OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Công nghệ 10 Kết nối tri thức Ôn tập chương 2


Qua nội dung bài giảng Ôn tập chương 2 môn Công nghệ lớp 10 chương trình Kết nối tri thức được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh, giúp các em Ôn tập chương 2 Đất trồng... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

Sơ đồ tổng quát giới thiệu chung về đất trồng

 

1.1. Giới thiệu về đất trồng

a. Khái niệm

Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất mà trên đó thực vật có thể sinh sống, phát triển và sản xuất ra sản phẩm. Đất trồng được hình thành từ đã mẹ, dưới tác động của các yếu tố khí hậu, địa hình, sinh vật, thời gian và con người (Hình 3.1).

Hình 3.1. Đất trồng

 

b. thành phần đất trồng

Hình 3.2. Các thành phần cơ bản của đất trồng

Đất trồng gồm: Phần lỏng, phần rắn, phần khí, sinh vật đất

 

c. Tính chất đất trồng

- Keo đất là những hạt đất có kích thước dao động trong khoảng 1 km, không hòa tan mà ở trạng thái lơ lửng trong nước (trạng thái huyền phủ). Keo đất có vai trò quyết định khả năng hấp phụ và nhiều tính chất vật lí, hóa học khác của đất.

- Căn cứ vào thành phần cơ giới, người ta chia đất thành ba loại chính: đất cát (tỉ lệ cát lớn), đất thịt (tỉ lệ các loại hạt cân đối) và đất sét (tỉ lệ sét lớn). Giữa các loại đất này còn có các dạng trung gian như đất cát pha thịt, đất thịt nhẹ.....

- Đất có các phản ứng: Phản ứng chua. phản ứng kiếm, phản ứng trung tính.

 

1.2. Sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất trồng

a. Sử dụng và bảo vệ đất trồng

- Chọn cây trồng phù hợp với từng loại đất

- Kết hợp sử dụng đất và cải tạo đất

- Canh tác bền vững

 

b. Cải tạo đất chua

Đất chua là đất trong dung dịch có nồng độ H+ lớn hơn nồng độ OH-, nhiều Al3+, Fe3+

- Biện pháp cải tạo đất chua:

+ Biện pháp bón với bón với khử chua

+ Biện pháp thuỷ lợi.

+ Biện pháp canh tác.

 

c. Cải tạo đất mặn

- Đất mặn là những loại đất có nồng độ muối hoà tan (NaCl, Na2SO4 CasO4, MgSO4,...) trên 2,56%.

- Biện pháp cải tạo đất mặn

+ Biện pháp bón phân.

+ Biện pháp thuỷ lợi.

+ Biện pháp canh tác.

+ Chế độ làm đất thích hợp.

 

d. Cải tạo đất bạc màu

- Đất xám bạc màu là loại đất có tầng canh tác mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, nghèo chất dinh dưỡng, đất chua, vi sinh vật có ích hoạt động kém.

- Biện pháp cải tạo đất xám bạc màu

+ Biện pháp bón với bón.

+ Biện pháp thuỷ lợi.

+ Biện pháp canh tác.

 

1.3. Giá thể trồng cây

a. Khái niệm

- Giá thể là các vật liệu để trồng cây, có khả năng giữ nước, có độ thoáng tạo môi trường thuận lợi cho sự nảy mầm của hạt, hình thành và phát triển của bộ rễ của cây trồng, giúp cây hấp thụ nước, dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển.

 

b. Giá thể tự nhiên hữu cơ

Giá thể than bùn là loại giá thể được tạo ra từ xác các loại thực vật khác nhau, thủy phân trong điều kiện kị khí.

- Giá thể mùn cưa là loại giá thể tạo ra từ mùn cưa trong quá trình sản xuất và chế biến gỗ.

Giá thể trấu hun là loại giá thể được tạo bởi quả trinh đốt vỏ trấu của hạt thóc trong điều kiện kị khi.

Giả thể xơ dừa là loại giả thể tạo ra từ vỏ dừa (Hình 5.7). Vỏ dừa được làm nhỏ, loại bỏ các chất độc hại với cây trồng và được xử lí với chế phẩm vi sinh vật.

 

c. Giá thể trơ cứng

Giá thể perlite là loại giá thể tạo ra từ lượng đá perlite trong tự nhiên bằng cách xay, nghiền nhỏ và nung ở nhiệt độ cao.

Giá thể gồm là loại giá thể được sản xuất từ đất sét, đất phù sa, một số phụ phẩm nông nghiệp (trấu, lõi ngô,...) bằng cách nghiền, nặn thành viên và nung ở nhiệt độ cao

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1.

Nêu thành phần chính của đất trồng

 

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung bài 3. Giới thiệu về đất trồng mục I. Các thành phần và vai trò cơ bản của đất trồng

 

Lời giải chi tiết:

- Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất mà trên đó thực vật có thể sinh sống, phát triển và sản xuất ra sản phẩm.

Thành phần của đất trồng:

- Phần lỏng: có thành phần chủ yếu là nước. Nước trong đất cung cấp nước cho cây, duy trì độ ẩm đất, là môi trường hòa tan các chất dinh dưỡng để cung cấp cho cây trồng.

- Phần rắn: cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và giúp cây trồng đứng vững, bao gồm chất vô cơ và hữu cơ.

+ Chất vô cơ do đá mẹ bị phá hủy tạo thành, chiếm khoảng 95%, trong đó chứa các chất dinh dưỡng như đạn, lân, kali...

+ Chất hữu cơ do sự phân hủy của xác sinh vật chuyển hóa tạo thành.

- Phần khí: chủ yếu gồm khí oxygen, nitrogen, carbon dioxide, hơi nước và một số khí khác. Khí trong đất có vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp của hệ rễ cây và hoạt động của sinh vật đất.

- Sinh vật đất: có vai trò cải tạo đất, phân giải tàn dư thực vật, động vật; phân giải chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.

ADMICRO

Luyện tập Ôn tập chương 2 Công nghệ 10 KNTT

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- Trình bày được khái niệm, thành phần cơ bản của đất trắng.

- Trình bày được tính chất của đất trồng (tinh chua, tính kiềm và trung tinh của đất).

- Trình bày được đặc điểm của một số loại giá thể trồng cây phổ biến.

 - Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp sử dụng, cải tạo đất chua, đất mặn và đất bạc màu.

3.1. Trắc nghiệm Ôn tập chương 2 Công nghệ 10 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 10 Kết nối tri thức Ôn tập chương 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Ôn tập chương 2 Công nghệ 10 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 10 Kết nối tri thức Ôn tập chương 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải Bài tập 1 trang 40 SGK Công nghệ 10 Kết nối trí thức - KNTT

Giải Bài tập 2 trang 40 SGK Công nghệ 10 Kết nối trí thức - KNTT

Giải Bài tập 3 trang 40 SGK Công nghệ 10 Kết nối trí thức - KNTT

Giải Bài tập 4 trang 40 SGK Công nghệ 10 Kết nối trí thức - KNTT

Giải Bài tập 5 trang 40 SGK Công nghệ 10 Kết nối trí thức - KNTT

Hỏi đáp Ôn tập chương 2 Công nghệ 10 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF