OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Nêu vai trò của chăn nuôi, các hoạt động của chăn nuôi ?

Nêu vai trò của chăn nuôi, các hoạt động của chăn nuôi, đặc điểm chủ yếu của chăn nuôi

  bởi bach dang 25/02/2019
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (6)

  • 1. Vai trò
    Các vật nuôi vốn là các động vật hoang được con người thuần dưỡng, chọn giống, lai tạo. làm cho chúng thích nghi với cuộc sống gần người.
    Chăn nuôi là ngành cổ xưa nhất của nhân loại, nó cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao (thịt, sữa. trứng). Sản phẩm của ngành chăn nuôi còn là nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (tơ tằm. lông cừu, da), cho công nghiệp thực phẩm (đồ hộp), dược phẩm và cho xuất khẩu. Ngành chăn nuôi còn cung cấp sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt, tận dụng phụ phẩm của ngành trồng trọt. Trồng trọt kết hợp với chăn nuôi tạo ra nền nông nghiệp bền vững.

    2. Đặc điểm

    - Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở nguồn thức ăn. Đây là đặc điểm quan trọng nhất. Ngoài các đồng cỏ tự nhiên thì phần lớn thức ăn của ngành chăn nuôi đều do ngành trồng trọt cung cấp.
    -Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có những tiến bộ vượt bậc nhờ những thành tựu khoa học - kĩ thuật. Các đồng cỏ tự nhiên được cải tạo, các đồng cỏ trồng với các giống mới cho năng suất và chất lượng cao ngày càng phổ biến. Thức ăn cho gia súc, gia cầm được chế biến bằng phương pháp công nghiệp.
    - Trong nền nông nghiệp hiện đại, ngành chăn nuôi có nhiều thay đổi về hình thức (từ chăn nuôi chăn thả, sang chăn nuôi nửa chuồng trại, rồi chuồng trại đến chăn nuôi công nghiệp) và theo hướng chuyên môn hóa (thịt, sữa, len, trứng...).
     

    :) Mk chỉ trả lời đc câu 1 và 3 thôi

     

      bởi Cao Tran Quang minh 25/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • cái j đây bạn

      bởi Nguyễn Mai 26/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1 :

    - Chuồng nuôi là " nhà ở " của vật nuôi

    - Chuồn nuôi phù hợp sẽ bảo vệ sức khỏe của vật nuôi , góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi

    Câu 2 :

    - Chăm sóc chu đáo cho từng loại vật nuôi
    - Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin.
    - Cho vật nuôi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng
    - Vệ sinh môi trường sạch sẽ ( thức ăn, nước uống, chuồng trại)
    - Báo ngay cho cán bộ thú y đến khám và điều trị khi có triệu chứng bệnh, dịch bệnh ở vật nuôi.
    - Cách ly vật nuôi bị bệnh với vật nuôi khỏe.

    Câu 3 : Bó :v , tìm thử trog sgk có ko

    Câu 4 : ( Hơi dài nhể -,- )

    Thủy sản là một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng thu hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường. Trong các loại thủy sản, thông dụng nhất là hoạt động đánh bắt, nuôi trồng và khai thác các loại cá. Một số loài là cá trích, cá tuyết, cá cơm, cá ngừ, cá bơn, cá đối, tôm, cá hồi, hàu và sò điệp có năng suất khai thác cao. Trong đó ngành thủy sản có liên quan đến việc đánh bắt cá tự nhiên hoặc cá nuôi thông qua việc nuôi cá. Nuôi trồng thủy sản đã trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lớn đến đời sống của hơn 500 triệu người ở các nước đang phát triển phụ thuộc vào nghề cá và nuôi trồng thủy sản.

    Câu 5 :

    - Nhiệt độ thích hợp (ấm về mùa đông, mát về mùa hè)

    - Độ ẩm trong chuồng 60-75%

    - Độ thông thoáng tốt

    - Độ chiếu sáng thích hợp từng vật nuôi

    - Ít khí độc.

    - Hướng chuồng: chọn hướng Nam hoặc Đông Nam

      bởi mã sang sang 27/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • bay e vs nha mn. sap thi r xin cac anh chi giup

      bởi Phạm vân Khánh 28/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • -Gieo vãi: + Ưu điểm: Ít tốn công

    +Nhược điểm: Số lượng hạt nhiều, khó chăm sóc

    -Gieo hàng: +Ưu điểm: Tiết kiệm hạt giống

    +Nhược điểm: Tốn nhiều công

    -Gieo hóc: +Ưu điểm: Nhanh, ít tốn công, tiết kiệm hạt giống, chăm sóc dễ dàng

    +Nhược điểm: Nếu số hạt nhiều thì: cham sóc khó, tốn công nhiều

    Chúc bạn học tốt

      bởi Nguyễn Ngọc Phúc 02/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bạn tham khảo nhé:

    Câu 1: Để tiến hành chăn nuôi vật nuôi đặc sản cần những hiểu biết gì? Ở Ninh Bình có những vật nuôi đặc sản nào. Hãy cho biết những điều kiện thuận lợi để nuôi đặc sản đó.

    Hướng dẫn

    Để tiến hành chăn nuôi vật nuôi đặc sản cần những hiểu biết sau:

    - Hiểu rõ tập tính và những đặc điểm sinh trưởng phát triển của vật nuôi đặc sản để có biện pháp chăm sóc tốt nhất cho chúng.

    - Chuẩn bị môi trường nuôi phù hợp.

