OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Hóa học 10 Chân trời sáng tạo Ôn tập chương 4


Nội dung bài học Ôn tập chương 4 môn Hóa học 10 chương trình SGK Chân trời sáng tạo được HOC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây để có cái nhìn tổng quan hơn về phản ứng oxi hóa - khử cũng như một số dạng bài tập cơ bản có liên quan. Mời các em học sinh cùng theo dõi nội dung chi tiết.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Phản ứng oxi hóa - khử

- Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng hoá học, trong đó có sự chuyển dịch electron giữa các chất phản ứng hay có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tử trong phân tử.

- Quá trình oxi hoá (sự oxi hoá) là quá trình nhường electron. Quá trình khử (sự khử) là quá trình nhận electron.

- Chất khử (chất bị oxi hóa) là chất nhường electron. Chất oxi hóa (chất bị khử) là chất nhận electron.

1.2. Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa khử 

Nguyên tắc của phương pháp: Tổng số electron chất khử nhường = Tổng số electron chất oxi hoá nhận.

- Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tố để tìm chất oxi hoá và chất khử.

- Bước 2: Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình.

- Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất oxh và chất khử sao cho tổng số electron cho bằng tổng số electron nhận.

- Bước 4: Đặt hệ số của các chất oxh và khử vào sơ đồ phản ứng, từ đó tính ra hệ số các chất khác. Kiểm tra cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố và cân bằng điện tích hai vế để hoàn thành PTHH

1.3. Ý nghĩa của phản ứng oxi hóa - khử

- Một số phản ứng oxi hoá - khử quan trọng gắn liền với cuộc sống như sự cháy của than, củi; sự cháy của xăng dầu trong các động cơ đốt trong các quá trình điện phân; các phản ứng xảy ra trong pin, ắc quy, ... 

- Một số phản ứng oxi hoá - khử là cơ sở của quá trình sản xuất trong các ngành công nghiệp nặng, sản xuất các hoá chất cơ bản; sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; dược phẩm; ...

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài 1: Phân biệt chất oxi hóa và sự oxi hóa, chất khử và sự khử. Lấy thí dụ để minh họa.

Hướng dẫn giải

Chất oxi hóa là chất nhận electron.

Sự oxi hóa một chất là làm cho chất đó nhường electron.

Chất khử là chất nhường electron.

Sự khử một chất là sự làm cho chất đó thu electron.

Ví dụ:

\(\mathop {Fe}\limits^0  + \mathop {Cu}\limits^{2 + } S{O_4} \to \mathop {Cu}\limits^0  + \mathop {Fe}\limits^{ + 2} S{O_4}\)

- Nguyên tử Fe nhường electron, là chất khử. Sự nhường electron của Fe được gọi là sự oxi hóa nguyên tử sắt.

- Ion đồng nhận electron, là chất oxi hóa. Sự nhận electron của ion đồng được gọi là sự khử ion đồng.

Bài 2: Dẫn khí SO2 vào 100 mL dung dịch KMnO4 0,02 M đến khi dung dịch vừa mất màu tím. Phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:

SO2 + KMnO4 + H2O " H2SO4 + K2SO4 + MnSO4

a) Lập phương trình hoá học của phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron.

b) Xác định thể tích khí SO2 đã tham gia phản ứng ở điều kiện chuẩn.

Hướng dẫn giải

a) - Bước 1: \(\mathop S\limits^{ + 4} {O_2} + K\mathop {Mn}\limits^{ + 7} {O_4} + {H_2}O \to {H_2}\mathop S\limits^{ + 6} {O_4} + {K_2}S{O_4} + \mathop {Mn}\limits^{ + 2} S{O_4}\)

=> SO2 là chất khử, KMnO4 là chất oxi hóa

- Bước 2:

+ Quá trình oxi hóa: \(\mathop S\limits^{ + 4}  \to \mathop S\limits^{ + 6}  + 2e\)

+ Quá trình khử: \(\mathop {Mn}\limits^{ + 7}  + 5e \to \mathop {Mn}\limits^{ + 2} \)

- Bước 3:

5x

\(\mathop S\limits^{ + 4}  \to \mathop S\limits^{ + 6}  + 2e\)

2x

\(\mathop {Mn}\limits^{ + 7}  + 5e \to \mathop {Mn}\limits^{ + 2} \)

- Bước 4: 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O " 2H2SO4 + K2SO4 + 2MnSO4

b) \({n_{KMn{O_4}}} = 0,1.0,02 = 0,002\)mol

=> Theo phản ứng ta có: \({n_{S{O_2}}} = 0,002.5:2 = 0,005\)mol

=> \({V_{S{O_2}}} = 0,005.24,79 = 0,12395\)(L) = 123,95 (mL)

Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 2,52 g hỗn hợp gồm Mg và Al cần vừa đủ 2,479 L hỗn hợp khí X gồm O2 và Cl2 ở điều kiện chuẩn, thu được 8,84 g chất rắn.

a) Tính phần trăm thể tích mỗi khí trong X

b) Xác định số mol electron các chất khử cho và số mol electron các chất oxi hóa nhận trong quá trình phản ứng.

Hướng dẫn giải:

a) - Bảo toàn khối lượng cho phản ứng ta có: \({m_{hhKL}} + {m_X} = {m_{CR}}\)

=> mX = 8,84 - 2,52 = 6,32 gam

- Đặt \({n_{{O_2}}} = x\) mol; \({n_{C{l_2}}} = y\) mol

- Khối lượng hỗn hợp X là: \({m_X} = 32.x + 71y = 6,32\) (gam) (1)

- Tổng số mol hỗn hợp X là: \({n_X} = x + y = \frac{{2,479}}{{24,79}} = 0,1\) (mol) (2)

- Từ (1) và (2) " x = 0,02 và y = 0,08

" \(\% {V_{{O_2}}} = \frac{{0,02}}{{0,1}}.100\%  = 20\% \) và \(\% {V_{C{l_2}}} = 100\%  - 20\%  = 80\% \)

b)               

\(\begin{array}{l}\mathop {{O_2}}\limits^0 \quad  + \quad 2.2e\quad  \to \quad 2\mathop O\limits^{ - 2} \\0,02 \to \,\,0,08\quad \quad \quad \quad \quad (mol)\end{array}\)          \(\begin{array}{l}\mathop {C{l_2}}\limits^0 \quad  + \quad 2.1e\quad  \to \quad 2\mathop {Cl}\limits^{ - 1} \\0,08\;\;\; \to 0,16\quad \quad \quad \quad \quad (mol)\end{array}\)

- Có \(\sum {{n_{e{\kern 1pt} \,cho}}}  = \sum {{n_{e{\kern 1pt} \,nhan}}}  = 0,08 + 0,16 = 0,24\)(mol)

ADMICRO

Luyện tập Ôn tập chương 4 Hóa học 10 CTST

Sau bài học này, học sinh có thể:

- Nêu được khái niệm, xác định được số oxi hoá và ý nghĩa của phản ứng oxi hoá - khử.

- Lập được phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá - khử bằng phương pháp thăng bằng electron

3.1. Trắc nghiệm Ôn tập chương 4 Hóa học 10 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 10 Chân trời sáng tạo Ôn tập chương 4 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SBT Ôn tập chương 4 Hóa học 10 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 10 Chân trời sáng tạo Ôn tập chương 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài OT4.1 trang 49 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài OT4.2 trang 49 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài OT4.3 trang 49 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài OT4.4 trang 49 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài OT4.5 trang 49 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài OT4.6 trang 49 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài OT4.7 trang 50 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài OT4.8 trang 50 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài OT4.9 trang 50 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài OT4.10 trang 50 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài OT4.11 trang 50 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài OT4.12 trang 50 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài OT4.13 trang 51 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài OT4.14 trang 51 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài OT4.15 trang 51 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Ôn tập chương 4 Hóa học 10 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Hóa học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF