OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Địa lí 12 Bài 29: Thực hành - Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp


Bài thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp bao gồm 3 bài tập về vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế; cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ; lý do Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

Cùng tham khảo cách làm các bài tập thực hành trang 128, 129 SGK Địa lí 12 dưới đây. Các em sẽ được gợi ý chọn biểu đồ thích hợp và đưa ra nhận xét và giải thích hợp lí.

1.1. Cho bảng số liệu sau

Bảng 29.1 Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế (giá thực tế)

(Đơn vị: tỷ đồng)

Năm

Thành phần kinh tế

1996

2005

Nhà nước

74 161

249 085

Ngoài Nhà nước

35 682

308 854

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

39 589

433 110

 

 

 

 

 

 

 

Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1996 và năm 2005. Nêu nhận xét.

1.2. Cho bảng số liệu

Bảng 29.2. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ

(Đơn vị: %)

Năm

Vùng kinh tế

1996

2005

Đồng bằng sông Hồng

17,1

19,7

Trung du và miên núi Bắc Bộ

6,9

4,6

Bắc Trung Bộ

3,2

2,4

Duyên hải Nam Trung Bộ

5,3

4,7

Tây Nguyên

1,3

0,7

Đông Nam Bộ

49,6

55,6

Đồng bằng Sông Cửu Long

11,2

8,8

Không xác định

5,4

3,5

Hãy nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất cây công nghiệp theo vùng lãnh thổ nước ta năm 1996 và năm 2005.

1.3. Dựa vào hình 26.2 (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam) và kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước

Hướng dẫn giải

1. Vẽ biểu đồ và nêu nhận xét.

Cách làm: Xử lý cơ cấu (%)

Bảng: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế (giá thực tế)
                                                                                             (Đơn vị: %)

Năm

Thành phần kinh tế

1996

2005

Nhà nước

49,6

25,1

Ngoài Nhà nước

23,9

31,2

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

26,5

43,7

  • Với yêu cầu của đề bài này, chúng ta sẽ vẽ 2 biểu đồ hình tròn tương ứng với năm 1996 và năm 2005: 
    • Tính quy mô bán kính đường tròn:
      • Đặt R1996 là bán kính đường tròn năm 1996 = 1,0 (đơn vị bán kính)
      • R2005 là bán kính đường tròn năm 2005 = 2,6 (đơn vị bán kính)
  • Nhận xét:
    • Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 1996 đến năm 2005 có sự chuyển dịch:
    • Khu vực nhà nước xu hướng ngày càng giảm: 49,6% -  25,1% (năm 1996 - 2005)
    • Khu vực ngoài nhà nước tăng khá nhanh: 23,9% - 31,2% (năm 1996 - 2005)
    • Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh: 26,5% - 43,7% (năm 1996 - 2005), chiếm tỉ trọng cao nhất.

2. Sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất cây công nghiệp theo vùng lãnh thổ nước ta năm 1996 và năm 2005.

  • Vùng có tỉ trọng lớn cao nhất là: Đông Nam Bộ 55,6% (năm 2005)
  • Vùng có tỉ trọng thấp nhất là: Tây Nguyên 0,7% (năm 2005)
  • Có sự thay đổi tỉ trọng giữa năm 1996 và 2005 đối với từng vùng:
    • Các vùng có tỉ trọng tăng là: Đông Nam Bộ tăng 6%, Đồng bằng sông Hồng tăng 2%
    • Các vùng còn lại đều giảm tỉ trọng, trong đó giảm mạnh là Đồng bằng sông Cửu Long từ 11,8% còn 8,8%

3. Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước vì: 

  • Có các thế mạnh về: 
    • Vị trí địa lý: Giáp với đồng sông Cửu Long, Tây Nguyên là những vùng nguyên liệu dồi dào để phát triển công nghiệp chế biến.
    • Tài nguyên tại chỗ chủ yếu có dầu khí, vật liệu xây dựng, tài nguyên rừng, tài nguyên thủy điện, nguồn thủy sản, điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp.
    • Nguồn lao động: Có chuyên môn cao
    • Cơ sở vật chất kĩ thuật: Có sự tích tụ lớn, có nhiều trung tâm công nghiệp lớn, thu hút đầu tư trong nước và quốc tế.
    • Cơ sơ hạ tầng: Thông tin liên lạc và mạng lưới giao thông phát triển, là đầu mối của các tuyến đường bộ, sắt, biển, hàng không.
    • Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
ADMICRO

2. Luyện tập và củng cố

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 29 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 12 Bài 29 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 91 SBT Địa lí 12

Bài tập 2 trang 92 SBT Địa lí 12

Bài tập 3 trang 92 SBT Địa lí 12

Bài tập 1 trang 93 SBT Địa lí 12

Bài tập 2 trang 93 SBT Địa lí 12

Bài tập 1 trang 50 Tập bản đồ Địa Lí 12

Bài tập 2 trang 51 Tập bản đồ Địa Lí 12

3. Hỏi đáp Bài 29 Địa lí 12

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 12 HỌC247

NONE
OFF