OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 25: Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thuỷ sản


Nội dung bài giảng của Bài 25: Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thuỷ sản trong chương trình SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức do ban biên tập HOC247 biên soạn nhằm giúp các em có thêm nhiều hiểu biết về ngành lâm nghiệp và thủy sản như: vai trò của ngành, đặc điểm và phân bố của ngành. Mời các em cùng tham khảo!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Địa lí ngành lâm nghiệp

a) Vai trò

- Cung cấp lâm sản phục vụ cho các nhu cầu của xã hội (gỗ, nguyên liệu ngành giấy, thực phẩm, dược liệu, ...).

- Bảo tồn đa dạng sinh học, chống xói mòn đất, điều tiết lượng nước trong đất, giảm thiểu tác động của biến đổi khi hậu và thiên tai.

- Tạo nguồn thu nhập và giải quyết việc làm, đặc biệt là cho người dân thuộc vùng trung du, miền núi.

- Góp phần đảm bảo phát triển bền vững.

b) Đặc điểm

- Chu kì sinh trưởng dài và phát triển chậm là đặc điểm mang tính đặc thù của cây lâm nghiệp.

- Hoạt động lâm nghiệp bao gồm: trồng rừng; khai thác và chế biến lâm sản; bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái rừng;... Các hoạt động khai thác và tái tạo rừng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

- Sản xuất lâm nghiệp diễn ra trong không gian rộng và trên những địa bàn có điều kiện tự nhiên đa dạng.

c) Hoạt động trồng rừng và khai thác rừng

- Trồng rừng có ý nghĩa quan trọng không chỉ để tái tạo nguồn tài nguyên rừng mà còn góp phần bảo vệ môi trường.

Bảng 25. Sản lượng gỗ tròn của thế giới, giai đoạn 1980-2019

(Đơn vị: triệu m3)

Năm

1980

1990

2000

2010

2019

Sản lượng

3 129

3 542

3 484

3 587

3 964

 

Hình 25.1. Bản đồ diện tích rừng trên thế giới và sản lượng gỗ tròn của một số nước, năm 2019

- Quan sát bảng 25 và hình 25.1 ta thấy:

+ Diện tích rừng trồng trên toàn thế giới ngày càng được mở rộng, từ 17,8 triệu ha năm 1980 lên 293,9 triệu ha năm 2019. Các quốc gia có diện tích rừng trồng lớn nhất đồng thời cũng có sản lượng gỗ khai thác lớn nhất là Trung Quốc, Án Độ, Liên bang Nga, Hoa Kỳ,...

+ Trên phạm vi toàn thế giới, sản lượng gỗ khai thác hằng năm có xu hướng tăng nhưng không đều giữa các năm và giữa các nhóm nước.

- Một số hoạt động tuyên truyền tích cực bảo vệ và trồng rừng

+ Nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trong của rừng, từ năm 2013, Liên hợp quốc đã lấy ngày 21 - 3 hằng năm làm Ngày Quốc tế về Rừng

+ Còn ở nuớc ta, ngay từ năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động Tết trồng cây. Từ đó đến nay, Tết trồng cây đã trở thành truyền thống tổt đẹp của đất nuớc.

Một số hoạt động bảo vệ và trồng rừng

1.2. Địa lí ngành thuỷ sản

a) Vai trò

- Đóng góp vào GDP ngày càng lớn.

- Thuỷ sản (gồm cả thuỷ sản nước ngọt, nước lợ, nước mặn) là nguồn cung cấp các chất đạm, dễ tiêu hoá cho con người; đồng thời cung cấp các nguyên tố vi lượng dễ hấp thụ và có lợi cho sức khoẻ.

- Thuỷ sản là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phầm, dược phẩm và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

- Góp phần giải quyết việc làm, bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia.

- Vai trò khác như: phụ phẩm của ngành thuỷ sản còn là thức ăn cho chăn nuôi,...

b) Đặc điểm

- Sản xuất thuỷ sản mang tính mùa vụ, phụ thuộc nhiều vào nguồn nước và khí hậu.

-  Sản xuất thuỷ sản ngày càng áp dụng công nghệ, sản xuất theo chuỗi giá trị, góp phần nâng cao hiệu quả, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.

- Sản xuất thuỷ sản bao gồm các hoạt động khai thác, chế biến và nuôi trồng vừa có tính chất của ngành sản xuất nông nghiệp, vừa có tính chất của ngành sản xuất công nghiệp.

c) Hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản

* Hoạt động khai thác:

- Khai thác thủy sản là hoạt động đánh bắt các loài thuỷ sản, trong đó cá chiếm đến 85 - 90% sản lượng. Việc đánh bắt chủ yếu diễn ra ở biển và đại dương, nơi có các ngư trường lớn.

- Sản lượng khai thác thuỷ sản ngày càng tăng.

- Phân bố: Các quốc gia có sản lượng đánh bắt lớn nhất năm 2019 là: Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Pê-ru, Ấn Độ, Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Việt Nam,... theo bản đồ hình 25.2. Bản đồ sản lượng thuỷ sản của một số nước trên thế giới, năm 2019

* Hoạt động nuôi trồng thủy sản:

- Cơ cấu nuôi trồng: thủy sản nước ngọt, lợ và thủy sản nước mặn.

- Hình thức và công nghệ nuôi trồng thuỷ sản ngày càng thay đổi, hiện đại. sản lượng thuỷ sản nuôi trồng trên thế giới ngày càng tăng nhanh

- Sản lượng: Sản lượng thủy sản trên thế giới ngày càng tăng.

- Phân bố: Các quốc gia có sản lượng nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất năm 2019 là: Trung Quốc, Ấn Độ, Băng-la-đét, Ai Cập, Na Uy, Nhật Bản và các quốc gia ở Đông Nam Á,... theo bản đồ hình 25.2. Bản đồ sản lượng thuỷ sản của một sổ nước trên thế giới, năm 2019

Hình 25.2. Bản đồ sản lượng thuỷ sản của một số nước trên thế giới, năm 2019

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Ngành lâm nghiệp và thuỷ sản có đặc điểm gì? Sự phát triển, phân bố của hai ngành đó trên thế giới như thế nào?

Hướng dẫn giải:

- Đặc điểm của ngành lâm nghiệp và thuỷ sản

+ Chu kì sinh trưởng dài và phát triển chậm là đặc điểm mang tính đặc thù của cây lâm nghiệp.

+ Hoạt động lâm nghiệp bao gồm: trồng rừng; khai thác và chế biến lâm sản; bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái rừng,... 

+ Sản xuất thuỷ sản mang tính mùa vụ, phụ thuộc nhiều vào nguồn nước và khí hậu.

+ Sản xuất thuỷ sản ngày càng áp dụng công nghệ, sản xuất theo chuỗi giá trị, góp phần nâng cao hiệu quả, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.

- Sự phát triển, phân bố của ngành lâm nghiệp và thuỷ sản

+ Trên phạm vi toàn thế giới, sản lượng gỗ khai thác hằng năm có xu hướng tăng nhưng không đều giữa các năm và giữa các nhóm nước.

+ Các quốc gia có sản lượng nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất năm 2019 là: Trung Quốc, Ấn Độ, Băng-la-đét, Ai Cập, Na Uy, Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á,...

Bài tập 2: Ngành lâm nghiệp có vai trò như thế nào?

Hướng dẫn giải:

- Cung cấp lâm sản phục vụ cho các nhu cầu của xã hội (gỗ, nguyên liệu ngành giấy, thực phẩm, dược liệu, ...).

- Bảo tồn đa dạng sinh học, chống xói mòn đất, điều tiết lượng nước trong đất, giảm thiểu tác động của biến đổi khi hậu và thiên tai.

- Tạo nguồn thu nhập và giải quyết việc làm, đặc biệt là cho người dân thuộc vùng trung du, miền núi.

- Góp phần đảm bảo phát triển bền vững.

ADMICRO

Luyện tập

Học xong bài này các em cần biết:

- Nêu được đặc điểm của ngành lâm nghiệp và thủy sản

- Trình bày được vai trò của ngành lâm nghiệp và thủy sản

3.1. Trắc nghiệm Bài 25 Địa lí 10 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Chương 10 Bài 25 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 25 Địa lí 10 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lí 10 Kết nối tri thức Chương 10 Bài 25 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 73 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 1b trang 73 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 1c trang 74 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 2b trang 74 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 2c trang 75 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập trang 75 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 75 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 1 mục I trang 63 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 2 mục I trang 64 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 3 mục I trang 64 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 1 mục II trang 64 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 2 mục II trang 65 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 25 Địa lí 10 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 10 HỌC247

NONE
OFF