OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

GDCD 10 Bài 5: Cách thức vận động phát triển của sự vật & hiện tượng


Thế giới vật chất không ngừng vân động, phát triển theo những quy luật vốn có của nó. Phép biện chứng duy vật giải thích cho chúng ta biết nguồn gốc vận động phát triển của sự vật, hiện tượng. Sự vật hiện tượng có cách thức vân động và phát triển thế nào, mời các em học sinh tìm hiểu bài học: Bài 5: Cách thức vận động  phát triển của sự vật và hiện tượng

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Chất

  • Khái niệm: Chất dung để chỉ những thuộc tính cơ bản vốn có của sự vật hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật hiện tượng khác
  • Chú ý:
    • Mỗi sự vật hiện tượng đều có nhiều thuộc tính nhưng chỉ có thuộc tính cơ bản mới quy định bản chất của sự vật hiện tượng.
    • Việc phân biệt giữa thuộc tính cơ bản và không cơ bản chỉ mang tính tương đối.
    • Phải phân biệt được chất thông thường với chất theo nghĩa triết học.
  • Ví dụ 1: Nguyên tố Cu: Nguyên tử lượng = 63,54; tnóng chảy = 1083C; tsôi = 2880oC.
  • Ví dụ 2: Hình vuông là hình chủ nhật có 2 cạnh bằng nhau.
  • Ví dụ 3: Người là động vật cao cấp có ý thức.

1.2. Lượng

  • Khái niệm: dung để chỉ những thuộc tính cơ bản vốn có của sự vật hiện tượng, biểu thị trình độ phát triển (cao - thấp) quy mô (lớn – nhỏ) tốc độ vận động (nhanh - chậm) số lượng (ít-nhiều)…của sự vật hiện tượng.
    • Chú ý: sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ mang tính chất tương đối.
    • Ví dụ 1: Số lượng học sinh có học lực Khá của lớp 10A12 nói lên chất lượng học tập của lớp đồng thời nói lên số lượng học sinh có học lực khá của lớp.
    • Ví dụ 2: Cái bàn có chiều dài 3m
    • Ví dụ 3: Bạn Nam là học sinh lớp 10

1.3. Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất

a. Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.

  • Ví dụ 1: Trong điều kiện bình thường nước ở trạng thái lỏng, nếu tăng nhiệt độ lên 100­­­­­0C chuyển sang thể hơi và nếu còn 00C thì chuyển sang thể rắn
  • Ví dụ 2: Một học sinh lớp 10 sau 9 tháng học lên lớp 11 (tích lũy về lượng: kiến thức, cân nặng, tuổi, cao…)
  • Độ: là giới hạn mà sự biến đổi về lượng chưa làm sự biến đổi về chất của sự vật hiện tượng.
    • Ví dụ: ranh giới tồn tại của nước ở lỏng là: 00C < H20 (250C) < 1000C
    • Chú ý: phân biệt được đọ thông thường với độ theo nghĩa triết học.
    • Ví dụ: Học lực yếu đến trung bình đến khá và đến giỏi. 
  • Nút: là điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi về lượng làm thay đổi về chất cuả sự vật hiện tượng.
    • Ví dụ: 00C > H20 (250C) >1000C
    • Cách thức biến đổi của lượng.
    • Lượng biến đổi trước và biến đổi dần dần.
    • Sự biến đổi về chất bắt đầu từ lượng.

b. Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng.

  • Ví dụ: 1 học sinh sau 9 tháng học lên lớp 11 chất mới là: một lượng kiến thức mới, thời gian học, chiều cao, cân nặng, tính cách…
  • Cách thức biến đổi của chất
  • Chất biến đổi sau, nhanh
  • Chất mới ra đời lại hình thành một lượng mới phù hợp với nó.

1.4. Bài học

  • Trong học tập và rèn luyện phải kiên trì, nhẫn lại, không coi thường việc nhỏ.
  • Tránh nóng vội, đốt cháy giai đoạn, hoạt động nửa vời.
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
ADMICRO

2. Luyện tập Bài 5 GDCD 10

Qua bài học này các em phải khái quát được nội dung của bài học về sự biến đổi chất và lượng, quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và chất. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích giúp các em trong quá trình học tập. 

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 5 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Lượng và chất biến đổi cùng lúc
    • B. Lượng biến đổi trước
    • C. Lượng biến đổi sau 
    • D. Lượng không bị biến đổi
  • Câu 2:

    Độ là

    • A. Là giới hạn mà sự biến đổi của lượng chưa làm biến đổi về chất
    • B. Là giới hạn mà sự biến đổi của lượng đã làm biến đổi về chất
    • C. Là giới hạn mà sự biến đổi của lượng đồng thời làm biến đổi về chất
    • D. A, B, C đều sai
    • A. Chất biến đổi trước và nhanh
    • B. Chất biến đổi trước và chậm
    • C. Chất biến đổi sau và nhanh
    • D. Chất biến đổi sau và chậm

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 10 Bài 5 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 33 SGK GDCD 10

Bài tập 2 trang 33 SGK GDCD 10

Bài tập 3 trang 33 SGK GDCD 10

Bài tập 4 trang 33 SGK GDCD 10

Bài tập 5 trang 33 SGK GDCD 10

3. Hỏi đáp Bài 5 GDCD 10

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF