Nêu các biện pháp chủ yếu trong phòng trừ sâu bệnh hại cây xoài?
nêu các biện pháp chủ yếu trong phòng trừ sâu bệnh hại cây xoài?
Câu trả lời (5)
-
- bao trái
-phun thuốc trừ sâu
- chăm sóc thường xuyên để sớm phát hiện bệnh hại và chữa trị
bởi Huỳnh Thị Ngọc Ngân 01/05/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Thành phần rầy bông xoài rất phong phú, gồm ít nhất 3 loài, trong đó quan trọng nhất là 2 loài: Idioscopus niveosparsus và Idioscopus clypealis thuộc bộ cánh đều (Homoptera). Cho đến nay 2 loài này chỉ được ghi nhận gây hại chủ yếu trên cây xoài.
Cả hai loài này đều có đặc điểm sinh học tương tự nhau. Tuy nhiên loài Idioscopus niveosparsus thường đẻ trứng trên cả lá non và bông, còn loài Idioscopus clypealis chủ yếu chỉ đẻ trên bông. Thành trùng dạng cái nêm, kích thước tương đối nhỏ, dài khoảng 3-4mm, màu nâu đen. Rầy non có màu xanh lục nhạt, bu ở cuống bông để chích hút. Thành trùng hiện diện suốt năm trên cây trong những vết nứt của cây và mật số gia tăng khi cây ra lá non và trổ bông. Thành trùng đẻ từng trứng một trong nụ bông, trong gân lá, trong phiến lá và cả trong cuống của chồi non, hoặc cuống bông. Một con cái có thể đẻ từ 100-200 trứng. Thành trùng rất linh hoạt, ngay khi vũ hóa chúng di chuyển ngay đến chồi non hoặc bông để đẻ trứng. Khi mật số rầy cao có thể nghe tiếng nhảy xào xạc của rầy trong lá. Khi xoài trổ bông thì rầy tập trung chích hút bông xoài. Rầy non và rầy trưởng thành đều chích hút nhựa của lá non và bông. Tuy nhiên, thiệt hại gây ra chủ yếu là bông, làm cho bông bị rụng, trái đậu ít và trái non cũng bị rụng. Ngoài ra, phân của rầy thải ra là môi trường cho nấm bồ hóng phát triển phủ đen trên chùm bông và mặt dưới lá. Thời gian sống của thành trùng khoảng 4-7 ngày. Mật số rầy thường xuất hiện nhiều khi cây bắt đầu trổ bông và đạt đỉnh cao vào giai đoạn nở hoa sau đó giảm dần. Nếu mật độ cao, trên một chùm bông có thể tới hàng trăm con rầy. Khi trái đã lớn bằng đầu ngón tay cái thì gần như không còn rầy nữa. Trong tự nhiên, rầy bông xoài có nhiều thiên địch ăn thịt như bọ xít ăn thịt, các loài nấm ký sinh và ong ký sinh.
Biện pháp phòng trừ
- Sau khi thu hoạch cần tiến hành xén tỉa cành, vệ sinh vườn cho thông thoáng nhằm hạn chế sự gây hại của rầy;
- Trước giai đoạn ra bông (từ 1-2 tuần) sử dụng bẩy đèn để thu hút thành trùng;
- Ở những vùng thường xuyên bị nhiễm rầy, nên phun ngừa vào giai đoạn xoài vừa ra nụ hoa khi phát hiện có sự hiện diện của rầy trên lá. Sử dụng một trong các loại thuốc trừ rầy như: Map-Jono 700WP, Actara 25WG, Applaud 10WP, Trebon 10EC… phun 2 lần, một lần trước khi ra bông và một lần vào lúc bông trổ (chưa rớt nhụy). Lần thứ hai được thực hiện khi mật số rầy vẫn còn khoảng 1con/ bông.
bởi @%$ Đạo 05/06/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Không phun vào sáng sớm, sau khi phun vào sáng sớm xong, bọ trĩ còn sống sót nhiều do nó tìm chỗ kẹt ẩn nấp. Nếu phun vào chiều tối, hoặc buổi tối đội đèn pin đi phun thì "diệt tiệt" không còm một mống!
Nhưng 3 ngày sau là lại có lại do trứng nở trong 3 ngày, do đó sau 5 ngày phun lại (không để qua ngày thứ 6 - 7).
Kết hợp phun thuốc và tưới nước ướt các kẹt cây, bông.
Không dùng dầu khoáng, vì dầu khoáng nóng, bao phủ một lớp bề mặt bông, nụ ức chế sự thụ phấn, bung cánh hoa.bởi Nguyễn Đức Thuận 31/07/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Xoài là loài cây ăn quả xứ nhiệt đới phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở Việt Nam, là loài cây trồng kinh tế. Ngoài ra xoài còn là loài cây che bóng, trang trí không gian vườn có giá trị thẫm mỹ cảnh quan rất cao. Cũng như các loại cây khác, sâu bệnh chính là địch thủ của người nông dân trồng xoài.
Nắm vững kỹ thuật trồng cũng như các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, người nông dân có thể thu về cho mình những vụ xoài có năng suất cao hơn và hạn chế được tối đa các thiệt hại cho sâu bệnh gây ra.
Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây Xoài
Ý kiến chia sẻ kinh nghiệm phòng và trị sâu bệnh cho cây xoài của người nông dân:
"Mọi người có cách nào để diệt bọ trĩ hại xoài hiệu quả không ạ? Thấy phun nhiều loại thuốc mà không thấy chết. Xin chân thành cảm ơn và hậu tạ nếu tìm được cách diệt cho bà con." - một người trồng xoài chia sẻ
"Nhà tôi cũng có vườn xoài đang bị bọ trĩ tàn phá, tôi thiếu kinh nghiệm quá. Ai có kinh nghiệm đi trước xin giúp đỡ về việc xử lý bọ trĩ với. Xoài nhà tôi mới trồng được 3 năm thôi nhưng vì bị bọ trĩ phá nên không lớn nổi, nhìn lá xoài quăn queo xoăn tít lại mà héo hắt. Xin cám ơn mọi người." - bạn coldwind chia sẻ
"Nếu có thể, thường xuyên dùng vòi phun áp lực cao phun nước lên cây để làm giảm mật số bọ trĩ.
Do bọ trĩ nhạy cảm với ánh sáng, nên cần tỉa cành cho thông thống để ánh sáng xâm nhập đều vào bên trong tán cây, không thuận lợi cho chúng sinh sống và gây hại.
Vào giai đoạn xoài đang ra lá non, chồi, hoa, trái non… nếu mật số cao có thể luân phiên sử dụng các loại thuốc sau: Vitashield 40 EC, Rambo 800 WG, 5SC, hoặc hổn hợp thuốc trừ sâu gốc sinh học Silsau or Silsau super + dầu khoáng SK Enspray 99EC (có thể dùng đơn hay phối với nhau), .
Cần chú ý để phòng trừ bọ trĩ an toàn, hiệu quả, nên phun với nhiều nước, chỉnh bét phun mịn hạt, phun kỹ mặt dưới lá nơi bọ trĩ ẩn náu, gây hại. Để tránh hiện tượng kháng thuốc nên luân phiên các loại thuốc hoá học có gốc khác nhau, có thể sử dụng thuốc liên tiếp 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 7 - 10 ngày. Chỉ dùng thuốc khi mật số bọ trĩ cao, trên 3 - 5 con/chồi, lá, trái. Nếu xoài đang ra bông nên hạn chế phun thuốc, nếu thật cần thiết thì phun vào sáng sớm hoặc chiều mát." Anh levantu chia sẻ"Không phun vào sáng sớm, sau khi phun vào sáng sớm xong, bọ trĩ còn sống sót nhiều do nó tìm chỗ kẹt ẩn nấp. Nếu phun vào chiều tối, hoặc buổi tối đội đèn pin đi phun thì "diệt tiệt" không còm một mống!
Nhưng 3 ngày sau là lại có lại do trứng nở trong 3 ngày, do đó sau 5 ngày phun lại (không để qua ngày thứ 6 - 7).
Kết hợp phun thuốc và tưới nước ướt các kẹt cây, bông.
Không dùng dầu khoáng, vì dầu khoáng nóng, bao phủ một lớp bề mặt bông, nụ ức chế sự thụ phấn, bung cánh hoa. Khi phun phải luân phiên đổi thuốc ở nơi đại lý bán có, và đến cữ phunn thứ 3 phải cộng 2 loại thuốc." - Anh leviet_law chia sẻChia sẻ các phòng và trị một số loại sâu bệnh hại phổ biến trên cây xoài từ Việt Linh:"Bọ trĩ hại xoài"
1/ Bọ trĩ hại xoài
Đặc điểm
Bọ trĩ là dịch hại phổ biến trên xoài. Đây là loại côn trùng rất nhỏ (có thể thấy được bằng mắt thường), thân hình thon dài, miệng rất cứng, khoẻ, phá hại bằng cách dùng miệng cạp và đục thủng vào bộ phận non của cây như lá non, chồi, bông, trái… rồi hút nhựa.
Bọ trĩ gây hại chủ yếu trên lá và trên bông. Trên lá, bọ trĩ cạp lá và chích hút nhựa làm lá phát triển không bình thường, cong queo, hai mép cúp xuống. Trên chồi, làm chồi không ra lá. Trên bông làm bông héo, khô, rồi rụng hàng loạt.
Nếu bọ trĩ trên gây hại trên trái sẽ làm da trái gần cuống có màu xám đậm, trái biến dạng; nếu xuất hiện với mật số cao và gây hại muộn thì da trái (cả trái non lẫn trái lớn) bị sần sùi, giá trị thương phẩm giảm, không xuất khẩu được.
Ngoài xoài, bọ trĩ còn thấy gây hại trên rất nhiều cây trồng như cam, quýt, ổi, điều, dưa hấu, lúa, rau cải các loại…Điều kiện phát triển
Thời tiết khô hanh, nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho bọ trĩ phát triển, vì vậy ở miền Nam, chúng thường xuất hiện và gây hại vào các tháng nắng nóng, thời điểm này trùng hợp vào giai đoạn xoài đang tập trung ra hoa hay ra chồi, lá, trái, tức là các giai đoạn có ảnh hưởng quan trọng đến năng suất và phẩm chất.
Bọ trĩ có vòng đời tương đối ngắn, đẻ trứng nhiều, do đó nếu không phát hiện sớm và phòng trừ đúng cách, thiệt hại sẽ càng nặng nề hơn.Ở một vài tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long, bọ trĩ thường xuất hiện với mật số cao và gây hại thành dịch từ tháng 1 đến tháng 4 , do đó vào các thời điểm này cần thường xuyên thăm vườn, điều tra nếu cây có các triệu chứng như vừa nêu và mật số bọ trĩ cao (trên 3 - 5 con/chồi, lá hay trái) thì tiến hành phòng trừ ngay.
Để biết mật số bọ trĩ cao hay thấp chúng ta có thể dùng tay rung hoa, chồi hay trái để chúng rơi trên tờ giấy trắng rồi quan sát và đếm bằng mắt thường hay bằng kính lúp.Phòng trị
+ Nếu có thể, thường xuyên dùng vòi phun áp lực cao phun nước lên cây để làm giảm mật số bọ trĩ.
+ Do bọ trĩ nhạy cảm với ánh sáng, nên cần tỉa cành cho thông thống để ánh sáng xâm nhập đều vào bên trong tán cây, không thuận lợi cho chúng sinh sống và gây hại.
+ Vào giai đoạn xoài đang ra lá non, chồi, hoa, trái non… nếu mật số cao có thể luân phiên sử dụng các loại thuốc sau: Sairifos 585 EC, dầu khoáng SK Enspray 99EC (có thể dùng đơn hay phối với nhau), Comda gold 5WG hay Schezgold 500WDG.
Cần chú ý để phòng trừ bọ trĩ an toàn, hiệu quả, nên (1) Phun với nhiều nước, chỉnh bét phun mịn hạt, (2) Phun kỹ mặt dưới lá nơi bọ trĩ ẩn náu, gây hại (3) Để tránh hiện tượng kháng thuốc nên luân phiên các loại thuốc hoá học có gốc khác nhau, có thể sử dụng thuốc liên tiếp 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 7 - 10 ngày, (4) Chỉ dùng thuốc khi mật số bọ trĩ cao, trên 3 - 5 con/chồi, lá, trái (5) Nếu xoài đang ra bông nên hạn chế phun thuốc, nếu thật cần thiết thì phun vào chiều mát.2/ Bệnh thán thư hại xoài
Đặc điểm
Bệnh thán thư là bệnh quan trọng và gây hại phổ biến trên xoài nhất là trên các vườn ít được chăm sóc. Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Nấm gây hại chính trên những phần non của cây như chồi, lá, cành non, bông và trái.
Trên lá bệnh làm lá nhăn, vặn xoắn, khô, rách rồi rụng. Trên cành non gây chết đọt. Trên bông làm bông khô, rụng, tuy nhiên thiệt hại quan trọng nhất là trên trái xuất hiện các đốm tròn, đen, lõm, nếu mưa nhiều, bào tử tập trung ở chóp trái làm chóp bị thối hoặc có sọc đen từ chóp đến cuống làm mất giá trị thương phẩm.Điều kiện phát triển
Bệnh thán thư lây lan nhanh khi trời nóng, ẩm nhất là sau khi mưa hoặc trời lạnh, sáng có nhiều sương. Các bộ phận bị bệnh rơi xuống đất là nguồn lây nhiễm khi gặp điều kiện thích hợp.
Phòng trị
Để phòng trị bệnh thán thư cần áp dụng các biện pháp tổng hợp sau:
Vệ sinh vườn: Thu gom và đốt trái, lá, cành khô trong vườn.
- Tỉa cành cho thông thoáng để ánh nắng thâm nhập vào bên trong tán cây.
- Tránh xử lý ra hoa vào mùa mưa vì bệnh thường xảy ra trong điều kiện ẩm độ cao.
- Bao trái: Khoảng 45 - 50 ngày sau khi xử lý ra hoa hay khi trái to cỡ qủa trứng. Bao trái ngoài ngừa bệnh thán thư còn phòng các côn trùng gây hại khác.
Xử lý thuốc hóa học bằng thuốc đặc trị như Carbenzim 500FL, Thio M 70WP, 500FL. Chú ý phun sớm trước khi cây trổ bông 2 - 3 tuần, nếu cần định kỳ 5 - 7 ngày phun 1 lần đến trước khi thu hoạch. Có thể pha thêm chất bám dính và chất loang trãi để tăng hiệu quả trừ bệnh của thuốc.
Để ngừa bệnh thán thư và giúp trái sạch, đẹp, sau khi thu hoạch có thể nhúng trái vào nước nóng 51 - 53 độ C trong 10 phút, sau đó lau khô và bao trái bằng giấy sạch rồi tồn trữ trong hộp, sọt.3/ Phòng trừ sâu, rầy bảo vệ ngọn xoài
Đặc điểm
Sâu đục ngọn xoài có tên khoa học Chlumetia transversa họ Noctuidae thuộc bộ Lepidoptera. Bướm trưởng thành có màu nâu, chiều dài sải cánh 17-18 mm, chúng đẻ trứng trên chồi mới ra lá non hay chùm bông hoặc trên lá.
Sau khi nở, sâu non đục vào trong ngọn chồi non hay bông xoài, làm các chồi, bông bị hại héo khô, không cho trái được và hư thối cả ngọn. Nếu sâu tấn công trên nhiều chùm bông hay ngọn xoài sẽ làm cho cây suy kiệt, tạo điều kiện cho các loại nấm bệnh tấn công, sẽ làm bông bị rụng, ngọn hư hàng loạt, xoài không cho trái và có thể dẫn đến chết cây.
Ngoài sâu đục ngọn, cây xoài còn có thể bị rầy bông xoài tấn công gây hại nghiêm trọng. Rầy bông xoài có tên khoa học Idioscopus nitidulus (họ Cicadellidae, bộ Hemiptera) có kích thước khá nhỏ, khoảng 4 mm, cánh màu nâu với một băng trắng nằm ngang phần tiếp giáp với ngực.Điều kiện phát triển
Rầy trưởng thành đẻ trứng rải rác trong lá non, chồi non hoặc cánh hoa rồi chích hút làm lá bị cong, quăn, rìa lá khô, hoa bị khô, trái non không phát triển và rụng. Ngoài ra, rầy còn thải phân lỏng có chứa dịch đường thu hút nấm bồ hống phát triển sẽ làm đen cuống hoa và ảnh hưởng giá trị thương phẩm của trái.
Muốn cho xoài ra hoa kết trái tốt và đạt năng suất chất lượng ngon, thì ngoài việc chăm sóc bón phân, cắt tỉa, tưới nước thông thường… vấn đề bảo vệ ngọn xoài cho đủ lá và lá đủ tuổi già để có thể ra hoa, đậu trái là cực kỳ quan trọng và phải quan tâm thường xuyên suốt mùa sau khi thu hái trái.Phòng trị
Để bảo vệ ngọn xoài và phòng chống hai đối tượng gây hại nặng này, các chủ vườn cần tiến hành như sau:
- Cắt tỉa và gom tập trung lại những cành nhánh bị nhiễm sâu bệnh héo rủ hay chết khô rồi dùng lửa tiêu hủy, phát dọn vệ sinh vườn xoài cho thông thoáng, kết hợp vun xới gốc, bón phân, tưới và điều tiết nước… theo đúng kỹ thuật.
- Phun thuốc phòng trừ định kỳ, đặc biệt phun tập trung vào ngọn non khi xoài ra lá non, ra hoa được 7-10 ngày (khi kích cỡ lá đạt 2/3 lá thật). Chú ý chọn các loại thuốc đặc hiệu, ít độc hại để không diệt các loài thiên địch.
- Nên thả kiến vàng để chúng giúp diệt sâu, rầy bảo vệ vườn xoài.
- Sau mỗi vụ thu hoạch trái xong phải cắt tỉa bỏ bớt cành, nhánh vô hiệu, dọn vệ sinh tàn lá xoài để tạo thông thoáng, phá nơi trú ẩn của sâu rầy, diệt mầm nấm bệnh và quan trọng hơn là kích thích xoài ra cành lá mới để được “trẻ hóa” cho vụ sau xoài ra hoa, trái tốt hơn.
Quan tâm chăm sóc tàng lá vườn xoài, thường xuyên cắt tỉa, dọn vệ sinh cho thông thoáng và bảo vệ tốt chồi hoa, ngọn non là yếu tố quan trọng giúp xoài cho năng suất cao, chất lượng trái ngon.4/ Phòng trừ một số loại sâu bệnh hại bông xoài
Hiện nay đang vào thời điểm xoài ra bông, đậu trái. Trong thời điểm này xoài dễ bị bệnh rầy bông, sâu ăn bông, ruồi đục trái và thán thư. Do đó, bà con nông dân nên thường xuyên thăm vườn nếu phát hiện xoài bị bệnh thì nhanh chóng phòng trừ theo một số phương pháp sau:
4.1/ Rầy bông xoài
Đây là đối tượng gây hại nguy hiểm cho cây xoài ở vùng Đông Nam bộ vào thời kỳ cây ra hoa, nếu không kịp thời phòng trừ có thể giảm năng suất hoặc mất trắng vụ xoài.
- Loại rầy hại bông xoài khi trưởng thành, con cái đầu to, tròn, mình dài khoảng 4mm có màu xanh nâu hoặc xanh nhạt, đẻ ra trứng màu trắng sữa dài khoảng 0,8mm. Sau một thời gian trứng nở thành rầy non không cánh, màu sắc biến đổi từ trắng sang xanh rồi vàng đen.
- Loại rầy này thường xuất hiện nhiều khi cây xoài bắt đầu trổ bông, khi trái phát triển mật độ rầy giảm dần. Một con rầy cái đẻ từ 100 - 200 trứng và thường đẻ trong nụ hoa, gân lá, cuống chồi non và cuống hoa. Khi mật độ rầy cao có thể nghe thấy tiếng rầy nhảy xào xạc trong lá. Rầy con mới nở thường sợ ánh sáng nên các vườn xoài rậm rạp thường hay bị bệnh rầy bông nặng hơn. Cả rầy trưởng thành lẫn rầy non đều chích hút nhựa bông và lá non. Bông xoài bị rầy chích hút sẽ chuyển màu nâu, khô và rụng. Ngoài ra, chỗ vết chích, đẻ trứng của rầy trên bông và cuống lá non cũng gây vết thương có thể làm chết khô bộ phận này.
- Rầy bông xoài còn có đặc điểm tiết ra chất mật ngọt làm môi trường cho nấm bồ hóng phát triển trên lá và hoa ảnh hưởng đến quang hợp của cây.
- Cách phòng trừ rầy bông là xén tỉa cành, vệ sinh vườn sau thu hoạch. Trước khi xoài ra bông 1-2 tuần đặt bẫy đèn, dưới bẫy đặt thau nước pha xà bông với dầu hôi để thu hút và diệt rầy trưởng thành. Cách này chỉ áp dụng vào những đêm không trăng và khi rầy chưa đẻ trứng. Còn vào giai đoạn xoài ra nụ hoa, nếu phát hiện rầy phun xịt thuốc Apolo 25WP, Trebon 20WP, Butyl 400 SC... để diệt rầy, song tránh phun thuốc khi xoài đang ra bông.4.2/ Sâu ăn bông
- Sâu ăn bông là do một loại bướm màu xanh đẻ trứng trên cuống bông, sau một thời gian trứng nở thành sâu non màu nâu đỏ. Sâu non nhả tơ kết dính các bông lại thành từng tổ và ăn trụi bông chỉ trong thời gian ngắn. Loại sâu này phá hại từ khi chùm bông mới nhú cho đến giai đoạn đậu trái và làm giảm số lượng trái trên cây.
- Phòng trừ sâu ăn bông bằng cách khi xoài bắt đầu nở bông, có 5% bông bị hại thì sử dụng thuốc Cyrus 25EC, Perkill 50 EC, Ematox 1.9 EC phun vào buổi chiều mát.4.3/ Ruồi đục trái
Ruồi đục trái khi trưởng thành có màu nâu vàng với các vạch đen trên bụng. Trứng được đẻ dưới lớp vỏ quả, mỗi ổ từ 1- 40 trứng.
- Ruồi đục trái có đặc điểm là thích đẻ trứng trên trái chín, ấu trùng ăn phá bên trong làm cho quả bị thối. Xoài bị ruồi đục trái rất khó xuất khẩu vì đây là đối tượng kiểm dịch của nhiều nước.
- Để diệt được ruồi đục trái nên vệ sinh vườn sạch sẽ, thu gom tiêu hủy các quả bị bệnh, quả rụng. Đồng thời bao trái, thu hoạch khi trái vừa chín. Ngoài ra, dùng chất dẫn dụ Methyl Augenol và thuốc trừ sâu mùi nhẹ treo vào trong tán cây, độ cao từ 1,5-2m để bẫy ruồi đực. Còn lại phun bả protein thủy ngân và thuốc trừ sâu để dẫn dụ ruồi cái. Khi phát hiện ruồi đục trái với số lượng nhiều, phun thuốc Sagothion 50EC, Sumitigi 30EC. Chú ý, phải phun xịt thuốc theo phương pháp 4 đúng.4.4/ Bệnh thán thư
Đây là loại bệnh phổ biến gây hại rất lớn cho cây xoài. Thán thư có thể gây hại nặng cho lá, ngọn, hoa và trái.
- Khi thán thư xuất hiện trên lá thường thấy các vết màu nâu đỏ, các vết bệnh liên kết với nhau tạo thành vết bệnh lớn màu nâu nhạt, xung quanh viền màu nâu thẫm. Sau một thời gian vết bệnh khô đi để lại các vết thủng làm lá xơ xác và rụng.
- Thán thư xuất hiện trên ngọn làm ngọn chuyển màu nâu sậm, lúc đầu nhỏ sau lan rộng làm lá rụng và đọt chết khô. Còn trên chùm hoa, thán thư tạo thành các vết đen nhỏ trên cuống hoa khiến hoa bị khô đen và rụng.
- Khi trái xoài bị thán thư lúc đầu chỉ là các chấm nâu nhỏ, sau đó phát triển thành các đốm đen lõm vào vỏ, thịt làm quả bên trong thối dần.
- Thán thư là loại nấm bệnh lưu tồn trên các cành lá bị bệnh, lây lan phát triển mạnh trong thời tiết nóng ẩm. Khi xoài ra hoa gặp thời tiết có sương, bệnh này sẽ làm hoa bị khô đen và rụng hàng loạt ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ đậu trái.
- Để phòng trừ được bệnh thán thư phải tiêu hủy cành lá nhiễm bệnh để tránh lây lan. Khi bệnh phát triển nhiều thì tiến hành phun thuốc Amistar 250SC, Carbenda 60WP, Score 250SC... để phòng trừ.
5/ Sâu hại chồi xoàiĐặc điểm
Sâu đục cành non xoài (Chlumetia transversa và Alcicoides sp.): Chúng thuộc bộ cánh phấn. Thành trùng là con ngài nhỏ có sải cánh 1,75cm. Con cái đẻ trứng trên lá. Sâu non khi mới nở ra thì đục ngay vào lá, sau đó chúng đục thẳng vào đầu các ngọn non, chùm hoa, ăn rỗng phía trong làm cho chồi non, cành hoa bị héo đi hoặc gãy đổ.
Sâu đục cành lớn xoài (Penicillaria jocosatrix): Mặc dù không phổ biến nhưng sâu đục cành lớn thuộc bộ Lepidoptera, họ Noctuidae thường ăn chồi non, làm ngừng sinh trưởng của cây non trong vườn ươm, cây non và cả trên quả non, cuống quả. Ngài trưởng thành có cánh dài 25mm, mầu nâu đỏ với những dấu nhạt chạy ngang cánh trước. Cánh sau màu trắng có rìa nâu. Trứng màu chanh và đẻ từng quả một ở cả 2 mặt lá của chồi non. Sau 3-5 ngày trứng nở thành sâu non có màu xanh nhạt đến xám và dài tới 27 mm bắt đầu đục vào các chồi non, chồi hoa, cuống quả để gây hại làm héo chồi, gẫy cành và rụng quả non. Sâu non đẫy sức hoá nhộng trong đất và 16-20 ngày sau ngài xuất hiện. Sâu thường phát sinh, phát triển nhiều lứa trong mùa xuân và mùa hè nóng ẩm, nhất là các vùng khí hậu nhiệt đới. Thực tế thường thấy xuất hiện ở các tỉnh Quảng Bình trở vào, ít khi thấy ở các tỉnh phía Bắc.
Sâu đục cành xoài (Niphonolea albata và Niphonolea capito): Chúng cũng thuộc bộ cánh phấn, thường gây hại bằng cách cắn tiện ngang ngọn của các cành non để đẻ trứng vào. Sâu non nở ra đục vào mô gỗ làm cành bị chết khô, thường gây hại nặng trong mùa mưa. Những cành ngọn sắp ra hoa cũng bị chúng gây hại nặng.
Một số biện pháp phòng trừ:
- Khi thấy các cành non mới bị héo đây là lúc các sâu non đang đục ngược ra phía ngọn cành, dùng kéo cắt hoặc bẻ bằng tay rất dễ vì chúng có lỗ đục ngang nên cành dễ gãy, ta sẽ loại bỏ được các con sâu non.
- Với các cành đã héo khô, lúc này sâu non đã đục xuống cành lớn hơn qua khỏi lỗ đục ngang ban đầu, ta có thể cắt sâu xuống một đoạn để loại bỏ sâu non hoặc nhộng đang nằm trong thân cành. Thu gom các cành này lại để đốt nhằm hạn chế lây lan vì khi sâu đã đục vào trong cành thì phun thuốc không có hiệu quả.
- Thường xuyên quan sát, phát hiện sâu, trứng sâu trên các đợt chồi non, lộc non, nhất là trước khi cây chuẩn bị ra lộc, ra hoa để kịp thời phun thuốc diệt trừ các con trưởng thành và trứng mới đẻ. Khi thấy có nhiều trứng hoặc sâu non có thể dùng các loại thuốc trừ sâu sau đây để phun trừ: Selecron 500ND, Supracide 50EC, Fastac 5EC, Padan 95SP v.v… pha nồng độ 0,1% phun kỹ cả 2 mặt lá, trên cành nhỏ, trên quả non để tiêu diệt bọ phấn trưởng thành vào ban đêm khi chúng tiếp cận đẻ trứng và làm cho các lứa trứng mới đẻ bị hỏng, không nở được. Phun liên tiếp 2-3 lần, cách nhau 7 ngày để tiêu diệt triệt để các lứa đẻ gối nhau của bọ phấn. Việc phun thuốc nên làm vào buổi chiều mát có tác dụng hơn các buổi khác trong ngày.
Cùng nhau thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm phòng trị các loại sâu bệnh hại cây xoài ở bên dưới.
bởi Ngọc Lê 25/08/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Cách phòng bệnh bọ trĩ ở cây xoài:
+ Nếu có thể, thường xuyên dùng vòi phun áp lực cao phun nước lên cây để làm giảm mật số bọ trĩ.
+ Do bọ trĩ nhạy cảm với ánh sáng, nên cần tỉa cành cho thông thống để ánh sáng xâm nhập đều vào bên trong tán cây, không thuận lợi cho chúng sinh sống và gây hại.
+ Vào giai đoạn xoài đang ra lá non, chồi, hoa, trái non… nếu mật số cao có thể luân phiên sử dụng các loại thuốc sau: Sairifos 585 EC, dầu khoáng SK Enspray 99EC (có thể dùng đơn hay phối với nhau), Comda gold 5WG hay Schezgold 500WDG.
Cần chú ý để phòng trừ bọ trĩ an toàn, hiệu quả, nên (1) Phun với nhiều nước, chỉnh bét phun mịn hạt, (2) Phun kỹ mặt dưới lá nơi bọ trĩ ẩn náu, gây hại (3) Để tránh hiện tượng kháng thuốc nên luân phiên các loại thuốc hoá học có gốc khác nhau, có thể sử dụng thuốc liên tiếp 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 7 - 10 ngày, (4) Chỉ dùng thuốc khi mật số bọ trĩ cao, trên 3 - 5 con/chồi, lá, trái (5) Nếu xoài đang ra bông nên hạn chế phun thuốc, nếu thật cần thiết thì phun vào chiều mát.bởi Chu Chu 31/08/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
22/11/2022 | 1 Trả lời
-
22/11/2022 | 1 Trả lời
-
22/11/2022 | 1 Trả lời
-
VIDEOYOMEDIA
Kìm Tuốc dùng để làm gì ?
A Cắt dây điện khi thực hiện nối dây
B tuốc vỏ dây điện
C Cắt băng keo cách điện
D cắt ống dây
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Câu 2: Hãy vẽ sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch điện gồm: 2 cầu chì, 1 ổ cắm điện, 1 công tắc 2 cực điều khiển 2 bóng đèn (60W - 220V) vào mạng điện 220V.
21/12/2022 | 0 Trả lời
-
Làm giúp mình nhé cần gấp
22/12/2022 | 0 Trả lời
-
trong sơ đò nguyên lý mạch điện đèn ống huỳnh quang gồm nhưng phần tử nào .nêu chắc năng
26/12/2022 | 0 Trả lời
-
vẽ sơ đồ nguyên lý của mạch điện gồm một ổ điện, một công tắc hai cực điều khiển hai bóng đèn mắc song song
28/12/2022 | 0 Trả lời
-
Mắc bảng điện gồm 1 cầu chì , 1 ổ cắm một công tắc điều khiển , 1 bóng đèn sợi đốt
28/12/2022 | 0 Trả lời
-
hãy kễ tên một số chi tiết thuộc nhóm công dụng chung và nhóm chi tiết có công dụng riêng ở chiếc se đạp
29/12/2022 | 0 Trả lời
-
hiện nay việc lắp đặt mạng điện ngầm được sử dụng khá phổ biến, tuy nhiên khi muốn sửa chữa hoặc lắp đặt nội thất trong gia đình lại gặp khó khăn không biết đường điện ngầm như thế nào theo em chúng ta cần làm gì để khắc phục khó khăn?
12/04/2023 | 0 Trả lời
-
1.Để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn, ta mắc ampe kế như thế nào?
2.Một bóng đèn được mắc vào nguồn điện 12V. Để đo hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn, ta nên dùng vôn kế có thang đo nào 3.Một công tơ điện có hệ số công tơ 900 vòng/kWh. Khi sử dụng 2 số điện thì đĩa nhôm của công tơ này quay bao nhiêu vòng?
27/10/2023 | 0 Trả lời
-
Trình bày các loại bếp hiện nay nêu đặc điểm của các loại nhà bếp đó 2 thực đơn cho buỗi chiêu đãi khác với thục đơn àng ngày như thế nào? Cho ví dụ.
08/11/2023 | 0 Trả lời
-
Để đo điện trở dây tóc của bóng đèn sợi đốt khi không thắp sáng ta dùng:
A. Dùng ampe kế. B. Đồng hồ đo điện vạn năng
C. Dùng bút thử điện. D. Dùng vôn kế.
25/12/2023 | 0 Trả lời
-
16/03/2024 | 0 Trả lời
-
Câu 2: Kiểm tra mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn là ?
18/03/2024 | 0 Trả lời
-
Phương pháp lắp đặt đường dây kiểu nổi với kiểu ngầm khác nhau như thế nào?
06/05/2024 | 0 Trả lời