Hướng dẫn giải bài tập SGK chương trình Hóa học 8 Bài 16 Phương trình hóa học giúp các em học sinh rèn luyện kĩ năng lập phương trình hoá học khi biết các chất phản ứng (tham gia) và sản phẩm; Xác định được ý nghĩa của một số phương trình hoá học cụ thể.
-
Bài tập 1 trang 58 SGK Hóa học 8
a) Phương trình hóa học biểu diễn gì, gồm công thức hóa học của những chất nào?
b) Sơ đồ của phản ứng khác với phương trình hóa học của phản ứng ở điểm nào?
c) Nêu ý nghĩa của phương trình hóa học?
-
Bài tập 2 trang 58 SGK Hóa học 8
Cho sơ đồ của các phản ứng sau:
a) Na + O2 → Na2O.
b) P2O5 + H2O → H3PO4.
Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất phản ứng.
-
Bài tập 3 trang 58 SGK Hóa học 8
Yêu cầu làm như bài tập 2 theo sơ đồ của các phản ứng sau:
a) HgO → Hg + O2.
b) Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O
-
Bài tập 4 trang 58 SGK Hóa học 8
Cho sơ đồ phản ứng sau:
Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + NaCl.
a) Lập phương trình hóa học của phản ứng.
b) Cho biết tỉ lệ số phân tử của 4 cặp chất trong phản ứng (tùy chọn).
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 5 trang 58 SGK Hóa học 8
Biết rằng kim loại magie Mg tác dụng với axit sunfuric H2SO4 tạo ra khí hiđro H2 và chất magie sunfat MgSO4.
a) Lập phương trình hóa học của phản ứng.
b) Cho biết tỉ lệ số nguyên tử magie lần lượt với số phân tử của ba chất khác trong phản ứng.
-
Bài tập 6 trang 58 SGK Hóa học 8
Biết rằng photpho đỏ P tác dụng với khí oxi tạo hợp chất P2O5.
a) Lập phương trình hóa học của phản ứng.
b) Cho biết tỉ lệ số nguyên tử P lần lượt với số phân tử của hai chất khác trong phản ứng.
-
Bài tập 7 trang 58 SGK Hóa học 8
Hãy chọn hệ số và công thức hóa học và thích hợp đặt vào những chỗ có dấu hỏi trong các phương trình hóa học sau (chép vào vở bài tập)
a) Cu + ? → 2CuO
b) Zn + ?HCl → ZnCl2 + H2
c) CaO + ?HNO3 → Ca(NO3)2 + ?
-
Bài tập 16.1 trang 21 SBT Hóa học 8
Chép vào vở bài tập các câu sau đây với đầy đủ các từ và cụm từ thích hợp:
"Phản ứng hóa học được biểu diễn bằng ..., trong đó ghi công thức hóa học của các ... và ... Trước mỗi công thức hóa học có thể có ...(trừ khi bằng 1 thì không ghi) để cho số ... của mỗi ... đều bằng nhau.
Từ ... rút ra được tỉ lệ số ..., số ... của các chất trong phản ứng ... này bằng đúng ... trước công thức hóa học của các ... tương ứng".
-
Bài tập 16.2 trang 22 SBT Hóa học 8
Cho sơ đồ của phản ứng sau:
a) Cr + O2 → Cr2O3
b) Fe + Br2 → FeBr2
Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng.
-
Bài tập 16.3 trang 22 SBT Hóa học 8
Yêu cầu làm như bài tập 16.2, theo sơ đồ của phản ứng sau:
a) KClO3 → KCl + O2
b) NaNO3 → NaNO2 + O2
-
Bài tập 16.4 trang 22 SBT Hóa học 8
Cho sơ đồ của phản ứng sau:
Al + CuO → Al2O3 + Cu
a) Lập phương trình hóa học của phản ứng.
b) Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của bốn cặp chất trong phản ứng, tùy chọn.
-
Bài tập 16.5 trang 22 SBT Hóa học 8
Yêu cầu như bài 16.4, theo sơ đồ của các phản ứng sau:
BaCl3 + AgNO3 → AgCl + Ba(NO3)2
-
Bài tập 16.6 trang 22 SBT Hóa học 8
Biết rằng chất natri hidroxit NaOH tác dụng với axit sunfuric H2SO4 tạo ra chất natri sunfat Na2SO4 và nước.
a) Lập phương trình hóa học của phản ứng.
b) Cho biết tỉ lệ số phân tử NaOH lần lượt với số phân tử của ba chất khác trong phản ứng.
-
Bài tập 16.7 trang 22 SBT Hóa học 8
Hãy chọn hệ số và công thức hóa học thích hợp đặt vào chỗ có dấu hỏi trong các phương trình hóa học sau:
a) ?Al(OH)3 → ? + 3H2O
b) Fe + ?AgNO3 → ? + 2Ag
c) ?NaOH + ? → Fe(OH)3 + ?NaCl
-
Bài tập 16.8 trang 22 SBT Hóa học 8
Biết rằng, kim loại nhôm tác dụng với axit sunfuric H2SO4 tạo ra chat nhôm sunfat Al2(SO4)3 và khí hidro.
a) Viết chương trình hóa học của phản ứng. Hiểu như thế nào về tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng?
b) Nếu có 6,02.1023 nguyên tử Al sẽ tác dụng được với bao nhiêu phân tử H2SO4 tạo ra bao nhiêu phân tử Al2(SO4)3 và bao nhiêu phân tử H2?
c) Cũng câu hỏi như trên, nếu có 3,01.1023 nguyên tử Al.