    - Biết cách chăm sóc vật nuôi phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

    Ở Ninh Bình có những đặc sản vật nuôi là: Dê, thỏ,…

    Điều kiện thuận lợi để nuôi các con đặc sản đó là:

    Ninh Bình có địa hình, điều kiện tự nhiên đa dạng, phù hợp với đặc tính phát triển của các vật nuôi đặc sản:

    - Một số nơi có vùng đồi núi, bán sơn địa có độ dốc thấp như Nho Quan, Tam Điệp, Yên Mô, … phù hợp phát triển nuôi dê ngoại, dê lai hướng thịt.

    - Một số nơi có địa hình hiềm trở, đồi núi có độ dốc cao như Hoa Lư, Gia Viễn… phù hợp với đặc tính sống của đàn dê cỏ, dê bản địa của địa phương.

    - Một số huyện có điều kiện về đất đai, thức ăn tự nhiên đa dạng như Kim Sơn, Nho Quan, Yên Khánh, Yên Mô, Gia Viễn, … Phù hợp để nuôi Thỏ. Ngoài ra Ninh Bình hiện có trung tâm sản xuất giống Thỏ - Việt Nhật nên rất có lợi thế để phát triển chăn nuôi Thỏ quy mô trang trại.

    Câu 2: Trồng trọt đem lại những lợi ích gì? Theo em, muốn trồng trọt bảo vệ được môi trường và chất lượng nông sản cần chú ý những gì?

    Hướng dẫn

    Trồng trọt có rất nhiều lợi ích:

    - Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. VD: lúa, ngô, khoai, sắn...

    - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. VD: trái cây...

    - Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. VD: thóc, cám ngô, cỏ ...

    - Cung cấp nông sản cho xuất khẩu. VD: chè, cà phê, cao su, lúa gạo, …

    Muốn trồng trọt bảo vệ được môi trường và chất lượng nông sản thì người nông dân cần chú ý thực hiện một số biện pháp sau:

    - Trồng cây phù hợp điều kiện tự nhiên, đúng mùa vụ, chọn giống khỏe, trước khi gieo trồng cần xử lý giống, xử lý đất,… Sau khi gieo trồng cần đảm bảo tưới tiêu đầy đủ. để cây trồng phát triển tốt, khỏe mạnh, hạn chế phải sử dụng tới hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón hóa học.

    -Khi sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón hóa học cần sử dụng đúng chủng loại, liều lượng và thời điểm. Sau khi sử dụng cần thu gom bao bì, chai lọ về các vị trí được quy định của địa phương, tuyệt đối không được vất bừa bãi trên đồng ruộng.

    - Sau khi thu hoạch, rơm rạ và chất thải trồng trọt cần được thu gom tập trung làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ sinh học hoặc than sinh học để bón cho các vụ gieo trồng tiếp theo. Tuyệt đối không đốt bừa bãi trên đồng ruộng làm phát sinh khói bụi gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến tầm nhìn của người tham gia giao thông. Đối với các vùng đồng trũng, trồng cây ngập nước, sau khi thu hoạch cũng tuyệt đối không cày vùi ngay nhằm hạn chế phân hủy yếm khí phát sinh khí thải metan gây ô nhiễm môi trường.

    Câu 3: Ở Gia Viễn chúng ta có những điều kiện gì để phát triển chăn nuôi cá. Nuôi cá cần chú ý những gì để không ảnh hưởng đến môi trường.

    Hướng dẫn

    Điều kiện ở Gia Viễn để phát triển chăn nuôi cá là:

    Về tự nhiên:

    - Gia Viễn, Ninh Bình thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, được bao bọc bởi sông Hoàng Long, sông Đáy và sông Bôi. Đây là vùng chiêm trũng ngập nước của những ngọn núi đá vôi mọc lên từ những đầm nước ngọt. Ngoài ra, Gia Viễn cũng có hệ thống ao hồ kênh rạch dày đặc => Có điều kiện thuận lợi để phát triển cá nước ngọt.

    Về xã hội:

    - Gia Viễn, Ninh Bình thuộc ĐB Sông Hồng, gần các thị trường tiêu thụ lớn như Hà Nội => Đảm bảo đầu ra.

    - Nhà nước có chính sách khuyến ngư và đẩy mạnh xuất khẩu thủy hải sản.

    Nuôi cá cần chú ý những điểm sau để không ảnh hưởng đến môi trường:

    - Trước khi thả cá cần vệ sinh ao, đầm sạch sẽ: dọn sạch cỏ; vét bùn đáy ao; lắp hết các lỗ mọi hang hóc xung quanh bờ ao; bón vôi để tiêu diệt mầm bệnh, ổn định pH và diệt tạp. Đối với ao khó thay nước hoặc không thay nước được cần xử lý cặn ao, các chất mùn đáy bằng cách dùng các chế phẩm sinh học nhằm tiêu diệt mầm bệnh và ngăn chặn ô nhiễm nước.

    - Không sử dụng nước thải chưa qua xử lý để nuôi cá, tránh để cá bị nhiễm độc hoặc cá chết, phân hủy gây ô nhiễm nước và môi trường xung quanh.

    - Chọn giống cá tốt, không chứa mầm bệnh, phù hợp điều kiện tự nhiên.

    - Chăm sóc đúng kỹ thuật, cho ăn phải đạt 4 yêu cầu: định lượng, định chất, định vị trí, định thời gian để đảm bảo cho cá khỏe mạnh, ít nhiễm bệnh. Nếu thức ăn là tấm cám nấu, cá tạp thì nên để vô sàng cho cá ăn để dễ quản lý được thức ăn, tránh dư thừa nhiều thức ăn gây ô nhiễm nguồn nước.

      bởi Nguyễn Thị Quỳnh 05/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF