OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Công nghệ 7 Kết nối tri thức Bài 1: Giới thiệu về trồng trọt


HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung bài giảng Giới thiệu về trồng trọt môn Công nghệ lớp 7 chương trình Kết nối tri thức được HOC247 biên soạn và tổng hợp giúp các em tìm hiểu về: Vai trò, triển vọng của ngành trồng trọt, các nhóm cây trồng, phương thức trồng trọt phổ biến ở nước ta... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vai trò và triển vọng của trồng trọt

a. Vai trò

Trồng trọt có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế và đời sống của con người, cung cấp cho con người các sản phẩm thiết yếu như gạo, ngô, các loại rau, củ, quả,... Bên cạnh đó, trồng trọt còn có vai trò hỗ trợ cho sự phát triển của nhiều ngành nghề quan trọng khác như chăn nuôi, chế biến, xuất khẩu.

Hình 1.1. Vai trò của trồng trọt

b. Triển vọng

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, có các mùa rõ rệt trong năm. Bên cạnh đó, phần lớn diện tích của nước ta là đất trong với địa hình rất đa dạng như đồng bằng, trung du, miền núi, cao nguyên, ven biển,... Đây là những điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau, trong đó có nhiều loại cây trồng có giá trị xuất khẩu, giá trị kinh tế cao.

Ngoài những lợi thế về điều kiện tự nhiên, Việt Nam còn có những lợi thế khác để phát triển trồng trọt như: Việt Nam là một nước có truyền thống nông nghiệp, nhân dân ta cần cù, thông minh và có nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt; nhà nước ta rất quan tầm và có nhiều chính sách hỗ trợ để phát triển trong trọt khoa học công nghệ ngày càng phát triển, nhiều loại thiết bị, công nghệ hiện đại được ứng dụng trong trồng trọt

Trong tương lai, trồng trọt của nước ta sẽ có cơ hội phát triển, cung cấp ngày càng nhiều các sản phẩm chất lượng cao phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần nâng cao vị thế của trồng trọt nói riêng và nông nghiệp nói chung.

1.2. Các nhóm cây trồng phổ biến

Cây trồng rất đa dạng, phong phú. Dựa vào mục đích sử dụng, con người phân chia cây trồng thành nhiều nhóm khác nhau như cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau, cây thuốc, cây gia vị. cây hoa, cây cảnh, cây lấy gỗ,... (Hình 1.2).

HìnH 1.2. Một số nhóm cây trồng phổ biến

1.3. Một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam

a. Trồng trọt ngoài tự nhiên

Đây là phương thức trồng trọt phổ biến và được áp dụng cho hầu hết các loại cây trồng. Theo phương thức này, mọi công việc trong quy trình trồng trọt đều được tiến hành trong điều kiện tự nhiên (Hình 1.3).

Hình 1.3. Trồng ngô ngoài tự nhiên

Phương thức trồng trọt ngoài tự nhiên tiến hành đơn giản, dễ thực hiện, có thể thực hiện trên diện tích lớn. Tuy nhiên, trồng trọt theo phương thức này, cây trồng dễ bị tác động bởi sâu, bệnh hại và các điều kiện bất lợi của thời tiết (như giá rét, hạn hán, bão, lụt,...).

b. Trồng trọt trong nhà có mái che

Đây là phương thức trồng trọt thường được tiến hành ở những nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi (như giá rét, hạn hán, sương muối,....) hoặc áp dụng đối với những cây trồng khó sinh trưởng, phát triển trong điều kiện tự nhiên.

Trồng trọt theo phương thức này, cây ít bị sâu, bệnh, có thể tạo ra năng suất cao, chủ động trong việc chăm sóc có thể sản xuất được rau, quả trắc và an toàn. Tuy nhiên, phương thức này đòi hỏi phải đầu tư lớn và kĩ thuật cao hơn so với trồng trọt ngoài tự nhiên (Hình 1.4).

Hình 1.4. Trồng hoa có mái che

c. Phương thức trồng trọt kết hợp

Đây là phương thức kết hợp giữa phương thức trồng trọt ngoài tự nhiên với phương thức trồng trọt trong nhà có mái che

Đối với một số loại cây rau, cây chè, cây lúa (vụ đông ở miền Bắc), thời kì gieo hạt và thời kì cây con thường được tiến hành trong nhà có mái che, các giai đoạn sau tiến hành trồng ngoài tự nhiên để đảm bảo các điều kiện ngoại cảnh thích hợp cho cây sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao.

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhiều công nghệ mới, hiện đại như tự động tưới nước, bón phân, điều chỉnh nhiệt độ, độ âm, ... (Hình 1.5) đang và sẽ áp dụng rộng rãi trong trồng trọt nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, tạo ra bước đột phá về năng suất chất lượng nông sản, thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững.

Hình 1.5. Nhà trồng cây có hệ thống tưới nước tự động.

1.4. Một số đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao

- Ưu tiên sử dụng các giống cây trồng mới cho năng suất cao, chất lượng tốt và thời gian sinh trưởng ngắn.

- Đất trồng dần được thay thế bằng các loại giá thể hoặc dung dịch dinh dưỡng, giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt hơn.

- Ứng dụng ngày càng nhiều các thiết bị, công nghề hiện đại nhằm chủ động và nâng cao hiệu quả sản xuất, giải phóng sức lao động.

- Người lao động có trình độ cao, quy trình sản xuất khép kín từ khâu nghiên cứu, ứng dụng sản xuất đến tiêu thụ nông sản

1.5. Một số ngành nghề trong trồng trọt

a. Kĩ sư trồng trọt

Kĩ sư trồng trọt là những người làm nhiệm vụ giám sát và quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt, nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật vào trồng trọt nhằm tăng năng suất, chất lượng nông sản, hướng tới phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững, thân thiện với môi trường.

Phẩm chất cần có của kĩ sư trồng trọt là yêu thiên nhiên, yêu thích công việc chăm sóc cây trồng, thích khám phá quy luật sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

b. Kĩ sư bảo vệ thực vật

Kĩ sư bảo vệ thực vật là những người làm nhiệm vụ nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại để bảo vệ cây trồng nhằm giúp trồng trọt đạt hiệu quả cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ gìn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, góp phần phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.

Phẩm chất cần có của kĩ sư bảo vệ thực vật là yêu thiên nhiên, thích nghiên cứu khoa học, thích khám phá quy luật phát sinh, phát triển của côn trùng và các loài sâu, bệnh.

c. Kĩ sư chọn giống cây trồng

Kĩ sư chọn giống cây trồng là những người làm nhiệm vụ bảo tồn và phát triển các giống cây trồng hiện có; nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng mới phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Phẩm chất cần có của kĩ sư chọn giống cây trồng là yêu thích cây trồng, thích nghiên cứu khoa học, cần thận, kiên trì và tỉ mĩ.

Hình 1.6. Một số ngành nghề trong trồng trọt

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1.

Trồng trọt ra đời từ khi nào? Có những phương thức trồng trọt nào? Trồng trọt có vai trò như thế nào đối với đời sống con người? Có những ngành nghề nào trong trồng trọt?

Phương pháp giải:

- Trồng trọt ra đời từ thời nguyên thủy.

- Có ba phương thức trồng trọt 

- Trồng trọt có vai trò cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho con người và hỗ trợ cho sự phát triển của nhiều ngành nghề khác như chăn nuôi, chế biến, xuất khẩu,…

- Có các ngành nghề trong trồng trọt gồm: kĩ sư trồng trọt, kĩ sư bảo vệ thực vật, kĩ sư chọn giống cây trồng.

Lời giải chi tiết:

- Trồng trọt ra đời từ thời nguyên thủy với các hoạt động nông nghiệp sơ khai (từ khoảng 8.000 năm TCN đến 4.000 năm TCN). 

- Có ba phương thức trồng trọt là: trồng trọt tự nhiên, trồng trọt trong nhà có mái che và trồng trọt kết hợp.

- Trồng trọt có vai trò quan trọng đối với đời sống con người:

   + Cung cấp lương thực, thực phẩm. 

   + Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.

   + Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.

   + Cung cấp nông sản để phục vụ cho xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ.

   + Góp phần vào tăng trưởng kinh tế ở địa phương.

   + Tạo ra việc làm, mang lại thu nhập cho người lao động.

   + Đảm bảo an ninh lương thực, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế.

- Các ngành nghề trong trồng trọt là:

   + Kĩ sư trồng trọt là những người làm nhiệm vụ giám sát và quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt; nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trồng trọt.

   + Kĩ sư bảo vệ thực vật là những người làm nhiệm vụ nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại để bảo vệ cây trồng.

   + Kĩ sư chọn giống cây trồng là những người làm nhiệm vụ bảo tồn và phát triển các giống cây trồng hiện có; nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng mới

Bài 2.

Em hãy nghiên cứu nội dung mục I.2 và nêu những lợi thế để phát triển trồng trọt của Việt Nam.

Phương pháp giải:

Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển trồng trọt: điều kiện tự nhiên (khí hậu, đất đai, địa hình), điều kiện kinh tế - xã hội (dân cư và nguồn lao động, tiến bộ khoa học – kĩ thuật, đường lối chính sách và thị trường).

Lời giải chi tiết:

- Điều kiện tự nhiên:

   + Khí hậu: Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, có các mùa rõ rệt trong năm.

   + Đất đai: Phần lớn diện tích của nước ta là đất trồng.

   + Địa hình: Địa hình rất đa dạng như đồng bằng, trung du, cao nguyên, ven biển,…

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

   + Dân cư và nguồn lao động: Dân cư có truyền thống nông nghiệp, nhân dân cần cù, thông minh, có nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt.

   + Đường lối chính sách: Nhà nước quan tâm và có nhiều chính sách hỗ trợ để phát triển trồng trọt.

   + Tiến bộ khoa học – kĩ thuật: Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, nhiều loại thiết bị, công nghệ hiện đại được ứng dụng trong trồng trọt.

   + Thị trường: Thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu không ngừng được mở rộng.

ADMICRO

Luyện tập Bài 1 Công nghệ 7 KNTT

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- Trình bày được vai trò, triển vọng của trồng trọt.

- Kể tên được các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam.

- Nếu được một số phương thức trồng trọt phổ biến.

- Nhận biết được những đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao.

- Trình bày được đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề trong trồng trọt.

- Nhận thức được sở thích và sự phù hợp của bản thân với các ngành nghề trong trồng trọt

3.1. Trắc nghiệm Bài 1 Công nghệ 7 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 7 Kết nối tri thức Bài 1 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 1 Công nghệ 7 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 7 Kết nối tri thức Bài 1 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 6 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá 1 trang 6 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá 2 trang 6 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá trang 7 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá trang 8 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Kết nối năng lực trang 8 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá 1 trang 9 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá 2 trang 9 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá trang 10 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá trang 11 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Kết nối nghề nghiệp trang 11 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 1 trang 11 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 2 trang 11 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 11 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 1 trang 3 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 2 trang 3 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 3 trang 3 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 4 trang 4 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 5 trang 4 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 6 trang 4 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 7 trang 4 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 8 trang 5 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 9 trang 5 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 10 trang 5 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 11 trang 5 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 12 trang 5 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 13 trang 6 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 14 trang 6 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 15 trang 6 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 1 Công nghệ 7 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF