OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực Nam Á.

Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực Nam Á.

  bởi thuy linh 13/04/2020
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (4)

    • Sau một thời gian dài bị đế quốc Anh xâm chiếm, năm 1947, các nước Nam Á đã giành được độc lập và xây dựng nền kinh tế tự chủ.
    • Tình hình chính trị - xã hội trong khu vực thiếu ổn định đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế các nước Nam Á.
    • Ấn Độ là quốc gia có KT phát triển nhất khu vực.
      • Công nghiệp hiện đại, nhiều ngành: Năng lượng, luyện kim, hóa chất, dệt…Đặc biệt là công nghệ cao, tinh vi, chính xác (điện tử, máy tính…)
      • CN đứng thứ 10 thế giới.
      • Nông nghiệp: Không ngừng phát triển với cuộc “Cách mạng xanh” và “Cách mạng trắng”.
      • Dịch vụ: Chiếm 48% GDP (năm 2001)
      bởi thi trang 13/04/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trước đây, toàn bộ khu vực Nam Á bị đế quốc Anh xâm chiếm làm thuộc địa. Nam Á trở thành nơi cung cấp nguyên liệu, nông sản nhiệt đới và tiêu thụ hàng công nghiệp của các công ty tư bản Anh. Năm 1947, các nước Nam Á đã giành được độc lập và tiến hành xây dựng nền kinh tế tự chủ.

     

      bởi Chu Chu 13/04/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trước đây, toàn bộ khu vực Nam Á bị đế quốc Anh xâm chiếm làm thuộc địa. Nam Á trở thành nơi cung cấp nguyên liệu, nông sản nhiệt đới và tiêu thụ hàng công nghiệp của các công ty tư bản Anh. Năm 1947, các nước Nam Á đã giành được độc lập và tiến hành xây dựng nền kinh tế tự chủ.

    Tuy nhiên, do bị đế quốc Anh đô hộ kéo dài gần 200 năm (1763- 1947), lại luôn xảy ra mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc và các tôn giáo, nên tình hình chính trị - xã hội trong khu vực thiếu ổn định. Đó là những trở ngại lớn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của các nước Nam Á. Tổng sản phẩm trong nuớc (GDP) của Nam Á năm 2000 là 620,3 tỉ USD.

    Ấn Độ là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Nam Á.

    Từ sau ngày giành được độc lập, Ấn Độ đã xây dựng được một nền công nghiệp hiện đại, bao gồm các ngành công nghiệp năng lượng, luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất, vật liệu xây dựng... và các ngành công nghiệp nhẹ, đặc biệt là công nghiệp dệt vốn đã nổi tiếng lâu đời với hai trung tâm chính là Côn-ca-ta và Mum-bai.

    Ấn Độ cũng phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi công nghệ cao, tinh vi. chính xác như điện tử. máy tính v.v...

    Ngày nay, về giá trị sản lượng công nghiệp, Ấn Độ đã đứng hàng thứ 10 trên thế giới. Sản xuất nông nghiệp cũng không ngừng phát triển, với cuộc "cách mạng xanh" và "cách mạng trắng", Ấn Độ đã giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân. Các ngành dịch vụ cũng đang phát triển, chiếm tới 48% GDP. Năm 2001, GDP đạt 477 tỉ USD. có tỉ lệ gia tăng 5,88% và GDP bình quân đầu người là 460 USD.

     

     

      bởi Mai Thanh Xuân 26/04/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trước đây, toàn bộ khu vực Nam Á bị đế quốc Anh xâm chiếm làm thuộc địa. Nam Á trở thành nơi cung cấp nguyên liệu, nông sản nhiệt đới và tiêu thụ hàng công nghiệp của các công ty tư bản Anh. Năm 1947, các nước Nam Á đã giành được độc lập và tiến hành xây dựng nền kinh tế tự chủ.

    Tuy nhiên, do bị đế quốc Anh đô hộ kéo dài gần 200 năm (1763- 1947), lại luôn xảy ra mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc và các tôn giáo, nên tình hình chính trị - xã hội trong khu vực thiếu ổn định. Đó là những trở ngại lớn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của các nước Nam Á. Tổng sản phẩm trong nuớc (GDP) của Nam Á năm 2000 là 620,3 tỉ USD.



    Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/dac-diem-kinh-te-xa-hoi-khu-vuc-nam-a-c91a11933.html#ixzz6MQXIsfjN

      bởi -=.=- Gia Đạo 14/05/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF