OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Công nghệ 7 Kết nối tri thức Bài 6: Dự án trồng rau an toàn


Qua nội dung bài giảng Dự án trồng rau an toàn môn Công nghệ lớp 7 chương trình Kết nối tri thức được HOC247 biên soạn và tổng hợp giúp các em tiến hành xây dựng và thực hành dự án trồng rau an toàn... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nhiệm vụ

- Lập kế hoạch và tính toán chi phi cho một dự án trồng rau an toàn ở quy mô phù hợp.

- Trồng, chăm sóc và thu hoạch rau theo đúng quy trình kĩ thuật trồng rau an toàn.

1.2. Tiến trình thực hiện

a. Lập kế hoạch và tính toán chi phí

Thu thập thông tin Thực hiện thu thập thông tin bằng cách sử dụng internet, sách, báo,... hoặc khảo sát thực tế về các nội dung gợi ý sau:

- Cây giống hoặc hạt giống (chủng loại, giống rau, giá cả, yêu cầu ngoại cảnh,...), chậu nhựa hoặc thùng xốp trồng rau (chủng loại, màu sắc, giá cả,...), dụng cụ trồng và chăm sóc (chủng loại, mục đích sử dụng, giá cả,...), đất hoặc giã thể trồng cây (chủng loại, giá cả,...), phân bón (chủng loại, thành phần, giá cả,...).

- Kĩ thuật gieo trồng và chăm sóc.

Lựa chọn đối tượng, dụng cụ và thiết bị

Từ thông tin thu thập được, lựa chọn loại rau và các dụng cụ, thiết bị cần thiết, phù hợp với sở thích, mùa vụ, điều kiện kinh tế và không gian trồng.

Tính toán chi phí: Dự tính chi phí theo mẫu bảng dưới đây.

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

Cây giống

Cây

?

?

?

2

….

?

?

?

?

Lưu ý. Khuyến khích việc tận dụng các thùng xốp đã qua sử dụng để trồng rau giúp giảm chi phi và bảo vệ môi trường.

b. Chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ

- Cây giống hoặc hạt giống: mua ở các cửa hàng uy tin, nếu là cây giống thì cây phải khoẻ mạnh, không có mầm bệnh; nếu là hạt giống thì bao bi phải còn nguyên vẹn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Xử lí hạt giống trước khi gieo theo hướng dẫn ghi trên bao bì

- Chậu nhựa chuyên dụng hoặc thùng xốp sạch sẽ, không có mầm bệnh. Nếu là thùng xốp, cần dục các lỗ ở bên thanh để thoát nước.

- Đất trồng. Có thể sử dụng đất sạch trồng rau có nguồn gốc tự nhiên hoặc đất trồng rau hữu cơ (có thành phần chính là xơ dừa, vỏ trấu)

- Phân bón. Sử dụng phân bón phù hợp với từng loại rau. Tốt nhất nên sử dụng các loại phân vi sinh

- Dụng cụ trồng và tuới nước: bộ dụng cụ trồng rau, bình tưới nước.

c. Trồng, chăm sóc và thu hoạch rau

Bước 1. Chuẩn bị đất trồng rau. Cho đất trồng vào chậu hoặc thùng xốp, cách miệng khoảng 5 – 7 cm (Hình 6.1a).

Bước 2. Gieo hạt hoặc trồng cây con: Dùng bay tạo những lỗ nhỏ trên bề mặt đất rồi đặt hạt hoặc cây rau giống vào, lấp đất và nén nhẹ sau đó tưới nước cho cây Tuỳ thuộc vào từng loại rau, cần chú ý đảm bảo mật độ và độ nông, sâu phù hợp (Hình 6.1b).

Bước 3. Chăm sóc: Tưới nước hằng ngày cho rau, đặc biệt cần tưới nước thường xuyên hơn vào những ngày nắng nóng. Bón phân định kì với liều lượng theo quy định. Hằng ngày, kiểm tra nhằm phát hiện sau, bệnh và có biện pháp xử lí kịp thời (Hình 6.1c).

Bước 4. Thu hoạch: Tuỳ thuộc vào từng loại rau và nhu cầu sử dụng, có thể thu hoạch toàn bộ một lần hoặc chia thành nhiều lần, thu hoạch bằng tay, bằng dao, bằng kéo,.... Khi thu hoạch cần chú ý tránh làm rau bị dập nát (Hình 6.14).

Hình 6.1. Các bước trong quy trình trồng rau trong chậu/ thùng xốp

d. Báo cáo kết quả dự án

Báo cáo có thể được trình bày dưới nhiều hình thức như sản phẩm thật, video, hình ảnh, poster,....

1.3. Đánh giá

Sản phẩm của dự án có thể được đánh giá theo các tiêu chí sau:

a. Hình thức sản phẩm

Hình thức trình bày mẫu vật tranh ảnh, video....

b. Nội dung sản phẩm

Sự đầy đủ của thông tin thu thập, sự phù hợp của loại rau, dụng cụ, thiết bị... sự chính xác của tỉnh toán chi phi, số lượng, chất lượng sản phẩm,...

d. Trình bày sản phẩm

Khả năng diễn đạt, lập luận, trả lời câu hỏi,...

ADMICRO

Bài tập minh họa

BÁO CÁO DỰ ÁN TRỒNG RAU NGÒ GAI

a. Lập kế hoạch và tính toán chi phí cho dự án

Thu thập thông tin

- Cây giống hoặc hạt giống (chủng loại, giống rau, giá cả, yêu cầu ngoại cảnh,...), chậu nhựa hoặc thùng xốp trồng rau (chủng loại, màu sắc, giả cả,...), dụng cụ trồng và chăm sóc (chủng loại, mục đích sử dụng, giá cả,...), đất hoặc giả thể trồng cây (chủng loại, giá cả,...), phân bón (chủng loại, thành phần, giá cả,...),

- Kĩ thuật gieo trồng và chăm sóc.

Lựa chọn đối tượng, dụng cụ và thiết bị

Từ thông tin thu thập được, lựa chọn loại rau và các dụng cụ, thiết bị cần thiết phù hợp với sở thích, mùa vụ, điều kiện kinh tế và không gian trồng.

Tính toán chi phí

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá (đ)

Thành tiền (đ)

1

Hạt giống ngò gai

Gam

10

25.000

25.000

2

Chậu nhựa chuyên dụng:

Đường kính khoảng 25-30cm

Chiếc

1

10.000

10.000

3

Đất hữu cơ trồng cây đa dụng

dm3

6.5

3.000

19.500

4

Phân trùn quế

Gam

100

15

1.500

5

Phân ure

Gam

100

15

1.500

6

Dụng cụ trồng và tưới nước: Bộ dụng cụ trồng rau, bình tưới nước

Bộ

1

40.000

40.000

Tổng cộng

97.500

b. Chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ 

- Hạt giống: Hạt giống ngò gai.

- Chậu nhựa chuyên dụng: Đường kính khoảng 25 – 30 cm.

- Đất trồng: Đất hữu cơ trồng cây đa dụng.

- Dụng cụ trồng và tưới nước: bộ dụng cụ trồng rau, bình tưới nước.

c. Trồng, chăm sóc và thu hoạch rau

- Bước 1: Chuẩn bị đất trồng ngò gai: Cho đất hữu cơ trồng cây đa dụng vào chậu, cách miệng khoảng 5 cm.

- Bước 2: Gieo hạt ngò gai: Đầu tiên, ngâm hạt giống vào trong nước có nhiệt độ khoảng 300C – 450C trong vòng 10 – 12 giờ. Tiếp theo, vớt ra và đem ủ để hạt được nhú mầm. Cuối cùng đem gieo hạt với mật độ khoảng 5 cm/cây. Khi gieo xong thì tưới cho đất ẩm.

- Bước 3: Chăm sóc cây ngò gai:

+ Tưới nước: Tưới nước bằng vòi phun nhẹ ngày 2 lần để đảm bảo chậu rau luôn đủ ẩm độ, mau ra rễ vào sáng sớm và chiều mát.

+ Bón phân: Luân phiên một tháng bón 2 lần: Một lần bón phân trùn quế vào mặt chậu một lớp 2 cm, một lần bón phân urê với liều lượng một muỗng cà phê nhỏ hòa trong 2 lít nước rồi tưới cho chậu rau ngò gai vào chiều mát để giúp xanh bóng lá.

- Bước 4: Thu hoạch: Sau 2 – 3 tháng khi thấy chậu rau ngò gai cao lên khoảng 15 – 20 cm và có nhiều cây nhỏ xung quanh là có thể cắt lá cây để dùng. Sau mỗi đợt, nhớ bón một đợt phân trùn quế.

d. Đánh giá

Hình thức:

Hình thức trình bày mẫu vật, tranh ảnh, video,…

Nội dung sản phẩm

Sự đầy đủ của thông tin thu thập; sự phù hợp của dụng cụ, thiết bại; sự chính xác của tính toán chi phí; số lượng, chất lượng sản phẩm.

Trình bày sản phẩm

Khả năng diễn đạt, lập luận, trả lời câu hỏi,…

ADMICRO

Luyện tập Bài 6 Công nghệ 7 KNTT

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- Lập được kế hoạch, tính toán được chi phí cho việc trồng một loại rau trong khay hoặc thùng xốp.

- Thực hiện được một số công việc trong quy trình trồng và chăm sóc rau an toàn.

- Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong và sau quá trình thực hành.

3.1. Trắc nghiệm Bài 6 Công nghệ 7 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 7 Kết nối tri thức Bài 6 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 6 Công nghệ 7 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 7 Kết nối tri thức Bài 6 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Báo cáo dự án trang 24 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 6 Công nghệ 7 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF