông 23/03/2017
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Kim loại bị ăn mòn điện hóa học khi nó có tính khử mạnh hơn kim loại còn lại trong hợp kim của 2 kim loại đó.

    VD: Hợp kim Fe – Sn thì Fe bị ăn mòn điện hóa

    ⇒ Đáp án D nè.

      bởi Hoa Lan 24/03/2017
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một câu tiếp theo nhé mọi người.

    Để bảo vệ ống thép (ống dẫn nước, dẫn dầu, khí đốt) bằng phương pháp điện hóa, người ta gắn vào mặt ngoài của ống thép những khối kim loại nào sau đây?

    A. Cu

    B. Ag

    C. Pb

    D. Zn

      bởi hi hi 25/03/2017
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu trả lời hay và nhanh nhất yes

    Ống thép có thành phần chủ yếu là Fe, để tránh rỉ (Fe bị oxi hóa) thì bằng phương pháp điện hóa phải tạo ra pin điện và kim loại thay thế bị oxi hóa (Kim loại thay thế có tính khử mạnh hơn và đóng vai trò Anot (-) )

      bởi Nguyễn Thị Trang 25/03/2017
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tiếp theo, tiếp theo...

    Trường hợp nào sau đây không xảy ra sự ăn mòn điện hoá?

    A. Sự ăn mòn vỏ tàu trong nước biển. 

    B. Sự gỉ của gang trong không khí ẩm. 

    C. Nhúng thanh Zn trong dung dịch H2SO4 có nhỏ vài giọt CuSO4

    D. Nhúng thanh Cu trong dung dịch Fe2(SO4)3 có nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4

      bởi thanh hằng 27/03/2017
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu này cũng hơi hơi...

    Do chỉ xảy ra phản ứng Cu + Fe3+ → Cu2+ + Fe2+
    ⇒ Không tạo thành kim loại ⇒ không thể hình thành pin điện do không có 2 bản cực (chỉ có mỗi Cu).
    ⇒ Không xảy ra ăn mòn điện hóa.

    Đáp án D

      bởi Thu Hang 27/03/2017
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nữa đi, mọi người ơi! 

      bởi Cam Ngan 28/03/2017
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Vàng có bị ăn mòn không mọi người?

      bởi Lê Minh Thuận 28/03/2017
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • Vàng bị hòa tan trong hỗn hống thì có chứ ăn mòn thì mình chưa thấy bao giờ ak bạn.

      bởi Mod Hoa247 29/03/2017
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • A

      bởi ✎Monkey✮D✮ Yato✔ 27/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đáp án: D. Gắn lá Zn lên vỏ tàu.

    => Vì:

    - Ứng dụng của hiện tượng ăn mòn điện hóa

    - Khi gắn lá kẽm lên vỏ tàu(Fe) thì tạo pin điện với cực (-) là Zn

    - Vậy khi đó Zn bị oxi hóa chứ không phải là Fe => bảo vệ được tàu thời gian dài, chi phí tiết kiệm.

      bởi Yuriko Mily 28/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • D. Vì Kim loại bị ăn mòn điện hóa học khi nó có tính khử mạnh hơn kim loại còn lại trong hợp kim của 2 kim loại đó.vì O2 và H2O là nguyên nhân gây ra sự ăn mòn kim loại phổ biến

      bởi Anh Pham 29/12/2018
    Like (2) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF