Nội dung bài học tìm hiểu về Peptit , protein, enzim, axit nucleic và vai trò của chúng trong cơ thể sinh vật. Truyền tải kiến thức về cấu tạo và tính chất của Protein.
Tóm tắt lý thuyết
2.1. Peptit
a. Khái niệm peptit
- Peptit: là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc \(\alpha\)-amino axit liên kết với nhau bằng các liên kết peptit.
- Liên kết peptit: Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị \(\alpha\)-amino axit.
- Danh pháp
+ Ghép các tên gốc axyl của \(\alpha\)-amino axit, bắt đàu từ N rồi kết thúc bằng tên của \(\alpha\)-amino axit đầu C giữ nguyên
+ Ghép các tên viết tắt của \(\alpha\)-amino axit (tên thường). Ví dụ: Gly-Ala-Val
b. Tính chất hóa học của peptit
- Phản ứng thủy phân: Peptit có thể bị thủy phân hoàn toàn thành các \(\alpha\)-amino axit nhờ xúc tác axit hoặc bazơ.
- Phản ứng màu Biure: Trong môi trường kiềm, Peptit tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.
2.2. Protein
a. Khái niệm và cấu tạo phân tử protein
- Khái niệm: Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.
- Protein được tạo bởi nhiều gốc \(\alpha\)-amino axit nối với nhau bằng liên kết peptit, nhưng phân tử protein lớn hơn và phức tạp hơn.
b. Tính chất vật lí của protein
Sự đông tụ và kết tủa Protein xảy ra khi cho axit, bazơ hoặc một số muối vào dung dịch Protein.
c. Tính chất hóa học của protein
Tương tự peptit, Protein cũng bị thủy phân nhờ xúc tác axit, bazơ và enzim; phản ứng màu Biure với Cu(OH)2 tạo sản phẩm có màu tím đặc trưng.
2.3. Khái niệm về enzim và axit nucleic
a. Enzim
- Khái niệm: Enzim là những chất hầu hết có bản chất Protein, có khả năng xúc tác cho các quá trình hóa học đặc biệt trong cơ thể sinh vật.
- Đặc điểm của xúc tác enzim: Có tính chọn lọc cao và tốc độ phản ứng rất lớn.
b. Axit nucleic
- Axit nucleic có trong protein phức tạp trong nhân và nguyên sinh chất tế bào: nucleoprotein
- Vai trò: Axit nucleic có vai trò quan trọng bậc nhất trong các hoạt động sống của cơ thể như sự tổng hợp Protein, sự chuyển các thông tin di truyền.
Bài tập minh họa
3.1. Bài tập Peptit, Protein - Cơ bản
Bài 1:
Cho các chất sau : Ala – Ala – Gly ; Ala – Gly ; Gly – Ala – Phe – Phe – Gly ; Phe – Ala – Gly; Gly – Phe. Những chất có phản ứng màu biure là
Hướng dẫn:
Các peptit có phản ứng màu biure phải có ít nhất 2 liên kết peptit.
Vậy có 3 peptit thỏa mãn: Ala – Ala – Gly; Gly – Ala – Phe – Phe – Gly; Phe – Ala – Gly
Bài 2:
Nếu thuỷ phân không hoàn toàn pentapeptit Gly-Ala-Gly-Ala-Gly thì thu được tối đa bao nhiêu đipeptit khác nhau?
Hướng dẫn:
Gly-Ala-Gly-Ala
Gly- Ala & Ala-Gly
Bài 3:
Cho các chất sau đây:
H2N–CH2–CO–NH–CH2–CO–NH–CH2–COOH (X)
H2N–CH2–CO–NH–CH(CH3)– COOH (Y)
H2N–CH2–CH2–CO–NH–CH2–CH2–COOH (Z)
H2N–CH2–CH2–CO–NH–CH2–COOH (T)
H2N–CH2–CO–HN–CH2–CO–NH–CH(CH3)–COOH (U).
Những chất nào thuộc loại đipepit?
Hướng dẫn:
Đipeptit cấu thành từ 2 α-amino axit
⇒ chỉ có chất Y thỏa mãn
3.2. Bài tập Peptit, Protein - Nâng cao
Bài 1:
Đun nóng 14,6 gam Gly-Ala với lượng dư dung dịch NaOH. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị m là
Hướng dẫn:
\({n_{GlyNa}} = {n_{AlaNa}} = {n_{Gly - Ala}} = \frac{{14,6}}{{146}} = 0,1\,mol\)
\(\Rightarrow {m_{muoi}} = 97{n_{GlyNa}} + 111{n_{AlaNa}} = 20,8(gam)\)
Bài 2:
X là một hexapeptit được tạo từ một α-aminoaxit Y chứa 1 nhóm - NH2 và một nhóm -COOH. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch KOH 2M, thu được 76,2 gam muối. Phân tử khối của X, Y lần lượt có giá trị là:
Hướng dẫn:
Đặt My = x ⇒ MX = 6x – 5 × 18 = 6x – 90
Ta có nKOH = (số liên kết peptit + 1) × nX = 0,6 mol
⇒ nX = 0,1 mol = nnước tạo thành
⇒ Bảo toàn khối lượng: m = 44,4g
⇒ MX = 444 = 6x – 90
⇒ x = 89 = MY
4. Luyện tập Bài 11 Hóa học 12
Sau bài học cần nắm:
- Peptit , protein, enzim, axit nucleic và vai trò của chúng trong cơ thể sinh vật.
- Cấu tạo và tính chất của Protein.
4.1. Trắc nghiệm
Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.
-
- A. Anbumin.
- B. Glucozơ.
- C. Glyxyl alanin.
- D. Axit axetic.
-
- A. Là thành phần tạo nên chất dẻo
- B. Là thành phần cấu tạo nên tế bào
- C. Là cơ sở tạo nên sự sống
- D. Là dinh dưỡng trong thức ăn của người và động vật
-
- A. Glyxylalanyl.
- B. Glyxylalanin.
- C. Alanylglixyl.
- D. Alanylglixin.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
4.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 12 Bài 11.
Bài tập 1 trang 55 SGK Hóa học 12
Bài tập 2 trang 55 SGK Hóa học 12
Bài tập 3 trang 55 SGK Hóa học 12
Bài tập 4 trang 55 SGK Hóa học 12
Bài tập 5 trang 55 SGK Hóa học 12
Bài tập 6 trang 55 SGK Hóa học 12
Bài tập 1 trang 75 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 2 trang 75 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 3 trang 75 SGK Hóa 12 nâng cao
Bài tập 4 trang 75 SGK Hóa 12 nâng cao
Bài tập 5 trang 75 SGK Hóa 12 nâng cao
Bài tập 6 trang 75 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 7 trang 75 SGK Hóa 12 nâng cao
Bài tập 8 trang 75 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 9 trang 75 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 10 trang 75 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 11.1 trang 21 SBT Hóa học 12
Bài tập 11.2 trang 21 SBT Hóa học 12
Bài tập 11.3 trang 22 SBT Hóa học 12
Bài tập 11.4 trang 22 SBT Hóa học 12
Bài tập 11.5 trang 22 SBT Hóa học 12
Bài tập 11.6 trang 22 SBT Hóa học 12
Bài tập 11.7 trang 22 SBT Hóa học 12
Bài tập 11.8 trang 22 SBT Hóa học 12
Bài tập 11.9 trang 22 SBT Hóa học 12
Bài tập 11.10 trang 23 SBT Hóa học 12
Bài tập 11.11 trang 23 SBT Hóa học 12
Bài tập 11.12 trang 23 SBT Hóa học 12
Bài tập 11.13 trang 23 SBT Hóa học 12
Bài tập 11.14 trang 23 SBT Hóa học 12
Bài tập 11.15 trang 23 SBT Hóa học 12
5. Hỏi đáp về Bài 11 Chương 3 Hoá học 12
Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.