Bài tập 5 trang 213 SGK Hóa học 12 nâng cao
a. Cho một ít bột sắt vào dung dịch đồng (II) sunfat. nhận thấy màu xanh của dung dịch nhạt dần. Nhưng cho một ít bột đồng vào dung dịch sắt (III) sunfat nhận thấy màu vàng nâu của dung dịch nhạt dần và sau đó lại có màu xanh. Hãy giải thích hiện tượng và viết các phương trình hóa học.
b. Điện phân dung dịch đồng (II) sunfat bằng điện cực trơ (graphit) nhận thấy màu xanh của dung dịch nhạt dần cho đến không màu. Nhưng thay các điện cực graphit bằng các điện cực đồng, nhận thấy màu xanh của dung dịch hầu như không thay đổi. Hãy giải thích hiện tượng và viết các phương trình hóa học.
Hướng dẫn giải chi tiết bài 5
Câu a:
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Màu xanh nhạt dần do lượng CuSO4 giảm dần trong quá trình phàn ứng.
Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4
Màu nâu màu xanh
Màu nâu nhạt dần (Fe2(SO4)3 giảm dần) và màu xanh xuất hiện do CuSO4 sinh ra
Câu b:
* Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ
Catot
Cu2+ + 2e → Cu
Anot
2H2O → O2 + 4H+ + 4e
Phương trình 2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + O2 + 2H2SO4
Màu xanh nhạt dần đến không màu (CuSO4 bị điện phân hết)
* Điện phân dung dịch CuSO4 với anot đồng
Catot
Cu2+ + 2e → Cu
Anot
Cu → 2e + Cu2+
Xảy ra hiện tượng anot tan :
Phương trình : Cuanot + Cu2+ dd → Cu2+ dd + Cucatot
Nồng độ Cu2+ không thay đổi nên màu của dung dịch không đổi
-- Mod Hóa Học 12 HỌC247
Bài tập SGK khác
Bài tập 3 trang 213 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 4 trang 213 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 6 trang 213 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 7 trang 213 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 35.1 trang 83 SBT Hóa học 12
Bài tập 35.2 trang 83 SBT Hóa học 12
Bài tập 35.3 trang 84 SBT Hóa học 12
Bài tập 35.4 trang 84 SBT Hóa học 12
Bài tập 35.5 trang 84 SBT Hóa học 12
Bài tập 35.6 trang 84 SBT Hóa học 12
Bài tập 35.7 trang 84 SBT Hóa học 12
Bài tập 35.8 trang 85 SBT Hóa học 12
Bài tập 35.9 trang 85 SBT Hóa học 12
Bài tập 35.10 trang 85 SBT Hóa học 12
Bài tập 35.11 trang 85 SBT Hóa học 12
Bài tập 35.12 trang 85 SBT Hóa học 12
Bài tập 35.13 trang 85 SBT Hóa học 12
Bài tập 35.14 trang 86 SBT Hóa học 12
Bài tập 35.15 trang 86 SBT Hóa học 12
Bài tập 35.16 trang 86 SBT Hóa học 12
Bài tập 35.17 trang 86 SBT Hóa học 12
Bài tập 35.18 trang 86 SBT Hóa học 12
Bài tập 35.19 trang 86 SBT Hóa học 12
-
Giải thích hiện tượng: Nhúng một bản đồng mỏng vào cốc đựng dung dịch \(H_2SO_4\) loãng, ta không thấy có hiện tượng gì xảy ra. Để cốc này ngoài không khí một thời gian, dung dịch trong cốc dần dần chuyển sang màu xanh?
bởi cuc trang 23/02/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Gỉ đồng là gì?
bởi Lam Van 22/02/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính %Fe và %Cu biết cho 3,04 gam hỗn hợp bột Fe và Cu vào \(HNO_3\) loãng thu được 0,896 lít khí NO (đktc)?
bởi thủy tiên 23/02/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cu phản ứng được với bao nhiêu chất trong dãy: HCl (1), \(HNO_3 (2), AgNO_3 (3), Fe(NO_3)_2 (4), Fe(NO_3)_3 (5), Na_2S (6)\)
bởi My Le 23/02/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Cho m gam Fe và Al ở dạng bột vào 200ml dd \(CuSO_4\) 0,525M thu được 7,84g chất rắn A gồm 2 kim loại và dung dịch B. Để hòa tan hoàn toàn chất rắn A cần dùng ít nhất bao nhiêu ml dd \(HNO_3\) 2M, biết rằng phản ứng sinh ra sản phẩm khử duy nhất là NO?
bởi Kieu Oanh 22/02/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho bao nhiêu gam Mg vào 1 lít \(Cu(NO_3)_2\) 0,1M và \(Fe(NO_3)_2\) 0,1M thu được 9,2 gam chất rắn và dung dịch B?
bởi Phạm Khánh Ngọc 23/02/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời