OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Phân tích thuận lợi khó khăn về mặt tự nhiên của vùng Bắc trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ?

1. Trình bày đặc điểm tài nguyên thiên nhiên và cho biết thế mạnh và tài nguyên thiên thiên nhien của vùng Trung Du miền Nam Bộ ?

2. Phân tích thuận lợi khó khăn về mặt tự nhiên của vùng Bắc trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ?
3. Trình bày đặc điểm phát triển nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng

 

  bởi My Trà 20/12/2018
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (4)

  •  2 .Thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên của vùng Bắc trung Bộ :

    Thuận lợi + Khí hậu nhiệt đới ẩm, lượng mưa khá lớn.

    + Địa hình kết hợp đất đai tạo điều kiện để hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp theo chiều Tây- Đông:

        Phía Tây là vùng núi thấp, đất feralit: thuận lợi canh tác cây công nghiệp lâu năm, lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn.

        Vùng đồi trước núi phát triển chăn nuôi gia súc: trâu, bò (bò chiếm 50% số lượng đàn bò cả nước).

        Vùng đồng bằng ven biển có thể phát triển cây lúa, các loại cây công nghiệp ngắn ngày: lạc, vừng, nghệ, thuốc lá, mía…cây ăn quả (cam, chanh, xoài), nuôi gia cầm, lợn…

        Vùng biển rộng lớn phía Đông: có nhiều bãi tôm, bãi cá phát triển đánh bắt thủy sản, các vũng vịnh, đầm ph á có thể nuôi trồng thủy sản (tôm, cá).

    + Sông ngòi dốc, nước quanh năm thuận lợi phát triển nông nghiệp, công nghiệp, nguồn thủy năng quan trọng của vùng (sông Mã, sông Cả).

    + Một số khoáng sản có giá trị như crômit, thiếc, sắt, đá vôi và sét làm xi măng, đá quý.

    + Tài nguyên du lịch rất phong phú, nhất là về du lịch biển. Có các bãi tắm nổi tiếng như: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên cầm, Thuận An, Lăng Cô; Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng.

    * Khó khăn:

    + Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, bị chia cắt mạnh.

    + Khí hậu chịu ảnh hưởng hiệu ứng phơn khô nóng.

    + Bão nhiệt đới; lũ quét, lũ ống, sạt lở đất ở vùng miền núi; nạn cát bay cát chảy ven biển.

    Thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên của Duyên Hải Nam Trung Bộ:

    * Thuận lợi:

    + Khí hậu nắng nóng quanh năm, thuận lợi cho bảo quản hải sản, phát triển nghề muối, du lịch biển quanh năm.

    + Vùng có các bãi tôm, bãi cá lớn với hai ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu, Hoàng Sa – Trường Sa mang lại nguồn lợi thủy sản vô cùng phong phú.

    + Có nhiều bãi biển đẹp, cát trắng nổi tiếng để phát triển du lịch; các vịnh biển kín gió nước sâu thuận lợi xây dựng cảng biển (Dung Quất, Nha Trang…).

    + Tiềm năng khoáng sản biển: có dầu khí, muối, cát thủy tinh, titan.

    + Sông ngòi:  có tiềm năng thủy điện (sông Ba) vừa là nguồn cung cấp nước cho hoạt động công nghiệp.

    + Rừng cung cấp nguyên liệu cho chế biến gỗ và lâm sản.

    * Khó khăn:

    + Mùa hạ chịu hiệu ứng phơn khô nóng, vùng cực Nam Trung Bộ có hiện tượng hoang mạc hóa.

    + Chịu ảnh hưởng của bão, hiện tượng cát chảy.

    +Sông có lũ lên nhanh, mùa khô lại rất cạn.

      bởi Nguyễn Huyền 20/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 3 . Đặc điểm phát triển công nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng thời kì 1995 – 2002:

    - Tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 26,6% năm 1995 lên 36% năm 2002.

    - Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh, từ 18,3 nghìn tỉ đồng (năm 1995) lên 55,2 nghìn tỉ đồng, chiếm 21% GDP công nghiệp của cả nước (năm 2002).

    - Các ngành công nghiệp trọng điểm là: chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí.

    - Sản phẩm công nghiệp quan trọng: máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng (vải, sứ dân dụng, quần áo, hàng dệt kim, giấy viết, thuốc chữa bệnh,...).

    - Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng.

      bởi Nguyễn Huyền 20/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 3. 

    Hầu hết các tỉnh ở Đồng bằng sông Hồng đều phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế lớn như các cây ngô đông, khoai tây, su hào, bắp cải, cà chua và trồng hoa xen canh. Vụ đông đang trở thành vụ sản xuất chính ở một số địa phương.

    Đàn lợn ở Đồng bằng sông Hồng chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước (27,2%, năm 2002). Chăn nuôi bò (đặc biệt là nuôi bò sữa) đang phát triển. Chăn nuôi gia cầm và nuôi trồng thủy sản được chú ý phát triển.


     

      bởi Lê Trần Khả Hân 21/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khu vực đồi núi

    -Các thế mạnh:

    +Khoáng sản: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh như đồng, chì, thiếc, sắt, pyrit, niken, crôm, vàng, vonfram…và các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh như bôxit, apatit, đá vôi, than đá, vật liệu xây dựng. Đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

    +Rừng và đất trồng: Tạo cơ sở phát triển nền lâm-nông nghiệp nhiệt đới. Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật; trong đó nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.

    Miền núi nước ta còn có các cao nguyên và các thung lũng, tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc.Ngoài các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, ở vùng cao còn có thể trồng được các loài động, thực vật cận nhiệt và ôn đới. Đất đai vùng bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và cả cây lương thực.

    +Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.

    +Tiềm năng du lịch: Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng….nhất là du lịch sinh thái.

    -Các mặt hạn chế:

    Ở nhiều vùng núi, địa hình chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc, gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng. Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi xảy ra các thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất. Tại các đứt gãy sâu còn có nguy cơ phát sinh động đất. Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại….thường gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống dân cư.

    b)Khu vực đồng bằng

    -Các thế mạnh:

    +Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông snar, mà nông sản chính là lúa gạo.

    +Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên như thủy sản, khoáng sản và lâm sản.

    +Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại.

    +Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông.

    -Hạn chế:

    Các thiên tai như bão, lụt, hạn hán…thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về nguwoif và tài sản.

      bởi B Ming_ 28/12/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF