Hướng dẫn giải bài tập SGK chương trình Hóa học 9 Bài 8 Một số bazơ quan trọng giúp các em học sinh có kĩ năng vận dụng những tính chất hóa học của bazơ để giải bài tập định tính và định lượng.
-
Bài tập 1 trang 27 SGK Hóa học 9
Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng chất rắn sau: NaOH, Ba(OH)2, NaCl. Hãy trình bày cách nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học (nếu có).
-
Bài tập 2 trang 27 SGK Hóa học 9
Có những chất sau: Zn, Zn(OH)2, NaOH, Fe(OH)3, CuSO4, NaCl, HCl.
Hãy chọn chất thích hợp điền vào mỗi sơ đồ phản ứng sau và lập phương trình học:
a) ….. Fe2O3 + H2O;
b) H2SO4 + … → Na2SO4 + H2O;
c) H2SO4 + … → ZnSO4 + H2O;
d) NaOH + …. → NaCl + H2O;
e) ….. + CO2 → Na2CO3 + H2O.
-
Bài tập 3 trang 27 SGK Hóa học 9
Dẫn từ từ 1,568 lít khí CO2 (đktc) vào một dung dịch có hòa tan 6,4 gam NaOH, sản phẩm là muối Na2CO3.
a) Chất nào đã lấy dư và dư là bao nhiêu (lít hoặc gam)?
b) Hãy xác định khối lượng muối thu được sau phản ứng?
-
Bài tập 1 trang 30 SGK Hóa học 9
Viết các phương trình hóa học thực hiện những chuyển đổi hóa hoặc sau:
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 2 trang 30 SGK Hóa học 9
Có ba lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một trong ba chất rắn màu trắng sau: CaCO3, CaO, Ca(OH)2. Hãy nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết các phương pháp hóa học?
-
Bài tập 3 trang 30 SGK Hóa học 9
Hãy viết các phương trình hóa học của phản ứng khi cho dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo ra:
a) Muối natri hiđrosunfat.
b) Muối natrisunfat.
-
Bài tập 4 trang 30 SGK Hóa học 9
Một dung dịch bão hòa khí CO2 trong nước có pH = 4. Hãy giải thích và viết phương trình hóa học của CO2 với nước?
-
Bài tập 8.1 trang 9 SBT Hóa học 9
Bằng phương pháp hoá học nào có thể phân biệt được hai dung dịch bazơ: NaOH và Ca(OH)2? Viết phương trình hoá học.
-
Bài tập 8.2 trang 9 SBT Hóa học 9
Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một trong những dung dịch sau: NaOH, Na2SO4, H2SO4, HCl. Hãy nhận biết dung dịch trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học. Viết các phương trình hoá học.
-
Bài tập 8.3 trang 10 SBT Hóa học 9
Cho những chất sau: Na2CO3, Ca(OH)2, NaCl.
a) Từ những chất đã cho, hãy viết các phương trình hoá học điều chế NaOH.
b) Nếu những chất đã cho có khối lượng bằng nhau, ta dùng phản ứng nào để có thể điều chế được khối lượng NaOH nhiều hơn ?
-
Bài tập 8.4 trang 10 SBT Hóa học 9
Bảng dưới đây cho biết giá trị pH của dung dịch một số chất
A (pH = 13), B (pH = 3); C (pH = 1); D (pH = 7); E (pH = 8)
a) Hãy dự đoán trong các dung dịch ở trên :
Dung dịch nào có thể là axit như HCl, H2SO4
Dung dịch nào có thể là bazơ như NaOH, Ca(OH)2.
Dung dịch nào có thể là đường, muối NaCl, nước cất.
Dung dịch nào có thể là axit axetic (có trong giấm ăn).
Dung dịch nào có tính bazơ yếu, như NaHCO3.
b) Hãy cho biết:
1. Dung dịch nào có phản ứng với Mg, với NaOH.
2. Dung dịch nào có phản ứng với dung dịch HCl.
3. Những dung dịch nào trộn với nhau từng đôi một sẽ xảy ra phản ứng hoá học.
-
Bài tập 8.5 trang 10 SBT Hóa học 9
3,04 gam hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được 4,15 gam các muối clorua.
a) Viết các phương trình hoá học.
b) Tính khối lượng của mỗi hiđroxit trong hỗn hợp ban đầu.
-
Bài tập 8.6 trang 10 SBT Hóa học 9
Cho 10 gam CaCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư.
a) Tính thể tích khí CO2 thu được ở đktc
b) Dẫn khí CO2 thu được ở trên vào lọ đựng 50 gam dung dịch NaOH 40%. Hãy tính khối lượng muối cacbonat thu được.
-
Bài tập 8.7 trang 10 SBT Hóa học 9
Cho m gam hỗn hợp gồm Mg(OH)2, Cu(OH)2, NaOH tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch HCl 1M và tạo thành 24,1 gam muối clorua. Hãy tính m.