Qua nội dung bài giảng Giới thiệu về chăn nuôi môn Công nghệ lớp 7 chương trình Kết nối tri thức được HOC247 biên soạn và tổng hợp giúp các em tìm hiểu về: Khái niệm chăn nuôi, vai trò của hoạt động chăn nuôi... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Vai trò, triển vọng của chăn nuôi
Hình 9.1. Một số vai trò của chăn nuôi
Chăn nuôi là ngành sản xuất có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người và nền kinh tế. Chăn nuôi cung cấp nguồn thực phẩm cho con người sử dụng hằng ngày. cung cấp nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu và chế biến, cung cấp nguồn phân bón hữu cơ quan trọng cho trồng trọt,...
Hiện nay, chăn nuôi đang hướng tới phát triển chăn nuôi công nghệ cao, chăn nuôi bền vững để cung cấp ngày càng nhiều thực phẩm sạch hơn, an toàn hơn cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đồng thời bảo vệ môi trường tốt hơn.
1.2. Vật nuôi
a. Một số vật nuôi phổ biến ở nước ta
Vật nuôi phổ biến là các con vật được nuôi ở hầu khắp các vùng miền của nước ta. Chúng được chia thành hai nhóm chính là gia súc và gia cầm (Hinh 9.2).
Hình 9.2. Một số vật nuôi phổ biến ở nước ta
Các cuộc thi “Hoa hậu bỏ sữa được tổ chức hằng năm ở Mộc Châu (Sơn La) nhằm tôn vinh những người chăn nuôi bỏ sữa, quảng bá, giới thiệu hình ảnh, thương hiệu giống bò có sản lượng sữa cao. Qua cuộc thi, bò có sản lượng sữa cao và ngoại hình đẹp nhất sẽ giành được “Vương miện”.
b. Vật nuôi đặc trưng vùng miền
Vật nuôi đặc trưng vùng miền là các giống vật nuôi được hình thành và chăn nuôi nhiều ở một số địa phương; chúng thường có những đặc tính riêng biệt, nổi trội về chất lượng sản phẩm (Hình 9.3).
Hình 9.3. Một số giống vật nuôi đặc trưng theo vùng miền
1.3. Một số phương thức chăn nuôi phổ biến ở Việt Nam
Hiện nay, ở nước ta có hai phương thức chăn nuôi phổ biến, chăn nuôi nông hộ và chăn nuôi trang trại (Hình 9.4).
Hình 9.4. Phương thức chăn nuôi nông hộ và trang trại
a. Chăn nuôi nông hộ
Chăn nuôi nông hộ là phương thức chăn nuôi khá phổ biến ở Việt Nam, người dân chăn nuôi tại hộ gia đình, với số lượng vật nuôi ít. Phương thức chăn nuôi này có chi phí đầu tư chuồng trại thấp, tuy nhiên năng suất chăn nuôi không cao, biện pháp xử li chất thải chưa tốt nên nguy cơ dịch bệnh cao, ảnh hưởng đến sức khoẻ vật nuôi, con người và môi trường.
b. Chăn nuôi trang trại
Chăn nuôi trang trại là phương thức chăn nuôi tập trung tại khu vực riêng biệt, xa khu vực dân cư, với số lượng vật nuôi lớn. Phương thức chăn nuôi này có sự đầu tư lớn về chuồng trại, thức ăn, vệ sinh phòng bệnh,... nên chăn nuôi có năng suất cao, vật nuôi ít bị dịch bệnh; có biện pháp xử lý chất thải tốt nên ít ảnh hưởng tới môi trường và sức khoẻ con người.
1.4. Một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi
a. Bác sĩ thú y
Hình 9.5. Bác sĩ thú y
Bác sĩ thú y là những người làm nhiệm vụ phòng bệnh, khám và chữa bệnh cho vật nuôi (Hình 9.5), từ đó góp phần bảo vệ sức khoẻ cộng đồng; đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm các loại thuốc, vaccine cho vật nuôi. Phẩm chất cần có của bác sĩ thú y là yêu động vật, cẩn thận, tỉ mỉ, khéo tay.
b. Kĩ sư chăn nuôi
Kĩ sư chăn nuôi là những người làm nhiệm vụ chọn và nhân giống vật nuôi, chế biến thức ăn, chăm sóc, phòng bệnh cho vật nuôi (Hình 9.6).
Phẩm chất cần có của kĩ sư chăn nuôi là yêu động vật, thích nghiên cứu khoa học, thích chăm sóc vật nuôi.
Hình 9.6. Kĩ sư chăn nuôi
Bác sĩ thú y và kĩ sư chăn nuôi là những người tốt nghiệp đại học ngành Thú y, Chăn nuôi, .... Hai nghề này đều có tiềm năng phát triển, nhất là trong tương lai, khi xã hội hướng tới chăn nuôi sạch hơn, an toàn hơn và nhu cầu nuôi thú cảnh phát triển rất nhanh và mạnh.
1.5. Một số biện pháp bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
a. Vệ sinh khu vực chuồng trại
Thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi và khu vực xung quanh, giữ cho chuồng nuôi
luôn sạch, khô ráo, đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
b. Thu gom và xử lí chất thải chăn nuôi
Chất thải chăn nuôi bao gồm phân, nước tiểu, xác vật nuôi chết, nước thải,... Nếu chất thải không được thu gom và xử lí đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và vật nuôi.
Chất thải chăn nuôi phải được thu gom triệt để càng sớm càng tốt, bảo quản và lưu trữ đúng nơi quy định, không để chúng phát tán ra môi trường.
Hình 9.7. Một số biện pháp xử là chất thải chăn nuôi
Biogas (còn gọi là khí sinh học): Khi chất thải chăn nuôi được chuyển vào trong hầm kín, sau một thời gian thì sinh ra khi sinh học nhờ quá trình lên men vi sinh vật. Khi sinh học được dùng làm nhiên liệu để đun, nấu, chạy máy phát điện,...
Bài tập minh họa
Bài 1.
Chăn nuôi có vai trò như thế nào đối với con người và nền kinh tế? Ở nước ta, có những vật nuôi phổ biến nào, vật nuôi nào đặc trưng cho vùng miền? Chúng được nuôi theo những phương thức nào?
Phương pháp giải:
- Chăn nuôi có vai trò quan trọng đối với con người và nền kinh tế.
- Ở nước ta, những vật nuôi phổ biến là những vật nuôi được nuôi ở hầu khắp các vùng miền, được chia thành hai nhóm chính là gia súc và gia cầm. Vật nuôi đặc trưng cho vùng miền là các giống vật nuôi được hình thành và chăm nuôi nhiều ở một số địa phương; chúng thường có những đặc tính riêng biệt, nổi trội về chất lượng sản phẩm.
- Vật nuôi được nuôi theo hai phương thức là chăn nuôi nông hộ và chăn nuôi trang trại.
Lời giải chi tiết:
- Chăn nuôi có vai trò quan trọng đối với con người và nền kinh tế:
+ Cung cấp thực phẩm.
+ Cung cấp nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu và chế biến.
+ Cung cấp phân bón hữu cơ trong trồng trọt.
+ Cung cấp sức kéo.
+ Làm cảnh, canh giữ nhà.
- Ở nước ta, có những vật nuôi phổ biến như: gia súc (lợn, trâu, bò, dê,…); gia cầm (gà, ngỗng, vịt, ngan,…).
- Vật nuôi đặc trưng cho vùng miền: gà Đông Tảo, lợn cỏ, bò vàng, chó Phú Quốc,…
- Vật nuôi được nuôi theo hai phương thức là chăn nuôi nông hộ và chăn nuôi trang trại.
+ Chăn nuôi nông hộ là phương thức chăn nuôi tại hộ gia đình với số lượng vật nuôi ít.
+ Chăn nuôi trang trại là phương thức chăn nuôi tập trung tại khu vực riêng biệt, xa khu vực dân cư với số lượng vật nuôi lớn.
Bài 2.
Kể tên một loại vật nuôi đặc trưng vùng miền mà em biết và mô tả đặc điểm của loại vật nuôi đó.
Phương pháp giải:
Học sinh lựa chọn một loại vật nuôi đặc trưng vùng miền mà em biết và mô tả đặc điểm của loại vật nuôi đó.
Lời giải chi tiết:
Vật nuôi đặc trưng vùng miền của tỉnh Ninh Thuận địa phương em là cừu Phan Rang.
- Đây là giống cừu có nguồn gốc Phan Rang, Ninh Thuận, có thể coi là giống cừu duy nhất ở Việt Nam hiện nay.
- Giống cừu này được hình thành hơn 100 năm, trải qua những điều kiện khí hậu nắng nóng gần như quanh năm, dưới sự tác động của chọn lọc tự nhiên và nhân tạo, giống cừu Phan Rang đã thích nghi cao với điều kiện sinh thái của Ninh Thuận.
- Lông cừu có giá trị thẩm mĩ cao, được dùng làm khăn choàng cổ, áo lạnh, chăn,…, chủ yếu được xuất khẩu sang các nước châu Âu.
- Ngoài ra thịt cừu là loại thực phẩm đặc sản, có chất lượng cao được chế biến thành những món ăn ngon miệng hợp khẩu vị của nhiều tầng lớp nhân dân.
Luyện tập Bài 9 Công nghệ 7 KNTT
Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:
- Tóm tắt được quy trình trồng rừng bằng cây con.
- Tóm tắt được những công việc chăm sóc cây rừng.
- Đề xuất được những việc nên và không nên làm để bảo vệ rừng.
- Có ý thức trồng, chăm sóc bảo vệ rừng và môi trường sinh thái
3.1. Trắc nghiệm Bài 9 Công nghệ 7 KNTT
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 7 Kết nối tri thức Bài 9 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Cung cấp phương tiện di chuyển, sức kéo.
- B. Cung cấp lương thực, thực phẩm.
- C. Sản xuất vắc-xin.
- D. Tất cả đều đúng.
-
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
- A. Chăn nuôi nông hộ
- B. Chăn nuôi trang trại
- C. Cả A và B
- D. Đáp án khác
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 9 Công nghệ 7 KNTT
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 7 Kết nối tri thức Bài 9 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 40 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT
Khám phá trang 40 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT
Khám phá trang 41 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT
Khám phá trang 42 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT
Kết nối năng lực trang 42 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT
Khám phá trang 43 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT
Kết nối năng lực trang 44 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT
Khám phá trang trang 44 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT
Khám phá trang 45 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT
Kết nối năng lực trang 45 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT
Luyện tập 1 trang 46 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT
Luyện tập 2 trang 46 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT
Luyện tập 3 trang 46 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT
Luyện tập 4 trang 46 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT
Vận dụng trang 46 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải câu 1 trang 25 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải câu 2 trang 25 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải câu 3 trang 25 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải câu 4 trang 26 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải câu 5 trang 26 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải câu 6 trang 26 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải câu 7 trang 27 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải câu 8 trang 27 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải câu 9 trang 27 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải câu 10 trang 27 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải câu 11 trang 27 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải câu 12 trang 28 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải câu 13 trang 28 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải câu 14 trang 28 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải câu 15 trang 29 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải câu 16 trang 29 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải câu 17 trang 29 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT
Hỏi đáp Bài 9 Công nghệ 7 KNTT
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!