OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Hoá học 8 Bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng


Khi đốt 1Kg than thì lượng sản phẩm tạo thành có bằng 1Kg hay không? Nếu bằng mắt thường các em sẽ thấy rằng chúng không bằng nhau. Nhưng theo cơ sở khoa học thì người ta đã chứng minh bằng nhau. Như vậy chứng minh bằng cách nào? Tiết học này các em sẽ cùng nhau tìm hiểu về Định luật bảo toàn khối lượng.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Thí nghiệm

Phản ứng hóa học trong cốc trên đĩa cân

Hình 1: Phản ứng hóa học trong Cốc trên đĩa cân

1.1.1. Cách tiến hành

  • Bước 1: Đặt 2 cốc chứa dd BaCl2 và Na2SO4 lên 1 đĩa cân
  • Bước 2: Đặt các quả cân lên đĩa cân còn lại.
  • Bước 3: Đổ cốc đựng dd BaCl2 vào cốc đựng dd Na2SO4.

1.1.2. Nhận xét

  • Kim cân ở vị trí thăng bằng.

1.1.3. Kết luận

  • Có chất rắn màu trắng xuất hiện gCó phản ứng hóa học xảy ra.

  • Kim cân ở vị trí cân bằng.

1.2. Định luật

  • Trong 1 phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.

  • Giả sử:

    • Phương trình chữ:  A  +   B  →   C  +  D

    • Biểu thức: mA  + mB = mC + mD

  • Đặc điểm:

    • Trong phản ứng hóa học liên kết giữa các nguyên tử bị thay đổi.

    • Trong phản ứng hóa học số nguyên tử của mỗi nguyên tố được bảo toàn.

  • Kết luận: trong phản ứng hóa học tuy có sự tạo thành chất mới nhưng nguyên tử khối của các chất không đổi mà chỉ có liên kết giữa các nguyên tử bị thay đổi.

1.3. Áp dụng

m BariClorua  +  m NatriSunfat  = m NatriClorua + m BariSunfat

Trong công thức này, nếu biết khối lượng của 3 chất thì ta tính được khối lượng của chất còn lại.

Gọi a, b, c lần lượt là khối lượng của Bariclorua, natrisunfat và natriclorua. Và x là số mol của Barisunfat.

Ta có: a + b = c + x

Rút giá trị x = a + b - c

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1:

Đốt cháy hoàn toàn 3,1 g P trong không khí, thu được 7,1 g Điphotphopentaoxit (P2O5).

a.Viết phương trình chữ của phản ứng.

b.Tính khối lượng của oxi đã phản ứng.

Hướng dẫn:

a. Phương trình chữ:               

photpho+oxi điphotphopentaoxit

b. Theo ĐL BTKL ta có:

m photpho + m oxi = m điphotphopentaoxit

⇒ 3,1 + m oxi   =  7,1

⇒ m oxi   =  7,1  - 3,1 = 4 g 

Bài 2:

Nung đá vôi (CaCO3) người ta thu được 112 kg Canxioxit (CaO) và 88 kg khí Cacbonic.

a. Hãy viết phương trình chữ.

b. Tính khối lượng của đá vôi cần dùng.

Hướng dẫn:

a. Phương trình chữ:          

Đá vôi   canxioxit  + khí cacbonic

b. Theo ĐL BTKL ta có:

m Đá vôi  = m canxioxit + m khí cacbonic

⇒ m Đá vôi  = 112 + 88 = 200 kg

ADMICRO

3. Luyện tập Bài 15 Hóa học 8

Sau bài học cần nắm:

  • Quan sát thí nghiệm cụ thể, nhận xét, rút ra được kết luận về sự bảo toàn khối lượng các chất trong phản ứng hoá học
  • Viết được biểu thức liên hệ giữa khối lượng các chất trong một số phản ứng cụ thể

3.1. Trắc nghiệm

Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 15 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 8 Bài 15.

Bài tập 1 trang 54 SGK Hóa học 8

Bài tập 2 trang 54 SGK Hóa học 8

Bài tập 3 trang 54 SGK Hóa học 8

Bài tập 15.1 trang 20 SBT Hóa học 8

Bài tập 15.2 trang 20 SBT Hóa học 8

Bài tập 15.3 trang 20 SBT Hóa học 8

Bài tập 15.4 trang 20 SBT Hóa học 8

Bài tập 15.5 trang 21 SBT Hóa học 8

Bài tập 15.6 trang 21 SBT Hóa học 8

Bài tập 15.7 trang 21 SBT Hóa học 8

4. Hỏi đáp về Bài 15 chương 2 Hóa học 8

Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.

NONE
OFF