Nội dung bài học đem đến cái nhìn tổng quan về một số kim loại như Niken, kẽm, chì, thiếc. Học sinh sẽ nắm bắt được vị trí, tính chất và ứng dụng của các kim loại cũng như hợp chất của chúng.
Tóm tắt lý thuyết
Kiến thức cần nắm:
Đặc điểm | Niken (Ni) | Kẽm (Zn) | Chì (Pb) | Thiếc (Sn) |
Vị trí |
+ Ô số: 28 + Nhóm: VIII B + Chu kì: 4 |
+ Ô số: 30 + Nhóm: II B + Chu kì: 4 |
+ Ô số: 82 + Nhóm: IV A + Chu kì: 6 |
+ Ô số: 50 + Nhóm: IV A + Chu kì: 5 |
Tính chất vật lí | Ni là kim loại có màu trắng bạc, rất cứng, khối lượng riêng lớn |
+ Zn là kim loại có màu lam nhạt, khối lượng riêng lớn, giòn ở nhiệt độ thường + Zn ở trạng thái rắn và các hợp chất của Zn không độc. Riêng hơi của ZnO rất độc. |
+Pb là kim loại có màu trắng hơi xanh, khối lượng riêng lớn, mềm. +Pb và các hợp chất của Pb đều rất độc. |
+ Sn là kim loại có màu trắng bạc ở điều kiện thường, khối lượng riêng lớn, mềm. + Sn có hai dạng thù hình là Sn trắng và Sn xám. |
Tính chất hóa học |
Ni là kim loại có tính khử yếu hơn sắt, tác dụng với nhiều đơn chất và hợp chất (không tác dụng với hiđro) \(2Ni+O_{2}\overset{500^{0}}{\rightarrow}2NiO\) \(Ni+Cl_{2}\overset{t^{0}}{\rightarrow}NiCl_{2}\) |
Zn là kim loại hoạt động và có tính khử mạnh hơn sắt, tác dụng với nhiều đơn chất và hợp chất. \(Zn +O_{2}\overset{t^{0}}{\rightarrow}ZnO\) \(Zn +S\overset{t^{0}}{\rightarrow}ZnS\) |
Pb tác dụng với oxi và lưu huỳnh: \(Pb+O_{2}\overset{t^{0}}{\rightarrow}2PbO\) \(Pb+S\overset{t^{0}}{\rightarrow}2PbS\) |
Sn tác dụng với oxi và axit HCl loãng: \(Sn+O_{2}\overset{t^{0}}{\rightarrow}SnO_{2}\) \(Sn+2HCl\overset{t^{0}}{\rightarrow}SnCl_{2}+H_{2}\uparrow\) |
Ứng dụng |
+ Luyện kim + Mạ sắt để chống gỉ + Chất xúc tác |
+ Mạ hoặc tráng lên sắt để chống gỉ. + ZnO dùng làm thuốc giảm đau |
+ Bản cực ắc quy + Đầu đạn + Vỏ dây cáp + Thiết bị bảo vệ khỏi các tia phóng xạ. |
+ Phủ lên bề mặt Sắt để chống gỉ. + Hợp kim + Làm men trong công nghiệp Gốm sứ, |
Bài tập minh họa
3.1. Bài tập Niken, kẽm, chì, thiếc - Cơ bản
Bài 1:
Trong hỗn hợp X gồm Fe2O3; ZnO; Cu tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y và phần không tan Z. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH loãng dư thu được lượng kết tủa gồm:
Hướng dẫn:
X + HCl vẫn có kim loại dư ⇒ đó là Cu
⇒ Xảy ra phản ứng: 2Fe3+ + Cu → 2Fe2+ + Cu2+ (Fe3+ hết)
⇒ Y gồm: Fe2+; Zn2+; Cu2+
Y + NaOH dư thì Zn(OH)2 tan ⇒ kết tủa gồm: Fe(OH)2; Cu(OH)2
Bài 2:
Cho a mol Mg và b mol Zn vào dung dịch chứa c mol Cu2+ và d mol Ag+. Sau khi phản ứng hoàn toàn dung dịch thu được có chứa hai ion kim loại. Cho biết \(a > \frac{d}{2}\). Tìm điều kiện của b theo a, c, d để được kết quả này?
Hướng dẫn:
Cặp phản ứng với nhau trước hết là Mg và Ag+, do đó chắc chắn tồn tại ion Mg2+. Nếu ion còn lại là Cu2+ mâu thuẫn do Zn vẫn dư thì Cu2+ phải hết.
⇒ Hai ion trong dung dịch là Mg2+ và Zn2+. Phản ứng xảy ra tới khi hết Ag+; Cu2+.
⇒ Riêng Mg sẽ bị dư Ag+, Cu2+… 2a < 2c + d.
Cả Mg và Zn phản ứng sẽ dư kim loại: 2a + 2b ≥ 2c + d ⇒ b ≥ c – a + \(\frac{d}{2}\).
Bài 3:
Cho m g hỗn hợp bột X gồm 3 kim loại Zn; Cr; Sn có số mol bằng nhau tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl loãng nóng thu được dung dịch Y và khí H2. Cô cạn dụng dịch Y thu được 8,98 g muối khan. Nếu cho m g hỗn hợp X tác dụng với O2 dư thì tạo hỗn hợp 3 oxit thì thể tích khí O2 đktc phản ứng là:
Hướng dẫn:
Đặt số mol mỗi chất trong X là x mol.
⇒ X + HCl loãng nóng ⇒ tạo tất cả các muối hóa trị II: ZnCl2; CrCl2; SnCl2.
⇒ 8,98 = 449x ⇒ x = 0,02 mol.
Khi phản ứng với Oxi tạo sản phẩm ZnO; Cr2O3; SnO2.
Bảo toàn oxi ⇒ n\(\tiny O_2\) = 0,5x + 0,75x + x = 0,045 mol
⇒ V\(\tiny O_2\) = 1,008 lít
3.2. Bài tập Niken, kẽm, chì, thiếc - Nâng cao
Bài 1:
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm Sn và một kim loại R (có hóa trị không đổi) trong lượng dư dung dịch HCl, thu được 5,04 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa 36,27 gam muối. Mặt khác, để đốt cháy cũng m gam hỗn hợp E cần vừa đủ 3,696 lít O2 (đktc). Kim loại R là:
Hướng dẫn:
Gọi hóa trị của R là n và số mol Sn và R lần lượt là a và b mol
+/ Khi phản ứng với HCl:
Sn + HCl → SnCl2 + H2
R + nHCl → RCln + 0,5nH2
+/ Khi đốt trong oxi:
Sn + O2 → SnO2
2R + 0,5nO2 → R2On
⇒ Ta có: \(n_{H_2} = a + 0,5nb = 0,225\ mol\)
Và \(n_{O_2} = a + 0,25nb = 0,165\ mol\)
⇒ a = 0,105 mol; nb = 0,24 mol
Có mmuối \(= 0,105 \times 190 + \frac{0,24}{n}\times (R + 35,5n) = 36,27\)
⇒ R = 32,5n
⇒ Cặp n = 2; R = 65 (Zn) thỏa mãn
4. Luyện tập Bài 36 Hóa học 12
Sau bài học cần nắm: vị trí, tính chất và ứng dụng của các kim loại cũng như hợp chất của chúng.
4.1. Trắc nghiệm
Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hoá học 12 Bài 36 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.
-
- A. Au3+ và Zn2+.
- B. Ag+ và Zn2+.
- C. Ni2+ và Sn2+.
- D. Pb2+ và Ni2+.
-
- A. Chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp điện hóa.
- B. Chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp cách li kim loại với môi trường.
- C. Vỏ tàu được chắc hơn.
- D. Chống ăn mòn bằng cách dùng chất chống ăn mòn.
-
- A. Ca(OH)2.
- B. NaCl.
- C. HCl.
- D. KOH.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
4.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hoá học 12 Bài 36.
Bài tập 1 trang 163 SGK Hóa học 12
Bài tập 2 trang 163 SGK Hóa học 12
Bài tập 3 trang 163 SGK Hóa học 12
Bài tập 4 trang 163 SGK Hóa học 12
Bài tập 5 trang 163 SGK Hóa học 12
Bài tập 1 trang 218 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 2 trang 219 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 3 trang 219 SGK Hóa học 12 nâng cao
Bài tập 4 trang 219 SGK Hóa học 12 nâng cao
Bài tập 5 trang 219 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 6 trang 219 SGK Hóa học 12 nâng cao
Bài tập 7 trang 219 SGK Hóa học 12 nâng cao
Bài tập 8 trang 219 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 9 trang 219 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 36.1 trang 87 SBT Hóa học 12
Bài tập 36.2 trang 87 SBT Hóa học 12
Bài tập 36.3 trang 88 SBT Hóa học 12
Bài tập 36.4 trang 88 SBT Hóa học 12
Bài tập 36.5 trang 88 SBT Hóa học 12
Bài tập 36.6 trang 88 SBT Hóa học 12
Bài tập 36.7 trang 88 SBT Hóa học 12
Bài tập 36.8 trang 89 SBT Hóa học 12
Bài tập 36.9 trang 89 SBT Hóa học 12
Bài tập 36.10 trang 89 SBT Hóa học 12
Bài tập 36.11 trang 89 SBT Hóa học 12
Bài tập 36.12 trang 89 SBT Hóa học 12
Bài tập 36.13 trang 89 SBT Hóa học 12
Bài tập 36.14 trang 89 SBT Hóa học 12
Bài tập 36.15 trang 89 SBT Hóa học 12
5. Hỏi đáp về Bài 36 Chương 7 Hoá học 12
Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.