OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Hoá học 8 Bài 12: Sự biến đổi chất


Nội dung bài học Sự biến đổi chất tìm hiểu về Hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học. Hiện tượng vật lí là hiện tượng trong đó không có sự biến đổi chất này thành chất khác; Hiện tượng hoá học là hiện tượng trong đó có sự biến đổi chất này thành chất khác.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hiện tượng vật lí

  • Khái niệm: Hiện tượng vật lí là hiện tượng chất biến đổi về trạng thái,… mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
  • Quan sát 1:

Quá trình từ Rắn thành lỏng rồi khí của nước

Hình 1: Quá trình từ Rắn thành lỏng rồi khí của nước

  • Nhận xét:  Hình vẽ đó thể hiện quá trình biến đổi:  Nước(rắn) \(\leftrightarrows\)  Nước (lỏng)  \(\leftrightarrows\)  Nước(hơi)

  • Quan sát 2:

  • Nhận xét: Hòa tan muối ăn dạng hạt vào nước, sau đó nung nóng dung dịch muối ăn cho đến khi nước bay hơi hết, ta lại thu lại được muối ở dạng rắn.

  • ​Kết luận: Trong quá trình trên có sự thay đổi về trạng thái nhưng không có sự thay đổi về chất.

1.2. Hiện tượng hóa học

  • Khái niệm: Hiện tượng hóa học là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác.

1.2.1. Thí nghiệm 1

Cách tiến hành

Trộn đều một lượng bột lưu huỳnh và một lượng vừa đủ bột sắt, được hỗn hợp hai chất. Chia hỗn hợp thành hai phần

Hiện tượng

Giải thích hiện tượng

Phần 1: Đưa nam châm lại gần.

Sắt bị nam châm hút. 

Sắt  và lưu huỳnh vẫn giữ nguyên trong hỗn hợp.

→ nam châm hút sắt.

Phần 2: Đổ vào một ống nghiệm, đun nóng mạnh đáy ống một lát rồi ngừng đun.

 Lấy chất  trong ống nghiệm ra, rồi đưa nam châm lại gần.

  • Hỗn hợp tự nóng sáng lên và chuyển dần thành chất rắn màu xám.
  • Chất  màu xám trong ống nghiệm không bị nam  châm hút.
  • Khi đun nóng, lưu huỳnh đã tác dụng với sắt, biến đổi thành chất mới màu xám. 
  • Chất rắn màu xám không còn tính chất của lưu huỳnh và sắt nên không bị nam châm hút, đó là hợp chất sắt (II) sunfua.

1.2.2. Thí nghiệm 2

Cách tiến hành

Hiện tượng

Giải thích hiện tượng

Lấy  đường vào hai ống nghiệm (1) và (2). Đun nóng đáy ống nghiệm (2).

Đường trắng chuyển dần thành chất màu đen là than, đồng thời có những giọt nước ngưng tụ trên thành ống nghiệm.

Khi bị đun nóng đường phân hủy, biến đổi thành hai chất là than và nước.

1.3. Tổng kết

Sơ đồ tư duy bài Sự biến đổi chất 

Hình 1: Sơ đồ tư duy Sự biến đổi chất

ADMICRO
ADMICRO

3. Luyện tập Bài 12 Hóa học 8

Sau bài học cần nắm:

  • Hiện tượng vật lí là hiện tượng trong đó không có sự biến đổi chất này thành chất khác
  • Hiện tượng hoá học là hiện tượng trong đó có sự biến đổi chất này thành chất khác.

3.1. Trắc nghiệm

Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 12 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 8 Bài 12.

Bài tập 1 trang 47 SGK Hóa học 8

Bài tập 2 trang 47 SGK Hóa học 8

Bài tập 3 trang 47 SGK Hóa học 8

Bài tập 12.3 trang 17 SBT Hóa học 8

Bài tập 12.1 trang 17 SBT Hóa học 8

Bài tập 12.2 trang 17 SBT Hóa học 8

Bài tập 12.4 trang 17 SBT Hóa học 8

4. Hỏi đáp về Bài 12 chương 2 Hóa học 8

Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.

NONE
OFF