OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp


Ngành nông nghiệp là một trong những ngành quan trọng của nước ta. Ngành nông nghiệp bao gồm những ngành nào? Những ngành đó có vai trò như thế nào? Nhằm giúp các em có thể giải đáp được các thắc mắc trên ban biên tập HOC247 xin giới thiệu nội dung bài giảng của Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp. Mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết bài giảng dưới đây.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Ngành trồng trọt

a) Vai trò

- Tạo việc làm, giúp ổn định cuộc sống cho một bộ phận lớn cư dân nông thôn.

- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến. Là cơ sở để phát triển chăn nuôi và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

- Góp phần đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường. 

b) Đặc điểm

- Sự phát triển và phân bố ngành trồng trọt phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên và có tính mùa vụ.

- Cây trồng được chia thành các nhóm: cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả,...

- Việc bảo quản sản phẩm của ngành trồng trọt đòi hỏi nhiều về đầu tư và công nghệ.

 - Ngành trồng trọt ngày càng gắn chặt với sự tiến bộ của khoa học - công nghệ.

c) Sự phân bố của một số cây trồng chính

* Các cây lương thực chính:

- Các cây lương thực chính được con người sản xuất là lúa gạo, lúa mì và ngô như hình 24.1 dưới đây

Hình 24.1. Các cây lương thực chính

- Đặc điểm và phân bố của các cây lương thực chính:

Cây lương thực

Đặc điểm sinh thái

Phân bố

Lúa gạo

- Ưa khí hậu nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước.

- Đất phù sa và cần nhiều phân bón

- Miền nhiệt đới, đặc biệt là châu Á gió mùa.

- Các nước trồng nhiều: Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Băng-la-đet, Thái Lan

Lúa mì

- Ưa khí hậu ấm, khô vào đầu thời kì sinh trưởng cần nhiệt độ thấp

- Đất đâi màu mỡ, cần nhiều phân bón

- Miền ôn đới và cận nhiệt

- Các nước trồng nhiều: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Pháp, LB Nga, Ca-na-da, Ô-xtray-li-a ,...

Ngô

- Ưa khí hậu nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước

- Dễ thích nghi với sự dao động khí hậu

- Miền nhiệt đới, cận nhiệt và cả ôn đới nóng

- Các nước trồng nhiều: Hoa Kì, Trung Quốc, Bra-xin, Mê-hi-cô, Pháp, ...

* Một số cây công nghiệp chính

- Cây công nghiệp rất đa dạng. Dựa vào công dụng, cây công nghiệp được chia thành các nhóm: cây lấy đường (mía, củ cải đường,...), cây lấy sợi (bông, đay, cói,...), cây lấy dầu (đậu tương, lạc,...), cây cho chất kích thích (chè, cà phê, ca cao,...), cây lấy nhựa (cao su,...),... Ví dụ: một số cây công nghiệp chính như hình 24.3 dưới đây.

Hình 24.3. Một số cây công nghiệp hàng năm

- Quan sát hình 24.3, 24.4 và 24.5 để nhận biết được đặc điểm và phân bố của một số cây hàng năm

Hình 24.4. Một số cây công nghiệp lâu năm

Hình 24.5. Bản đồ phân bố một số cây công nghiệp chính của một số nước trên thế giới, năm 2020

- Đặc điểm và phân bố của một số loại cây công nghiệp

Các loại cây công nghiệp

Đặc điểm sinh thái

Phân bố

Cây lấy đường

- Mía

 

- Củ cải đường

 

- Đòi hỏi nhiệt, ẩm rất cao và phân hóa theo mùa

- Thích hợp với đất phù sa mới.

- Phù hợp với đất đen, đất phù sa, được cày bừa kĩ và bón phân đầy đủ

- Thường trồng luân canh với lúa mì

- Ở miền nhiệt đới. Trồng nhiều ở Bra-xin, Ấn Độ, Trung Quốc, Ô-xtray-li-a, Cu Ba, ...

- Ở miền ôn đới và cận nhiệt. Trồng nhiều ở Pháp, CHLB Đức, Hoa Kì, U-crai-na, Ba Lan, ...

Cây lấy sợi

Cây bông

- Ưa nóng và ánh sáng, khí hậu ổn định

- Cần đất tốt, nhiều phân bón

- Ở miền nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa. Trồng nhiều ở Trung Quốc (chiếm 1/5 sản lượng bông thế giới), Hoa Kì, Ấn Độ, Pa-kit-xtan, U-dơ-bê-ki-xtan.

Cây lấy nhựa

- Cao su

- Ưa nhiệt, ẩm, không chịu được gió bão

- Thích hợp nhất với với đất badan

- Tập trung ở vùng nhiệt đới ẩm của vùng Đông Nam Á, Nam Á và Tây Phi

1.2. Ngành chăn nuôi

a) Vai trò

- Chăn nuôi cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cao cho con người.

- Sản phẩm ngành chăn nuôi là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất tiêu dùng.

- Ngành chăn nuôi phát triển sẽ thúc đầy ngành trồng trọt phát triển.

- Tạo ra các mặt hàng xuẩt khẩu có giá trị, tăng GDP của đất nước.

- Là một mắt xích quan trọng trong sản xuất nông nghiệp bền vững.

b) Đặc điểm

- Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở thức ăn.

- Đối tượng của ngành chăn nuôi là các vật nuôi nên phải tuân theo các quy luật sinh học.

- Chăn nuôi có thể phát triển tập trung hay di động, phân tán; theo quy mô nhỏ hoặc quy mỏ lớn. Do đó hình thành và xuất hiện ba hình thức chăn nuôi khác nhau: chăn nuôi tự nhiên (chăn thả), chăn nuôi công nghiệp (trang trại hiện đại), chăn nuôi sinh thái (điều kiện như tự nhiên nhưng do con người tạo ra).

- Chăn nuôi là ngành sản xuất cho nhiều sản phầm cùng lúc. Do vậy, tuỳ theo mục đích sản xuất mà quyết định sản phẩm chính, sản phẩm phụ và lựa chọn phương hướng đầu tư.

- Ngành chăn nuôi hiện đại áp dụng các công nghệ tiên tiến, kĩ thuật gen, liên kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến.

c) Sự phân bố một số vật nuôi chính

- Quan sát bản đồ hình 24.6 ta sẽ thấy được sự phân bố của các loài vật nuôi

Hình 24.6. Bản đồ phân bố một số vật nuôi chính của một số nước trên thế giới, năm 2020

- Phân bố của một số loài vật nuôi:

+ Gia súc lớn:

. Trâu: Vùng nhiệt đới ẩm

. Bò phân bố rộng hơn: Ấn Độ, Hoa Kì, Braxin Tây Âu, TQ, Achentina...

+ Gia súc nhỏ:

. Lợn: Nuôi rộng rãi trên thế giới, tập trung nhiều ở vùng thâm canh lương thực.

. Cừu: Nuôi nhiều ở vùng khô hạn, đặc biệt vùng cận nhiệt đới.

. Dê: Vùng khí hậu khô hạn, ở Nam Á, châu Phi là nguồn đạm động vật quan trọng cho người dân.

. Gia cầm: Nuôi phổ biến trên thế giới, nhiều ở Trung Quốc, Hoa Kì, EU, Liên bang Nga, Mêhicô,...

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Sự phát triển, phân bố của cây trồng, vật nuôi trên thế giới biểu hiện như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Nông nghiệp gồm hai ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi. Các cây trồng, vật nuôi trên thế giới phân bố theo khu vực do có đặc điểm sinh thái khác nhau, phù hợp với các vùng, khu vực nhất định. 

Bài tập 2: Nêu đặc điểm và sự phân bố của một số cây lương thực chính?

Hướng dẫn giải:

Cây lương thực

Đặc điểm sinh thái

Phân bố

Lúa gạo

- Ưa khí hậu nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước.

- Đất phù sa và cần nhiều phân bón

- Miền nhiệt đới, đặc biệt là châu Á gió mùa.

- Các nước trồng nhiều: Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Băng-la-đet, Thái Lan

Lúa mì

- Ưa khí hậu ấm, khô vào đầu thời kì sinh trưởng cần nhiệt độ thấp

- Đất đâi màu mỡ, cần nhiều phân bón

- Miền ôn đới và cận nhiệt

- Các nước trồng nhiều: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Pháp, LB Nga, Ca-na-da, Ô-xtray-li-a ,...

Ngô

- Ưa khí hậu nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước

- Dễ thích nghi với sự dao động khí hậu

- Miền nhiệt đới, cận nhiệt và cả ôn đới nóng

- Các nước trồng nhiều: Hoa Kì, Trung Quốc, Bra-xin, Mê-hi-cô, Pháp, ...

ADMICRO

Luyện tập

Học xong bài này các em cần biết:

- Nêu được đặc điểm và sự phân bố của ngành trồng trọt

- Trình bày được đặc điểm và sự phân bố của ngành chăn nuôi

3.1. Trắc nghiệm Bài 24 Địa lí 10 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Chương 10 Bài 24 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 24 Địa lí 10 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lí 10 Kết nối tri thức Chương 10 Bài 24 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 69 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 1a trang 69 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 1b trang 69 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 1c trang 71 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 2a trang 71 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 2b trang 72 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 2c trang 72 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập trang 72 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 72 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 1 mục I trang 60 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 2 mục I trang 61 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 3 mục I trang 61 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 1 mục II trang 62 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 2 mục II trang 62 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 3 mục II trang 63 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 4 mục II trang 63 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 24 Địa lí 10 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 10 HỌC247

NONE
OFF