Hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 10 KNTT Bài 7 Bài 7: Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì môn Hóa học lớp 10 KNTT giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Giải câu hỏi 1 trang 40 SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Nguyên tố gallium thuộc nhóm IIIA và nguyên tố selenium thuộc nhóm VIA của bảng tuần hoàn. Viết công thức hóa học của oxide, hydroxide ( ứng với hóa trị cao nhất) của hai nguyên tố trên.
-
Hoạt động 1 trang 41 SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Trong một thí nghiệm, cho lần lượt các oxide Na2O, MgO, P2O5 vào nước, nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng, hiện tượng phản ứng được trình bày trong bảng sau:
Oxide
Hiện tượng
Na2O
Tan hoàn toàn trong nước
Quỳ tím chuyển màu xanh đậm
MgO
Tan một phần trong nước
Quỳ tím chuyển màu xanh nhạt
P2O5
Tan hoàn toàn trong nước
Quỳ tím chuyển màu đỏ
Trả lời câu hỏi:
1. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên.
2. So sánh tính acid - base của các oxide và hydroxide tương ứng
-
Hoạt động 2 trang 41 SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Chuẩn bị: dung dịch Na2CO3; dung dịch HNO3 loãng; ống nghiệm.
Tiến hành:
Thêm từng giọt dung dịch Na2CO3 vào ống nghiệm chứa dung dịch HNO3.
Quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi:
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng
b) Hãy so sánh độ mạnh yếu giữa axit HNO3 và H2CO3
-
Giải câu hỏi 2 trang 42 SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Trong các chất dưới đây, chất nào có tính acid yếu nhất
A. H2SO4
B. HClO4
C. H3PO4
D. H2SiO3
- VIDEOYOMEDIA
-
Giải câu hỏi 3 trang 42 SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Dãy gồm các chất có tính base tăng dần là
A. Al(OH)3, Mg(OH)2, NaOH
B. NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3
C. Mg(OH)2, Al(OH)3, NaOH
D. Al(OH)3, NaOH, Mg(OH)2
-
Giải câu hỏi 4 trang 42 SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Những đại lượng và tính chất nào của nguyên tố hóa học cho dưới dây không biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử?
A. Tính kim loại và phi kim
B. Tính acid – base của các hydroxide
C. Khối lượng nguyên tử.
D. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
-
Giải bài 7.1 trang 18 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
X là nguyên tố nhóm IIIA. Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất của X là
A. XO.
B. XO2.
C. X2O.
D. X2O3.
-
Giải bài 7.2 trang 18 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Cho các oxide sau: Na2O, Al2O3, MgO, SiO2. Thứ tự giảm dần tính base là
A. Na2O > Al2O3 > MgO > SiO2.
B. Al2O3 > SiO2 > MgO > Na2O.
C. Na2O > MgO > Al2O3 > SiO2.
D. MgO > Na2O > Al2O3 > SiO2.
-
Giải bài 7.3 trang 18 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Dãy nào sau đây sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính acid?
A. Cl2O7; Al2O3; SO3; P2O5.
B. Al2O3; P2O5; SO3; Cl2O7.
C. P2O5; SO3; Al2O3; Cl2O7.
D. Al2O3; SO3; P2O5; Cl2O7.
-
Giải bài 7.4 trang 18 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Ba nguyên tố với số hiệu nguyên tử Z = 11, Z = 12, Z = 13 có hydroxide tương ứng là X, Y, T. Chiều tăng dần tính base của các hydroxide này là
A. X, Y, T.
B. X, T, Y.
C. T, X, Y.
D. T, Y, X.
-
Giải bài 7.5 trang 18 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Trong các hydroxide của các nguyên tố chu kì 3, acid mạnh nhất là
A. H2SO4.
B. HClO4.
C. H2SiO3.
D. H3PO4.
-
Giải bài 7.6 trang 18 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Dãy nào sau đây sắp xếp theo thứ tự giảm dần tính base?
A. Al(OH)3; NaOH; Mg(OH)2; Si(OH)4.
B. NaOH; Mg(OH)2; Si(OH)4; Al(OH)3.
C. NaOH; Mg(OH)2; Al(OH)3; Si(OH)4.
D. Si(OH)4; NaOH; Mg(OH)2; Al(OH)3.
-
Giải bài 7.7 trang 18 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Dãy nào sau đây sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính acid?
A. H3PO4, H2SO4, H3AsO4.
B. H2SO4, H3AsO4, H3PO4.
C. H3PO4, H3AsO4, H2SO4.
D. H3AsO4; H3PO4, H2SO4.
-
Giải bài 7.8 trang 19 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Nguyên tố R có cấu hình electron: 1s22s22p3. Công thức hợp chất oxide ứng với hóa trị cao nhất của R và hydride (hợp chất của R với hydrogen) tương ứng là
A. RO2 và RH4.
B. R2O5 và RH3.
C. RO3 và RH2.
D. R2O3 và RH3.
-
Giải bài 7.9 trang 19 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Nguyên tố X ở ô thứ 17 của bảng tuần hoàn. Có các phát biểu sau:
(1) X có độ âm điện lớn và là một phi kim mạnh.
(2) X có thể tạo thành ion bền có dạng X+.
(3) Oxide cao nhất của X có công thức X2O5 và là acidic oxide.
(4) Hydroxide của X có công thức HXO4 và là acid mạnh.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
-
Giải bài 7.10 trang 19 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
a) Nêu quan hệ giữa hóa trị của các nguyên tố hóa học với thành phần của các oxide và hydroxide của chúng.
b) Nêu sự biến đổi hoá trị của các nguyên tố hóa học trong chu kì 3.
-
Giải bài 7.11 trang 19 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Hãy nêu sự biến đổi tính chất acid – base của các oxide và hydroxide của các nguyên tố trong chu kì 3 khi đi từ trái sang phải.
-
Giải bài 7.12 trang 19 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Cho các hợp chất sau: Al2O3, Na2O, SiO2, MgO, SO3, P2O5, Cl2O7. Hãy sắp xếp theo xu hướng biến đổi tính acid - base. Giải thích.
-
Giải bài 7.13 trang 19 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Sắp xếp các hợp chất sau theo xu hướng biến đổi tính acid – base: NaOH, H2SiO3, HClO4, Mg(OH)2, Al(OH)3, H2SO4.
-
Giải bài 7.14 trang 19 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
So sánh tính base của các hydroxide trong mỗi dãy sau và giải thích ngắn gọn:
a) Calcium hydroxide, strontium hydroxide và barium hydroxide;
b) Sodium hydroxide và aluminium hydroxide;
c) Calcium hydroxide và caesium hydroxide.
-
Giải bài 7.15 trang 19 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Hãy so sánh tính acid của các chất trong mỗi dãy sau và giải thích ngắn gọn:
a) Carbonic acid và silixic acid.
b) Sulfuric acid, selenic acid và teluric acid.
c) Silixic acid, phosphoric acid và sulfuric acid.
-
Giải bài 7.16 trang 19 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Cho các oxide sau Na2O, SO3, Cl2O7, CO2, CaO, N2O5. Viết các phương trình hoá học biểu diễn phản ứng với nước (nếu có) của các oxide trên và nhận xét về tính chất acid – base của chúng.
-
Giải bài 7.17 trang 20 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Nguyên tố X nằm ở chu kì 3 của bảng tuần hoàn và M là nguyên tố s có electron lớp ngoài cùng là ns1. X có công thức oxide ứng với hoá trị cao nhất là XO3. Một hợp chất của M và X, trong đó M chiếm 58,97% về khối lượng, là một hoá chất công nghiệp quan trọng, được sử dụng trong sản xuất giấy Kraft, thuốc nhuộm, thuộc da, dầu mỏ, xử lí ô nhiễm kim loại nặng,…
a) Xác định công thức hoá học của hợp chất giữa M và X.
b) Viết công thức oxide ứng với hoá trị cao nhất và hydroxide tương ứng của M, của X và nêu tính acid - base của chúng.
-
Giải bài 7.18 trang 20 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Trong hợp chất hydride (hợp chất của X với hydrogen), nguyên tố X chiếm 94,12 % khối lượng.
a) Xác định phần trăm khối lượng của X trong oxide cao nhất.
b) Viết công thức oxide ứng với hoá trị cao nhất của X, hydroxide tương ứng và nêu tính chất acid – base của chúng.
-
Giải bài 7.19 trang 20 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Hai nguyên tố X và Y ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn Ở trạng thái đơn chất, X và Y không phản ứng với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân X và Y bằng 23.
a) Xác định X, Y.
b) Viết công thức các hợp chất oxide ứng với hoá trị cao nhất, hydroxide tương ứng của X, Y và nêu tính acid – base của chúng.
-
Giải bài 7.20 trang 20 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Nguyên tố X có electron phân lớp ngoài cùng là np2, nguyên tố Y có electron phân lớp ngoài cùng là np3. Hợp chất khí với hydrogen của X chứa a% khối lượng X, oxide ứng với hoá trị cao nhất của Y chứa b% khối lượng Y. Tỉ số a : b = 3,365. Hợp chất A tạo bởi X và Y có nhiều ứng dụng chỉnh hình trong lĩnh vực y khoa, vật liệu này cũng là một sự thay thế cho PEEK (polyether ether ketone) và titan, được sử dụng cho các thiết bị tổng hợp tuy sống. Khối lượng mol của A là 140 g/mol.
a) Xác định X, Y.
b) Viết công thức hợp chất khí với hydrogen của X, Y; oxide ứng với hóa trị cao nhất, hydroxide tương ứng của X, Y và nêu tính acid – base của chúng.