OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 7: Ngành nghề kĩ thuật, công nghệ


Qua nội dung bài giảng Ngành nghề kĩ thuật, công nghệ môn Công nghệ lớp 10 chương trình Kết nối tri thức được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh, giúp các em tìm hiểu về: Đánh giá công nghệ và sản phẩm công nghệ... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái quát về ngành nghề kĩ thuật, công nghệ

- Ngành nghề kĩ thuật, công nghệ là ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. Đây là những ngành nghề hiện hữu trong mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội. Ngành nghề kĩ thuật, công nghệ bao gồm rất nhiều nghề cụ thể khác nhau thuộc các lĩnh vực sản xuất như công nghiệp, nông nghiệp và thuỷ sản...

Ngành nghề kĩ thuật, công nghệ có vai trò quan trọng trong phát triển xã hội; trực tiếp tạo ra của cải, phát triển kinh tế; tạo ra các dịch vụ phục vụ, nâng cao chất lượng cuộc sống đồng thời cũng là nhóm ngành phục vụ nghiên cứu, liên tục cải tiến sản phẩm đem lại cho con người một cuộc sống ngày càng văn minh, hiện đại.

 

1.2. Một số ngành nghề kĩ thuật, công nghệ

a. Nghề thuộc ngành cơ khí

Giới thiệu chung

Cơ khí là nhóm ngành đào tạo tập trung vào việc áp dụng các nguyên lí của toán học và khoa học để thiết kế, phát triển và đánh giá vận hành các hệ thống thiết bị cơ khi được sử dụng trong các hệ thống chế tạo và lắp ráp chuyên dụng. Một số nghề thuộc ngành này như: sửa chữa, cơ khí chế tạo, chế tạo khuôn mẫu, hàn....

 

Yêu cầu và triển vọng phát triển

Người lao động thuộc ngành cơ khí là người trực tiếp tham gia thiết kế, lắp đặt, phân tích, đánh giá, vận hành, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng, đề xuất sáng kiến, ý tưởng giải pháp cải tiến công nghệ, trang thiết.

Để làm việc trong ngành cơ khí, người lao động phải biết sử dụng, vận hành các loại dụng cụ, thiết bị biết đọc bản vẽ, phân tích yêu cầu kĩ thuật, lập quy trình công nghệ và chế tạo, lắp ráp, sửa chữa các loại đồ gá, khuôn mẫu, máy móc, thiết bị, biết phân tích, giải quyết những vấn đề về kĩ thuật chuyên môn; biết sử dụng các phần mềm phục vụ thiết kế, mô phỏng và chế tạo; tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, có óc sáng tạo, tư duy nhanh nhạy....

Đặc điểm và môi trường làm việc của ngành cơ khí đã chọn. nói chung khắc nghiệt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra tai nạn. Vì vậy, người lao động cần có sức khoẻ tốt cẩn thận, kiên trì yêu thích công việc, đam mê máy móc và kĩ thuật, có tinh thần hợp tác tốt, khả năng làm việc theo nhóm và chịu được áp lực công việc cao, có phản ứng nhanh nhạy để xử lí tình huống trong quá trình lao động; tuân thủ tuyệt đối an toàn lao động....

Ngành cơ khí có mặt hầu hết trong tất cả các lĩnh vực từ nhà máy xí nghiệp, gia công máy móc thiết bị, công trình đang thi công cho đến các hoạt động sản xuất và sửa chữa các loại vật dụng gia đình thiết yếu, các phương tiện tham gia giao thông.... Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, công việc dẫn được thay thế bằng máy móc, dây cũng chính là nền tảng để ngành cơ khí không ngừng phát triển.

 

b. Nghề thuộc ngành điện, điện tử và viễn thông

Giới thiệu chung

Điện, điện tử và viễn thông là nhóm ngành đào tạo tập trung vào việc áp dụng các nguyên lí của toán học và khoa học để thiết kế, phát triển và đánh giá vận hành hệ thống điện, điện tử và viễn thông. Một số nghề thuộc ngành này như: kĩ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp; hệ thống điện; vận hành nhà máy điện giờ, điện mặt trời.....

 

Yêu cầu và triển vọng phát triển

Người lao động thuộc ngành điện, điện tử và viễn thông có khả năng thiết kế, xây dựng, vận hành, sử dụng, bảo trì hệ thống điện, điện tử và thiết bị viễn thông. Ngoài ra, họ còn có thể tiếp cận, khai thác các sản phẩm, giải pháp kĩ thuật, công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực điện, điện tử và viễn thông

Để làm việc trong ngành điện, điện tử và viễn thông, người lao động có hiểu biết về các thiết bị điện, biết điều khiển bộ thiết bị lập trình điện tử trong sản xuất công nghiệp; biết thiết kế hệ thống đa phương tiện, phát thanh truyền hình, sử dụng các thiết bị đo kiểm, lắp ráp mạch điện, điện tử; phân tích, giải quyết những vấn đề về kĩ thuật chuyên môn; sử dụng các phần mềm phục vụ thiết kế, mô phỏng; tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn có óc sáng tạo, tư duy nhanh nhạy....

Do đặc điểm và môi trường làm việc của ngành điện, điện tử và viễn thông đôi khi liên tục ở ngoài trời, trên cao nên người lao động cần có sức khoẻ tốt, cần thận, tỉ mỉ, bình tĩnh, phản ứng nhanh nhạy, sáng tạo; tuân thủ tuyệt đối an toàn lao động.....

Sự phát triển của các thiết bị điện, điện tử và hệ thống mạng viễn thông, công nghệ vật liệu điện tử tiên tiến trong các dây chuyền công nghệ và các thiết bị thông minh, hệ thống mạng viễn thông phức tạp mang lại nhu cầu nhân lực ngày càng cao cho ngành điện, điện tử và viễn thông. Nhu cầu nguồn nhân lực ngành điện, điện tử và viễn thông không chỉ phục vụ trong nước mà còn cho xuất khẩu lao động.

 

1.3. Thị trường lao động ngành kĩ thuật, công nghệ

Người lao động thuộc ngành cơ khí có thể làm tại nhiều vị trí việc làm và tại nhiều cơ sở khác nhau gồm các trường học, các viện nghiên cứu; nhà máy sản xuất, công ti, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, kinh doanh.

Người lao động thuộc ngành điện, điện tử và viễn thông có thể làm việc tại trường học, viện nghiên cứu; phòng thí nghiệm, công ti điện lực, bưu chính viễn thông; cơ sở kinh doanh nhà máy sản xuất trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, các đơn vị sản xuất công nghiệp tự động hoá và điện tử hóa.

Xu hướng phát triển của thị trường lao động nghề nghiệp kĩ thuật, công nghệ phụ thuộc vào từng lĩnh vực cụ thể. Số liệu thống kê về thị trường việc làm tính riêng cho giai đoạn 2015 – 2020 cho thấy tổng số lao động là 5,4 triệu người; đến năm 2020, số người tham gia lao động trong lĩnh vực này giảm xuống 3,9 triệu người. Ngược lại, nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thợ lắp ráp, vận hành máy móc thiết bị lại có xu hướng tăng từ 4,6 triệu lao động năm 2015 lên tới 7,1 triệu người năm 2020 (Bảng 7.1).

Trên phương diện khu vực kinh tế, tỉ lệ lao động làm việc trong ngành nghề thuộc công nghiệp chế biến, chế tạo có xu hướng tăng; thấp nhất là 15,9% (năm 2015), cao nhất là 21,1% (năm 2020). Tương tự trong lĩnh vực xây dựng, tỉ lệ lao động có xu hưởng tăng từ 6,2% năm 2015 đến 8,8% trong năm 2020. Số lượng lao động trong lĩnh vực khai khoảng tương đối ổn định, cô xu hướng giảm nhẹ trong những năm gần đây (0,4% năm 2019, 0,3% năm 2020).

Bảng 7.1: Xu hướng việc làm của một số ngành nghề kĩ thuật công nghệ giai đoạn 2015 – 2020.

Niên giám thống kê Việt Nam năm 2020

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1.

Hãy quan sát và cho biết những người làm trong hình 7.1 làm nghề gì và thuộc lĩnh vực nào. Suy nghĩ về bản thân và cho biết em sẽ chọn ngành nghề nào. Hãy giải thích về sự lựa chọn đó.

Hình 7.1

 

Phương pháp giải:

Quan sát hình 7.1, phân tích xác định thuộc nhóm những ngành nghề sửa chữa, lắp ráp ô tô

 

Lời giải chi tiết:

- Hình 7.1 mô tả nghề sửa chữa, lắp ráp ô tô, thuộc ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô.

- Suy nghĩ của bản thân và cho biết em sẽ chọn ngành nghề nào? (học sinh tự chia sẻ)

Gợi ý: Em sẽ chọn ngành điện – điện tử. Lý do: 

- Em là học sinh yêu thích ngành liên quan đến sự logic tỉ mỉ

- Em có người thân làm trong ngành đó

- Em có thể học đại học hoặc tự học để sau được làm nghề

ADMICRO

Luyện tập Bài 7 Công nghệ 10 KNTT

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

Trình bày được yêu cầu và triển vọng, những thông tin chính về thị trường lao động của một số ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ đánh giá được sự phù hợp của bản thân đối với những ngành nghề đó.

3.1. Trắc nghiệm Bài 7 Công nghệ 10 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 7 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 7 Công nghệ 10 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 7 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 39 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá 1 trang 40 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập trang 40 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá 2 trang 40 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập trang 41 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Kết nối năng lực trang 41 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 42 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 7 Công nghệ 10 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF