OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 3: Giới thiệu về đất trồng


Qua nội dung bài giảng Giới thiệu về đất trồng môn Công nghệ lớp 10 chương trình Kết nối tri thức được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh, giúp các em tìm hiểu các vấn đề: Khái niệm đất trồng, các yếu tố tác động đến đất trồng,... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm về đất trồng

- Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất mà trên đó thực vật có thể sinh sống, phát triển và sản xuất ra sản phẩm. Đất trồng được hình thành từ đã mẹ, dưới tác động của các yếu tố khí hậu, địa hình, sinh vật, thời gian và con người (Hình 3.1).

Hình 3.1. Đất trồng

 

1.2. Các thành phần và vai trò cơ bản của đất trồng

Hình 3.2. Các thành phần cơ bản của đất trồng

- Phần lỏng: Còn được gọi là dung dịch đất, có thành phần chủ yếu là nước.

- Phần rắn: Là thành phần chủ yếu của đất trong, bao gồm chất vô cơ và hữu cơ.

- Phần khí: Là không khí trong các khe hở của đất, chủ yếu gồm khi oxygen, nitrogen, carbon dioxide, hơi nước và một số loại khí khác.

- Sinh vật đất: Gồm côn trùng, giun, động vật nguyên sinh, các loại tảo và các vị sinh vật.

 

1.3. Keo đất và tính chất của đất

a. Keo đất

* Khái niệm

- Keo đất là những hạt đất có kích thước dao động trong khoảng 1 km, không hòa tan mà ở trạng thái lơ lửng trong nước (trạng thái huyền phủ).

* Cấu tạo

- Keo đất gồm nhân keo (nằm trong cùng) và lớp điện kép (nằm trên bề mặt của nhân keo).

- Lớp điện kép gồm tầng ion quyết định điện nằm sát nhân keo.

- Lớp điện bù gồm tầng ion không di chuyển và ion ở tầng khuếch tán.

Hình 3.3. Sơ đồ cấu tạo keo đất

 

b. Mốt số tính chất của đất trồng

* Thành phần cơ giới của đất

- Phần vô cơ của đất bao gồm các cấp hạt có đường kính khác nhau

- Căn cứ vào thành phần cơ giới, người ta chia đất thành ba loại chính: đất cát (tỉ lệ cát lớn), đất thịt (tỉ lệ các loại hạt cân đối) và đất sét (tỉ lệ sét lớn). Giữa các loại đất này còn có các dạng trung gian như đất cát pha thịt, đất thịt nhẹ.....

* Phản ứng của đất

- Phản ứng chua của đất là do nồng độ H+ trong dung dịch đất lớn hơn nồng độ OH-, đất chua có pH dưới 6,6.

- Phản ứng kiềm của đất là do nồng độ OH- trong dung dịch đất lớn hơn nồng độ H+ đất kiềm có pH trên 7,5.

- Phản ứng trung tính của đất là do nồng độ H+ và OH- trong dung dịch đất cân bằng nhau.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1.

Đất trồng là gì? Đất trồng gồm những thành phần nào? Thế nào là đất chua, đất kiềm, đất trung tính?

 

Hướng dẫn giải:

- Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất mà trên đó thực vật có thể sinh sống, phát triển và sản xuất ra sản phẩm.

- Thành phần của đất trồng: phần lỏng, phần rắn, phần khí, sinh vật đất.

- Đất chua là đất có độ pH <6,6; đất kiềm là đất có pH > 7,5; đất trung tính là đất có PH từ 6,6 đến 7,5.

ADMICRO

Luyện tập Bài 3 Công nghệ 10 KNTT

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- Trình bày được khái niệm, thành phần cơ bản của đất trắng.

- Trình bày được tính chất của đất trồng (tinh chua, tính kiềm và trung tinh của đất).

3.1. Trắc nghiệm Bài 3 Công nghệ 10 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 3 Công nghệ 10 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 19 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Kết nối năng lực trang 19 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá trang 19 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá trang 20 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá trang 21 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 1 trang 22 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 2 trang 22 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 22 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 3 Công nghệ 10 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF