OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

GDKT & PL 10 Cánh Diều Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế


Bài học Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế trong bộ sách Cánh Diều được HỌC247 biên soạn ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu gồm các câu hỏi lí thuyết cùng bài tập minh họa giúp các em dễ dàng nắm được nội dung chính về vai trò các chủ thể kinh tế và trách nhiệm của bản thân mỗi người khi tham gia vào nền kinh tế. Mời các em học sinh cùng tham khảo!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

  Có nhiều chủ thể khác nhau tham gia vào các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội, trong đó mỗi chủ thể có vai trò riêng đối với nền kinh tế.

Câu hỏi: Em hãy cùng bạn chơi trò “Tìm vật đoán tên” các đồ vật trong hộp kín và xác định những chủ thể, các hoạt động kinh tế liên quan đến đồ vật em tìm được trong trò chơi đó.

Trả lời:

Ví dụ: cho HS đoán tên đồ vật: bút mực, tẩy.

- Chủ thể: doanh nghiệp, công ty sản xuất.

- Các hoạt động kinh tế liên quan:

+ Hoạt động sản xuất: tạo ra được bút mực, tẩy.

+ Hoạt động tiêu dùng: sử dụng bút mực, tẩy.

+ Hoạt động trao đổi: phân phối các sản phẩm cho các đơn vị nhỏ lẻ…

1.1. Chủ thể sản xuất

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 12 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi

a) Việc làm của chủ thể sản xuất trong thông tin bên đã đem lại điều gì cho bản thân anh và gia đình?

b) Với vai trò là người sản xuất, anh H đã đóng góp gì cho nên kinh tế và xã hội?

c) Ngoài chủ thể sản xuất trong thông tin trên, em còn biết đến những chủ thế nào nữa?

Trả lời:

a) Việc làm của chủ thể sản xuất trong thông tin bên đã đem lại cho bản thân anh và gia đình: mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao, giúp cho việc kinh doanh càng phát triển hơn, tạo nên lợi nhuận để có thể giúp cho bản thân và gia đình anh H có cuộc sống sung túc.

b) Với vai trò là người sản xuất, anh H đã đóng góp cho nên kinh tế và xã hội:

+ Sản phẩm tôm sạch, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường.

+ Đóng góp đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà Nước.

+ Tạo việc làm cho người dân địa phương.

+ Truyền đạt mô hình sản xuất “xanh và sạch”.

c) Ngoài chủ thể sản xuất trong thông tin trên, những chủ thể khác nữa là:

+ Doanh nghiệp

+ Cá nhân, hộ gia đình sản xuất

   Chủ thể sản xuất là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp,... trực tiếp tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Chủ thể sản xuất sử dụng các yếu tố đầu vào như vốn, sức lao động, tài nguyên thiên nhiên,... để sản xuất, kinh doanh và thu lợi nhuận. Chủ thể sản xuất luôn quan tâm đến việc lựa chọn loại hàng hoá sản xuất, xác định số lượng sản phẩm làm ra và kĩ thuật sản xuất phù hợp để có lợi nhất cho bản thân, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

   Ngoài mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, chủ thể sản xuất cần tuân thủ pháp luật, có trách nhiệm đối với người tiêu dùng, với xã hội và môi trường, góp phần phát triển bền vững.

1.2. Chủ thể trung gian

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 13 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi

a) Hoạt động của chủ thể trung gian giúp ích gì cho người sản xuất và người tiêu dùng?

b) Ngoài những chủ thể trung gian kể trên, em còn biết đến những chủ thể trung gian nào khác nữa?

Trả lời:

Hoạt động của chủ thể trung gian giúp ích cho người sản xuất và người tiêu dùng:

+ Vai trò cầu nối giữa sản xuất và người tiêu dùng trong nền kinh tế.

+ Kết nối mối quan hệ mua và bán của mọi người trên thị trường.

+ Nền kinh tế trở nên sôi động hơn, linh hoạt hơn.

+ Góp phần làm cho sản xuất và tiêu dùng trở nên tương thích với nhau, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng phát triển.

b) Những chủ thể trung gian khác như:

+ Cửa hàng bách hóa

+ Cửa hàng tiện lợi

+ Chợ, siêu thị

   Chủ thể trung gian là các cá nhân, tổ chức đóng vai trò cầu nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng trong nền kinh tế. Do sự phát triển của sản xuất và trao đổi, dưới tác động của phân công lao động xã hội, những chủ thể trung gian xuất hiện trên thị trường thực hiện kết nối các quan hệ mua và bán.

   Nhờ có các chủ thể trung gian mà nền kinh tế trở nên sống động, linh hoạt hơn. Chủ thể trung gian góp phần làm cho sản xuất và tiêu dùng trở nên tương thích với nhau, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng phát triển.

1.3. Chủ thể tiêu dùng

Câu hỏi: Em hãy phân tích tình huống trang 13 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và thảo luận.

Với vai trò là người tiêu dùng trong tình huống bên, em hãy cho biết quyết định chi tiêu của người tiêu dùng phụ thuộc vào những điều gì?

Trả lời:

- Với số tiền quỹ được giao, em sẽ cân nhắc trả lời những câu hỏi như:

+ Lớp sẽ có tất cả bao nhiêu bạn tham gia?

+ Món ăn, đồ uống mà các bạn yêu thích là gì? Mức giá ra sao?

+ Danh sách các món ăn có thể cho vào danh sách đặt bữa trưa là gì? Chọn những món có nhiều bạn lựa chọn nhất.

- Với vai trò là người tiêu dùng, quyết định chi tiêu của người tiêu dùng phụ thuộc vào:

+ Số tiền có.

+ Nhu cầu sử dụng.

+ Sản phẩm mua.

   Chủ thể tiêu dùng là người mua và sử dụng hàng hoá, dịch vụ để thoả mãn các nhu cầu của mình. Người tiêu dùng ra quyết định chi tiêu dựa trên số tiền mình có, lựa chọn sản phẩm và phương thức mua hàng phù hợp với nhu cầu của cá nhân.

   Sự phát triển đa dạng về nhu cầu của người tiêu dùng là động lực quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển. Vì vậy, ngoài việc thoả mãn nhu cầu của mình, người tiêu dùng cần có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội.

1.4. Chủ thể nhà nước

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp, thông tin trang 14 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và thảo luận.

a) Từ trường hợp và thông tin bên, em hãy cho biết Nhà nước đang thực hiện vai trò gì với tư cách là một chủ thể của nền kinh tế.

b) Ngoài vai trò trên, em có thể nêu thêm những vai trò nào khác của chủ thể nhà nước trong nền kinh tế?

Trả lời:

- Với tư cách là một chủ thể của nền kinh tế, Nhà nước đang thực hiện vai trò:

 + Chủ thể sản xuất: khi các doanh nghiệp, đơn vị nhà nước trực tiếp tạo ra và cung cấp hàng hoá, dịch vụ công cho xã hội.

+ Chủ thể tiêu dùng, hoặc chủ thể trung gian: kết nối người mua và người bản một số loại hàng hoá, dịch vụ đặc biệt trên thị trường.

+ Vai trò quan trọng, nhà nước là chủ thể quản lí nền kinh tế.

- Chủ thể nhà nước trong nền kinh tế có các vai trò như:

+ Điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể khác hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả.

+ Điều chỉnh, khắc phục những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế.

+ Nắm giữ nguồn tài chính và cơ sở vật chất to lớn, bảo đảm cho hoạt động của bộ máy nhà nước và của các tổ chức chính trị xã hội khác.

   Nhà nước là một chủ thể của nền kinh tế, có vai trò điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh tế khác hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Nhà nước cũng tác động để điều chỉnh và khắc phục những vấn đề này sinh trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập: Em hãy viết bài tuyên truyền về vai trò của người tiêu dùng, người sản xuất khi tham gia trong nền kinh tế.

Hướng dẫn giải:

- Tìm hiểu về vai trò của người sản xuất khi tham gia trong nền kinh tế

- Có thể tham khảo những nooijdung chính sau:

+ Người sản xuất có vai trò cung cấp những mặt hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng

+ Người sản xuất có vai trò bảo đảm chất lượng đối với sản phẩm trước khi đưa ra thị trường

+ Người sản xuất có vai trò rất lớn trong việc cung cấp ra thị trường 

Lời giải chi tiết:

Bài viết về vai trò của người tiêu dùng, người sản xuất khi tham gia trong nền kinh tế.

Vai trò của người sản xuất khi tham gia trong nền kinh tế

Thứ nhất, người sản xuất có vai trò cung cấp những mặt hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.

Thứ hai, người sản xuất có vai trò bảo đảm chất lượng đối với sản phẩm trước khi đưa ra thị trường và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất; thể hiện các thông tin về chất lượng trên nhãn hàng hóa, bao bì, trong tài liệu kèm theo hàng hóa.

Thứ ba, người sản xuất có vai trò rất lớn trong việc cung cấp ra thị trường những mặt hàng không làm tổn hại đến con người, môi trường và xã hội.

Thứ tư, người sản xuất đảm bảo việc tạo ra lợi nhuận từ những hàng hóa mình sản xuất, góp phần phát triển kinh tế xã hội.

Vai trò của người tiêu dùng khi tham gia trong nền kinh tế

Thứ nhất, với tư cách là người sử dụng sản phẩm, người tiêu dùng quan tâm tới các đặc trưng của sản phẩm và cách sử dụng hàng hóa tối ưu.

Thứ hai, với tư cách là người trả tiền để mua sản phẩm, người tiêu dùng quan tâm tới giá cả của các loại hàng hóa và giới hạn ngân sách dành cho các loại hàng hóa khác nhau. Những mục quảng cáo liên quan tới giảm giá hay khuyến mãi thường có sức hấp dẫn đối với người tiêu dùng nhạy cảm với giá cả.

Thứ ba, với tư cách là người mua hàng, họ quan tâm nhiều đến phương thức mua hàng. Đó là việc quyết định xem nên đặt mua hàng qua mạng Internet hay đến trực tiếp các cửa hàng.

Thứ tư, với tư cách là người trực tiếp tiêu thụ sản phẩm, người tiêu dùng góp phần định hướng và tạo động lực cho người sản xuất.

ADMICRO

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế, các em cần:

- Nhận biết được vai trò của các chủ thể tham gia trong nền kinh tế.

- Nhận diện được vai trò của bản thân, gia đình với tư cách là một chủ thể tham gia trong nền kinh tế.

3.1. Trắc nghiệm Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế - Giáo dục KT và PL

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 2 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 14 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Luyện tập 2 trang 15 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Luyện tập 3 trang 15 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Luyện tập 4 trang 15 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Luyện tập 5 trang 15 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Vận dụng 1 trang 15 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Vận dụng 2 trang 15 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Giải bài tập 1 trang 10 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều - CD

Giải bài tập 2 trang 10 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều - CD

Giải bài tập 3 trang 10 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều - CD

Giải bài tập 4 trang 11 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều - CD

Giải bài tập 5 trang 11 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều - CD

Giải bài tập 6 trang 11 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều - CD

Giải bài tập 7 trang 12 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều - CD

Giải bài tập 8 trang 12 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều - CD

Giải bài tập 9 trang 12 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều - CD

Giải bài tập 10 trang 13 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều - CD

Giải bài tập 11 trang 14 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều - CD

Giải bài tập 12 trang 14 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều - CD

Giải bài tập 13 trang 14 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều - CD

Giải bài tập 14 trang 14 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều - CD

Giải bài tập 15 trang 14 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều - CD

4. Hỏi đáp Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế - Giáo dục KT và PL

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.

NONE
OFF